C ấu tạo giải phẫu thích nghi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 53 - 59)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4. Đặc điểm thích nghi của loài Rau đắng đất

3.4.3. C ấu tạo giải phẫu thích nghi

Cấu tạo giải phẫu lá Rau đắng đất được thể hiện trong hình 3.25 và 3.26.

Hình 3.25. Vi phẫu của lá Rau đắng đất.

Lục lạp phân bố nhiều trong lục mô giậu, lục mô khuyết có khá ít lục lạp. Lục lạp cũng phân bố trong các tế bào bao quanh gân chính. Vòng bao quanh bó mạch của các bó dẫn phụ có lục lạp, đây là cấu trúc Kranz có ở những loài thực vật sống ở những vùng có nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh.

Lá có sắc tố tím thuộc nhóm antoxian có ở biểu bì trên. Sự có mặt của sắc tố antoxian giúp cây có thể tồn tại trong môi trường đất cát ven biển khắc nghiệt vì sắc tố này làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô.

- Gân chính

Hình 3.26. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Rau đắng đất.

1. Lớp cutin trên2.Biểu bì trên3. Lục mô giậu4.Tinh thểcanxi oxalat5. Hậu mô 6.

Gỗ 7. Libe 8. Hậu mô 9, 10. Nhu mô 11. Biểu bì dưới 12. Lớp cutin dưới

Gân chính của lá Rau đắng đất có mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Tế bào biểu bì hình đa giác, kích thước không đều, tế bào biểu bì trên to hơn tế bào biểu bì dưới.

Lớp cutin của lá mỏng, có răng cưa. Dưới lớp biểu bì trên là một lớp lục mô giậu, các tế bào có hình chữ nhật. Bên dưới lớp lục mô và bên trên biểu bì dưới là các tế bào nhu mô hình cầu hay hình trứng to xếp sát nhau có các khoảng gian bào, trong nhu mô có chứa các tinh thể canxi oxalat hình kim. Bó dẫn có libe và gỗ tạo thành vòng cung, gỗ ở trên, libe ở dưới. Dưới libe và trên gỗ có 3 - 4 lớp tế bào hậu mô.

- Phiến lá chính thức

Cấu tạo giải phẫu và độ dày của các lớp mô của lá Rau đắng đất được trình bày ở hình 3.27 và bảng 3.5.

Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu phiến lá Rau đắng đất.

1. Cutin trên 2. Biểu bì trên 3. Khí khổng mặt trên 4. Lục mô giậu 5. Gỗ 6. Libe 7. Vòng bao bó dẫn 8. Vòng lục mô 9. Lục mô khuyết

10. Biểu bì dưói 11. Lớp cutin dưới 12. Khí khổng mặt dưới

Bảng 3.5. Độ dày trung bỡnh (àm) cỏc lớp mụcủa phiến lỏ (hai bờn gõn chớnh) Rau đắng đất (n =10).

LOẠI Mễ ĐỘ DÀY (àm) TỈ LỆ (%)

Cutin trên 7,18 ± 0,55 1,84

Biểu bì trên 35,00 ± 1,65 8,98

Lục mô giậu 243,60 ± 15,41 62,53

Lục mô khuyết 62,30 ± 9,01 15,99

Biểu bì dưới 33,95 ± 4,38 8,72

Cutin dưới 7,525 ± 1,18 1,93

Tổng 382,025 ± 22,29 100

Cấu tạo hai bên gân chính của lá Rau đắng đất được thể hiện ở hình 3.27.Ngoài cùng là lớp cutin dày, cutin mặt trên dày hơn mặt dưới. Tế bào biểu bì hỡnh đa giỏc, kớch thước khụng đều,trung bỡnh 35,00 àm, tế bào biểu bỡ dưới cú kớch thướcgần bằng tế bào biểu bỡ trờn(cú kớch thước trung bỡnh 33,95 àm), trờn biểu bỡ có nhiều khí khổng nằm thấp hơn bề mặt biểu bì. Do cây mọc bò sát mặt đất nên khí khổng mặt trên có mật độ cao hơn khí khổng mặt dưới.

Hình 3.28. Khí khổng mặt trên lá

Rau đắng đất (40x). Hình 3.29. Khí khổng mặt dưới lá Rau đắng đất (40x).

Lục mô giậu gồm 2 - 4 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì, dày trung bỡnh 243,60 àm. Lục mụ khuyết cú hỡnh đa giỏc xếp lộn xộn cú cỏc gian bào nhỏ, đây là nơi trữ nước cho lá. Mỗi bó dẫn phụ được bao bởi vòng tế bào bao

quanh bó dẫncó lạp lục, phía ngoài có vòng lục mô.Rau đắng đất cấu trúc Kranz.

Mỗi bó dẫn phụ được bao bởi vòng tế bào bao quanh bó dẫn có chứa lục lạp.

* Nhận xét:

Khí khổng nằm thấp hơn bề mặt lá và lớp cutin dày nhằm hạn chế sự mất nước do thoát hơi nước.

Các tế bào lục mô có sự phân hóa thành tế bào lục mô giậu và lục mô khuyết.

Lục mô khuyếtcó thể là mô dự trữ nước cho cây, giúp cây có thể sống được ở vùng khô hạn.Rau đắng đất có cấu tạo giải phẫu Kranz, chứng tỏ Rau đắng đất là thực vật C4, vì thế nó có thể quang hợp tốt trong điều kiện khô hạn, ánh sáng mạnh.

Các tinh thể hình kim tập trung thành túi nằm rải rác trong phiến lá và gân lá giúp cho lá cứng hơn.

Lá có sắc tố tím thuộc nhóm antoxian có ở biểu bì. Sự có mặt của sắc tố antoxian giúp cây có thể tồn tại trong môi trường đất cát ven biển khắc nghiệt vì sắc tố này làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô.

3.4.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân - Thân sơ cấp

Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp Rau đắng đất được thể hiện trong hình 3.30 và 3.31.

Hình 3.30. Vi phẫu thân sơ cấp Rau đắng đất.

1. Cutin 2. Khí khổng 3. Biểu bì 4. Nhu mô vỏ 5. Trụ bì 6. Libe 7. Gỗ

8. Nhu mô tủy Hình 3.31. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp Rau đắng đất.

Thân sơ cấp của Rau đắng đất có tiết diện lồi lõm. Tế bào biểu bì hình đa giác, kích thước không đều. Lớp cutin dày, có răng cưa. Trên biểu bì có nhiều lỗ khí. Hậu mô kém phát triển, có 1-2 lớp tế bào gần giống nhu mô vỏ.Nhu mô vỏ gồm 5-8 lớp tế bào hình tròn hoặc gần tròn, không đều nhau, sắp xếp lộn xộn chừa những khoảng gian bào nhỏ và có các tế bào bên trong chứa tinh thể hình kim . Nội bì gồm 1 lớp tế bào có vách dày bằng cellulose, hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến, kích thước không đều, bên trong có chứa tinh bột. Trụ bì gồm 2 - 3 lớp tế bào hình đa giác, không đều, hóa cương mô tạo thành vòng liên tục hay gián đoạn.Các bó libe - gỗ tạo thành vòng liên tục.Tia tuỷ hẹp, gồm 1 - 2 dãy tế bào.Nhu mô tủy to, hình bầu dục hay hình tròn, sắp xếp chừa những khoảng gian bào nhỏ.

- Thân thứ cấp

Hình 3.32. Vi phẫu thân thứ cấp Rau đắng đất.

Hình 3.33. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Rau đắng đất.

1. Chu bì2. Nhu mô vỏ sơ cấp 3. Cương mô4. Libe II 5. Vùng tượng tầng 6.

Gỗ II 7. Tinh thểcanxi oxalat8. Nhu mô tủy9. Tia tủy

Tiết diện thân Rau đắng đất gần tròn. Chu bì hình thành gián đoạn tạo ra các bì khổng lớn là nơi trao đổi khí ở thân cây. Ngoài cùng là 1 lớptế bào biểu bì được cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Bên trong là tầng bần và lục bì từ 5-7 lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau. Nhu mô vỏ sơ cấp gồm 4-6 lớp tế bào hình đa giác, không đều nhau, sắp xếpchừa những khoảng gian bào nhỏ.Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác, không đều, hóa cương mô tạo thành vòng liên tục hay gián đoạn.Các bó libe xếp thành từng dãy, các dãy libe cách nhau bởi các tế bào nhu mô.Gỗ phân bố vòng liên tục, mạch gỗ có kích thước khá lớn.Nhu mô tủy to, hình bầu dục hay hình tròn, sắp xếp chừa những khoảng gian bào nhỏ. Rải rác trong nhu mô vỏ và nhu mô tủy có tế bào chứa các tinh thể canxi oxalat hình kim.

* Nhận xét:

Sống trong môi trường khô hạn, ánh sáng mạnh, nhiều gió, thân cây Rau đắng đất có trụ bì sớm hóa cương mô và các tinh thể hình kim phân bố rải rác trong thân để đảm bảo sự vững chắc của thân.

Thân có mạch gỗ xếp thành vòng liên tục, nhiều mạch gỗ có kích thước lớn giúp cho cây vững chắc và có thể vận chuyển nước và muối khoáng được nhanh nhất, tốt nhất.Tầng bần dày để bảo vệ cây trước ảnh hưởng của gió và đất cát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)