Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 88 - 93)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.9. Đặc điểm thích nghi của loài Rau muống biển

3.9.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Cấu tạo lá của Rau muống biển được thể hiện ở hình 3.66 và 3.67.

Hình 3.66. Vi phẫu lá Rau muống biển.

Thịt lá Rau muống biển có lục mô giậu phân bố ở mặt trên và mặt dưới lá và phân bố rất ít trong lục mô khuyết. Lục lạp không có trong gân chính và vòng bao bó dẫnở các gân con.

- Gân chính

Hình 3.67. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Rau muống biển.

1. Biểu bì trên2. Hậu mô trên3. Túi tiết 4. Gỗ 5. Libe ngoài 6. Nhu mô 7. Hậu mô dưới 8. Biểu bì dưới

Cấu tạo gân chính lá Rau muống biển có mặt trên hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu bì trên và biểu bì dưới có một lớp tế bào xếp đều đặn mang lông tiết ngắn, đa bào. Lớp cutin có hình răng cưa.

Dưới biểu bì trên là hậu mô phiến có 5 - 6 lớp tế bào đa giác, hậu mô góc ở trên biểu bì dưới có 4-5 lớp tế bào đa giác có vách mỏng hơn hậu mô trên. Nhu mô gồm những tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, vách hơi uốn lượn, kích thước không đều.Rải rác trong nhu mô có các túi tiết. Bó libe-gỗ chồng chất kép xếp thành hình vòng cung, gồm những đám libe xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ.

- Phiến lá chính thức

Cấu tạo phiến lá chính thức và độ dày của các mô được thể hiện ở hình 3.68 và bảng 3.10.

Hình 3.68. Cấu tạo giải phẫu phiến lá chính thức lá Rau muống biển.

1.Lớp cutin trên 2. Biểu bì trên 3. Lông tiết trên 4. Lục mô giậu trên 5. Bó dẫn 6. Lớpcutin dưới 7. Biểu bì dưới 8. Lông tiết dưới 9.

Lục mô khuyết 10. Lục mô giậu dưới

Bảng 3.10. Độ dày trung bỡnh (àm) cỏc lớp mụ của phiến lỏ Rau muống biển (n = 10).

LOẠI Mễ ĐỘ DÀY (àm) TỈ LỆ (%)

Cutin trên 5,6 ± 1,11 0,6

Biểu bì trên 28,35 ± 5,07 3,02

Lục mô giậu trên 161,00 ± 36,19 17,16

Lục mô khuyết 438,2 ± 108,85 46,72

Lục mô giậu dưới 273,7 ± 68,14 29,18

Biểu bì dưới 26,95 ± 4,06 2,87

Cutin dưới 4,2 ± 1,22 0,45

Tổng 938,00± 151,25 100

Biểu bì trên và biểu bì dưới tế bào xếp đều đặn, tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới, trên bề mặt biểu bì có các lông tiết ngắn, đầu đa bàovà có khí khổng thấp hơn bề mặt biểu bì. Do lá nằm gần sát mặt đất và hơi khép lại nên mặt trên của lá có nhiều biểu bì hơn mặt dưới. Phủ mặt ngoài biểu bì là lớp cutin có răng cưa.

Hình 3.69. Phân bố khí khổng mặt trên lá Rau muống biển (10x).

Hình 3.70. Phân bố khí khổng mặt dưới lá Rau muống biển (10x).

Dưới biểu bì trên và trên biểu bì dưới là 3-7 lớp lục mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật, lục mô giậu trên có các tế bào nhỏ hơn, xếp sát nhau hơn các tế bào của lục mô giậu dưới. Ở giữa thịt lá là lục mô khuyết gồm các tế bào hình tròn hoặc gần tròn kích thước to, dự trữ nước, có khoảng gian bào nhỏ. Nhiều tinh thể canxi

oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong các lục mô. Bó dẫn phụ có gỗ nằm trên, libe nằm dưới, được bao quanh bởi vòng bao bó dẫnkhông chứa lục lạp.

* Nhận xét:

Lá Rau muống biển có rất nhiều lông tiết muối ở cả hai mặt lá, làm nhiệm vụ bài tiết muối thừado Rau muống biển sống trên vùng đất cát ven bờ biển, nơi có nhiều hơi nước biển.

Biểu bì có cutin dày để giảm bớt sự thoát hơi nước, bảo vệ lá trước ánh nắng mặt trời. Lá có lớp lục mô khuyết dự trữ nước cho cây trong điều kiện khô hạn.

Lục mô phát triển ở lá là đặc điểm có lợi giúp cây tăng cường khả năng quang hợp.

Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai phân bố nhiều trong thịt lá làm tăng độ cứng cho lá.

3.9.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân - Thân sơ cấp

Cấu tạo thân sơ cấp của Rau muống biển được thể hiện ở hình 3.71 và 3.72.

Hình 3.71. Vi phẫu thân sơ cấp Rau muống biển

Hình 3.72. Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp Rau muống biển 1. Cutin2. Biểu bì 3. Hậu mô 4,5. Túi tiết6. Tinh thể canxi oxalat 7. Khí

khổng 8. Nhu mô 9. Trụ bì 10. Libe ngoài 11. Vùng tượng tầng 12. Gỗ13. Libe trong14. Nhu mô tủy Thân sơ cấp Rau muống biển có tiết diện hơi có hình bầu dục, gồm có:

- Biểu bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn, mang lỗ khí và ít lông tiết ngắn, đa bào. Lớp cutin có răng cưa.

- Dưới biểu bì là 8 - 10 lớp tế bào hậu mô góc.

- Nhu mô vỏ 3-5 lớp tế bào hình cầu hay bầu dục, kích thước không đều.

- Trung trụ có 3 - 4 lớp tế bào sớm hóa cương mô.

- Bó dẫn chồng chất kép gồm libe ngoài xếp thành vòng gần liên tục, gỗ nằm phía trong libe không liên tục, phía dưới gỗ là libe trong xếp thành đám.

- Nhu mô tủy là tế bào hình tròn, kích thước không đều, xếp chừa những khuyết nhỏ. Trong nhu mô vỏ và nhu mô tủy có nhiều tế bào tiết, túi tiết và tinh thể canxi oxalat hình cầu gai.

* Nhận xét:

Thân Rau muống biển là thân bò có trụ bì hóa cương mô sớm, có hậu mô khá phát triển tạo thành vòng liên tục và các tinh thể canxi oxalat hình cầu gai đảm bảo độ cứng cho thân.

Sống trong điều kiện gần biển nên thường chịu hơi nước biển có lượng muối cao nên Rau muống biển có các lông tiết muối thừa để thích nghi với điều kiện môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)