Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 81 - 86)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.8. Đặc điểm thích nghi của loài Bòng bòng

3.8.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

Cấu tạo lá của Bòng bòng được thể hiện ở hình 3.58. và 3.59

Hình 3.58. Vi phẫu của lá Bòng bòng

Bòng bòng có sự phân bố lục lạp ở lá khá đều đặn ở cả hai mặt lá, như vậy thịt lá chỉ có lục mô giậu, lục mô giậu trên đồng đều, các tế bào xếp sát nhau hơn lục mô giậu dưới. Lục lạp không có gân chính và các bó dẫn cũng không có lục lạp.

- Gân chính

Hình 3.59. Cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Bòng bòng.

1. Lông che chở2. Lớp cutin trên3. Biểu bì trên4. Hậu mô trên

5. Lục mô giậu 6. Nhu mô7. Ống nhưạ mủ8. Hậu mô 9. Gỗ 10. Libe 11. Hậu mô dưới 12. Biểu bì dưới13. Lớpcutin dưới14. Lông che chở

Gân chính lá Bòng bòng lồi ở cả hai mặt, mặt dưới lồi to hơn mặt trên. Biểu bì trên và biểu bì dưới có 1 lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào, bên ngoài có phủ một lớp cutin. Mặt trên ít lông bao phủ hơn mặt dưới.

Dưới lớp biểu bì trên là 4-7 lớp tế bào hậu mô góc và trên biểu bì dưới cũng có 4-5 lớp tế bào hậu mô góc. Phía trong hậu mô là các lớp tế bào nhu mô hình cầu, vách mỏng, kích thước không bằng nhau, chứa tinh bột. Có nhiều ống nhựa mủ trong nhu mô. Bó dẫn hình vòng cung gồm gỗ ở trên và libe ở dưới. Bao quanh bó dẫn là 3 – 4 lớp tế bào hậu mô xếp không liên tục

- Phiến lá chính thức

Cấu tạo của phiến lá chính thức và độ dày của các mô láBòng bòng được trình bày ở hình 3.60 và bảng 3.9.

Hình 3.60. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của lá Bòng bòng.

1. Lông che chở2. Lớp cutin trên3. Khí khổng 4. Biểu bì trên 5. Lục mô giậu 6. Vòng bao bó dẫn 7. Gỗ8. Libe

9. Tinh thể canxi oxalat 10. Biểu bì dưới11. Cutin dưới12. Lông che chở

Bảng 3.9. Độ dày trung bỡnh (àm) cỏc lớp mụ của phiến lỏ Bũng bũng (n = 10).

LOẠI Mễ ĐỘ DÀY (àm) TỈ LỆ (%)

Cutin trên 23,28 ± 8,57 2,02

Biểu bì trên 74,73 ± 22,7 6,49

Lục mô giậu 978,25 ± 171,56 84,99

Biểu bì dưới 61,25 ± 16,33 5,32

Cutin dưới 13,48 ± 2,58 1,17

Tổng 1150.975 ± 198,94 100

Qua hình 3.60 và bảng 3.9 cho thấy biểu bì trên và biểu bì dưới có 1 lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên có kích thước to hơn biểu bì dưới. Bao bên ngoài biểu bì là lớp cutin dày, rải rác có khí khổng thấp hơn biểu bì và nhiều lông che chở đa bào. Mặt dưới lá có nhiều lông và khí khổng hơn mặt trên.

Thịt lá không phân hóa, chỉ có lục mô giậu, lục mô giậu ở mặt trên gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật dài xếp khít nhau, có nhiều lục lạp; mặt dưới là 7- 8 lớp tế bào lục mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật vách uốn lượn, xếp hơi xiên, có khoảng gian bào nhỏ. Trong lục mô giậu có một số tinh thể canxi oxalat hình cầu gai nằm rải rác.

Bó dẫn gồm có libe dưới và gỗ ở trên. Vòng tế bào bao bó dẫn không có lục lạp.

* Nhận xét:

Tế bào biểu bì có lớp cutin dày, có lông đa bào, khí khổng nằm thấp hơn bề mặt lá giúp bảo vệ lá, phản chiếu ánh nắng gay gắt và hạn chế sự thoát hơi nước.

Thịt lá chỉ có lục mô giậu giúp cho lá quang hợp tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh.

Rải rác có các tinh thể canxi oxalat hình cầu gai giúp tăng độ cứng cho lá.

3.8.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân - Thân sơ cấp:

Cấu tạo thân sơ cấp của Bòng bòng được thể hiện ở hình 3.61 và 3.62.

Hình 3.61. Vi phẫu thân sơ cấp Bòng bòng.

Hình 3.62. Một phần lát cắt ngang thân sơ cấp Bòng bòng.

1. Biểu bì 2. Nhu mô 3. Tinh thểcanxi oxalat4. Trụ bì 5. Libe ngoài 6. Vùng tượng tầng 7. Gỗ 8. Libe trong 9. Nhu mô tủy Thân sơ cấp Bòng bòng có tiết diện bầu dục, đi từ ngoài vào trong gồm:

-Lớp tế bào biểu bì được phủ lớp cutin dày, biểu bì hình thành nhiều lông che chở đa bào và có khí khổng.

- Vỏ sơ cấp gồm 5 - 7 lớp tế bàohậu mô góc, kế tiếp là các tế bào nhu mô vỏ nằm bên trong có hình cầu hay hình trứng kích thước to chứa nhiều hạt tinh bột dự trữ và nội bì gồm một lớp tế bào hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến gần giống với tế

bào nhu mô vỏ. Trong nhu mô vỏ có các tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, tế bào chứa các ống nhựa mủ.

- Trung trụ của thân sơ cấp gồm trụ bì phát triển gồm 7- 8 lớp tế bào, các tế bào xếp thành từng đám nhỏ. Bó dẫn gồm gồm gỗ xếp thành vòng liên tục. Có libe ngoài và libe trong xếp thành từng cụm. Nhu mô tủy cũng có các ống nhựa mủ, tinh thể canxi oxalat hình cầu gai.

- Thân thứ cấp

Cấu tạo thân thứ cấp của Bòng bòng được thể hiện ở hình 3.63 và 3.64.

Hình 3.63. Vi phẫu thân thứ cấp Bòng bòng.

Hình 3.64. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp Bòng bòng.

1. Chu bì2. Vỏ sơ cấp 3. Ống nhựa mủ4. Libe II 5. Vùng tượng tầng 6. Gỗ II 7. Tia tủy thứ cấp 8. Mạch gỗ

Thân Bòng bòng thứ cấp có hình bầu dục đến tròn, có vỏ thứ cấp rất dày.

- Vỏ thứ cấp gồm ngoài cùng là lớp chu bì với các tế bào hình chữ nhật xếp khít với nhau, tạo thành nhiều lớp. Bên trong là vỏ sơ cấp và libe II với các tế bào hình đa giác xếp sát nhau, có nhiều ống nhựa mủ và có nhiều hạt tinh bột.

- Gỗ II phát triển, lấn áp gỗ I, không còn nhu mô tủy. Các tế bào nhu mô vách hóa gỗ gần như toàn bộ. Tia tủy thứ cấp hẹp, có 1-2 dãy tế bào kéo dài theo hướng bán kính.

* Nhận xét:

Cấu trúc thân sơ cấp có hậu mô, vòng cương mô và tinh thể canxi oxalat hình cầu gai giúp cây đứng vững trong điều kiện gió mạnh. Thân có lớp lông đa bào bao phủ hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời.

Cấu trúc thân thứ cấp có trung trụ chỉ là gỗ II, các tế bào nhu mô có vách hóa gỗ, làm tăng tính cứng rắn cho cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)