Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.7. Đặc điểm thích nghi của loài Kiết thảo thắt
3.7.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi
Cấu tạo lá của Kiết thảo thắt được thể hiện ở hình 3.51 và 3.52.
Hình 3.51. Vi phẫu của lá Kiết thảo thắt.
Trong thịt lá Kiết thảo thắt có nhiều lục lạp. Lục lạp có nhiều trong lục mô giậu tạo thành một lớp đậm, lục mô khuyết có ít lục lạp hơn lục mô giậu nhưng cũng khá nhiều. Lục lạp phân bố tại các tế bào xung quanh bó dẫn chính và các gân con.Lá có sắc tố tím thuộc nhóm antoxian có ởbiểu bì trên và biểu bì dưới, chủ yếu tập trung ở biểu bì trên, nhờ đó cây có thể tồn tại trong môi trường đất cát ven biển khắc nghiệt vì sắc tố này làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô.
- Gân chính
Hình 3.52. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Kiết thảo thắt.
1. Lông đa bào 2. Lớp cutin trên3. Biểu bì trên4. Hậu mô góc trên 5. Tinh thể canxi oxalat 6. Lục mô giậu 7. Nhu mô8. Libe9. Gỗ 10. Cương mô11. Hậu mô góc dưới 12. Biểu bì dưới13. Lớpcutin dưới
Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Kiết thảo thắt có mặt trên lồi và mặt dưới có vài u lồi. Cả hai mặt được bao phủ bởi lớp lông che chở đa bào, mặt dưới nhiều lông hơn mặt trên.Tế bào biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật hay hình tròn, phía bên ngoài là lớp cutin có hình răng cưa tròn. Các tế bào biểu bì trên uốn lượn tạo góc lồi và có kích thước to hơn tế bào biểu bì mặt dưới.
Hậu mô góc có 3-5 lớp tế bào hình đa giác ở mặt trên và 6 - 7 lớp tế bào ở mặt dưới bị đè bẹp bởi cương mô. Lục mô giậu ở hai bên gân chính phân bố đến gần giữa và gián đoạn bởi cương mô bao bó dẫn.Lớp cương mô dày bao quanh bó dẫn thành một vòng gián đoạn bởi các tế bào nhu mô ngăn các bó dẫn.
Bên ngoài lớp cương mô là là 3 - 4 lớp tế bào nhu mô. Giữa gân chính là các tế bào nhu hình cầu vách hóa gỗ. Có 3 - 5 bó dẫn ở gân giữa gồm libe ở ngoài và gỗ ở trong. Ngăn cách giữa các bó dẫn là 2 - 4 lớp tế bào nhu mô có vách mỏng, hình cầu hay đa giác.
- Phiến lá chính thức
Cấu tạo của phiến lá chính thức và độ dày các mô của lá Kiết thảo thắt thể hiện ở hình 3.53 và bảng 3.8.
Hình 3.53. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Kiết thảo thắt.
1. Lông che chở2. Khí khổng 3. Lớp cutin trên4. Biểu bì trên 5. Lục mô giậu 6. Tinh thể canxi oxalat hình que7. Vòng bao bó dẫn 8. Gỗ
9. Libe10. Tinh thể canxi oxalathình thoi11. Cương mô 12. Lục mô khuyết13. Khí khổng 14. Biểu bì dưới
Độ dày của các mô của phiến lá như sau:
Bảng 3.8. Độ dày trung bỡnh (àm) cỏc lớp mụ của phiến lỏ Kiết thảo thắt (n = 10).
LOẠI Mễ ĐỘ DÀY (àm) TỈ LỆ (%)
Cutin trên 3,675 ± 0,55 2,08
Biểu bì trên 18,9 ± 3,38 10,71
Lục mô giậu 85,05 ± 15,04 48,19
Lục mô khuyết 56,35 ± 23,42 31,93
Biểu bì dưới 11,2 ± 2,21 6,35
Cutin dưới 1,3125 ± 0,46 0,74
Tổng 176,4875 ± 22,59 100
Ngoài cùng là một lớp tế bào biểu bì có hình bầu dục hay đa giác có kích thước không đều nhau,tế bào biểu bì trên có kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới.
Biểu bì dưới có các tế bào hơi nhô ra, có nhiều lông che chở đa bào và một ít lông tiết đa bào có gốc phình to. Mặt trên và dưới đều có khí khổng thấp hơn biểu bì.
Bên ngoài biểu bì là lớp cutin có hình răng cưa. Lớp cutin mặt trên khá dày và lông đa bào có chức năng chống nóng, giảm sự thoát hơi nước và bảo vệ lá trong điều kiện nắng nóng ở khu vực đất cát ven biển.
Hình 3.54. Lông che chở và lông tiết trên bề mặt lá Kiết thảo thắt.
1. Lông che chở2. Lông tiết
Thịt lá phân hóa thành lục mô giậu và lục mô khuyết.Lục mô giậu có 2-3 lớp, có kích thước dày hơn lục mô khuyết, gồm tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, vuông góc với biểu bì, bên trong một số tế bào có tinh thể hình que và tinh thể hình
thoi. Có 2-5 lớp tế bào lục mô khuyết hình cầu hoặc bầu dục, có khoảng gian bào ít và các tinh thể hình thoi.Các bó dẫn của gân phụ có gỗ ở trên và libe ở dưới được bao bởi vòng tế bào bao quanh bó dẫnkhông có lục lạp, hai phía của bó dẫn có cương mô hoặc chỉ có ở phía mặt trên có cương mô tập trung thành đám.
* Nhận xét:
Sống trong điều kiện đất cát vùng ven biến, nơi có gió mạnh, khô và nóng, loài Kiết thảo thắt hình thành các đặc điểm thích nghi về hình thái và cấu tạo giải phẫu lá:
- Lá nhỏ, có lông đa bào để giảm sự thoát hơi nước;
- Biểu bì có cutin dày giúp phản chiếu bớt ánh sáng;
- Hậu mô, tinh thể canxi oxalat và vòng cương mô dày bao quanh gân chính làm tăng sự chống đỡ cơ học cho lá.
3.7.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân - Thân sơ cấp
Cấu tạo than sơ cấp của Kiết thảo thắt được thể hiện ở hình 3.55 và 3.56.
Hình 3.55. Vi phẫu thân sơ cấp Kiết thảo thắt.
Hình 3.56. Cấu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp Kiết thảo thắt.
1. Lông che chở2. Lông tiết3. Lớp cutin trên4. Biểu bì trên 5. Tinh thể canxi oxalat6. Nhu mô7. Khí khổng8. Nội bì 9. Cương mô (trụ bì) 10. Libe I11. Gỗ I 12. Nhu mô gỗ I
13. Tia tủy14. Nhu mô tủy
Thân Kiết thảo thắt có vi phẫu gần tròn.Thân sơ cấp có nhiều lông che chở và lông tiết. Ngoài cùng là lớp cutin bao bên ngoài biểu bì.Biểu bì gồm 1 lớp, là các tế bào hình đa giáccó kích thước nhỏ gần bằng nhau, xếp khít nhau. Các khí khổng nằm rải rác trên biểu bì.
Bên trong là nhu mô vỏ dày 3-5 lớp tế bào hình tròn hoặc gần tròn, có khoảng gian bào. Bên trong một số tế bào nhu mô có các tinh thể nhằm làm tăng độ cứng chắc cho thân.
Nội bì gồm 1 lớp tế bào đa giác, hơi dẹp, bao quanh cương mô. Trụ bì sớm hoá cương mô gồm 3-6 lớp tế bào đa giác xếp khítnhau. Cương mô không liên tục mà xếp thành cụm ở trên mỗi bó dẫn.
Bó dẫn không liên tục, bị chia cắt bởi các tia tủy gồm 2-5 dãy tế bào hình trứng có vách hóa gỗ, mỗi bó dẫn có libe nằm ngoài, gỗ nằm trong.
Ở giữa tiết diện thân là nhu mô tủy chứa hạt tinh bột và tinh thể hình que.
* Nhận xét:
Sống trong điều kiện đất cát vùng ven biến, nơi có gió mạnh, khô và nóng, thân của loài Kiết thảo thắt hình thành các đặc điểm thích nghi về hình thái và cấu tạo giải phẫu:
- Thân có lông đa bào để giảm sự thoát hơi nước;
- Tinh thể canxi oxalat và vòng cương mô dày bao quanh gân chính làm tăng sự chống đỡ cơ học cho lá.