Đánh giá thử nghiệp thực tế tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng ma trận kỹ năng nghề đánh giá chất lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn nhật bản (Trang 65 - 71)

4. Kết cấu của luận văn:

4.3.Đánh giá thử nghiệp thực tế tại doanh nghiệp

Công cụ đã được ứng dụng thử nghiệm tại công ty Infodation, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm của Hà Lan có địa chỉ tại số 9 đường Hồng Lĩnh Thành Phố Nha Trang, số lượng nhân viên là 30 người.

Định kỳ áp dụng ma trận mục tiêu là 3 tháng, mỗi mục tiêu là phát triển kỹ năng CNTT cho nhân viên để hoàn thành các dự án phần mềm được giao. Công cụ đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý kỹ năng CNTT của nhân viên, định hướng mục tiêu phát triển kỹ năng cho từng nhân viên, đánh giá hiệu quả năng lực kỹ năng nhân viên thông qua ma trận khoảng cách.

Kết quả điều tra thông qua phiếu lấy ý kiến

Tác giả đã thu được 30 phiếu phản hồi từ lãnh đạo và nhân viên của công ty Infodation. Kết quả như sau:

Kết quả câu 1: Bạn có thích dùng trang Web quản lý kỹ năng hay không?

Bảng Kết quả điều tra Bạn có thích dùng trang Web quản lý kỹ năng hay không?

Trả lời Rất thích Thích Bình thường Không thích

Số nhân viên 10 13 4 3

Tỷ lệ % 33,34 43,33 13,33 10

Kết quả câu 2: Nêu lý do mà bạn thấy phương pháp phương pháp quản lý kỹ năng đáp ứng?

Bảng Kết quả điều tra Nêu lý do mà bạn thấy phương pháp phương pháp quản lý kỹ năng đáp ứng?

Trả lời Định hướng phát triển kỹ năng nhân viên

Phương pháp mới lạ Cập nhật kỹ năng nghề thuận tiện Các nguyên nhân khác Số nhân viên 8 7 12 3 Tỷ lệ % 26,67 23,33 40 10

Kết quả câu 3: Bạn tự đánh giá khả năng ứng dụng tốt cho công ty đạt ở mức độ nào?

Bảng Kết quả điều tra Bạn tự đánh giá khả năng ứng dụng tốt cho công ty đạt ở mức độ nào?

Trả lời Tốt Khá Trung bình Kém

Số nhân viên 20 6 4 0

Kết quả câu 4: Trong quá trình ứng dụng công cụ Web quản lý kỹ năng, bạn

thích nhất điều gì? Điều gì bạn chưa hài lòng?

Điều thích: Đạt hiệu quả cao trong quản lý kỹ năng nghề của nhân viên, bố trí nhân viên làm việc tại các vị trí phù hợp với kỹ năng nghề nhân viên, nhân viên thuận lợi trong quá trình theo dõi công việc và phát triển kỹ năng nghề theo mục tiêu.

Điều chưa thích: Một số nhân viên ban đầu chưa thích nghi với phương pháp mới.

Kết quả câu 5: Một số nhân viên muốn công cụ có thêm nhiều tính năng nữa, đáp ứng

ngày càng nhiều hơn nhu cầu của công tác quản trị nhân sự.

Kết chương 4

Việc ứng dụng công cụ web tại công ty Infodation đã bước đầu đạt được những thành công ban đầu, được sự đồng thuận của lãnh đạo và nhân viên công ty.

KẾT LUẬN

Luận văn tốt nghiệp của tác giả với đề tài: “Xây dựng ma trận kỹ năng nghề đánh giá chất lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn Nhật Bản” đã cơ bản hoàn thành. Luận Văn đã thực hiện được các nội dung sau:

1. Nghiên cứu lý thuyết về bài toán quản lý nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cụ thể là quản lý kỹ năng.

2. Tìm hiểu những khái niệm, những yếu tố cơ bản của ma trận kỹ năng, chuẩn kỹ năng nghề, phân loại chuyên môn.

3. Tìm hiểu các bộ chuẩn kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT trên thế giới. 4. Vận dụng và xây dựng ma trận kỹ năng nghề mục tiêu, ma trận khoảng cách trong lĩnh vực CNTT theo ý kiến chủ quan của tác giả. Đồng thời tác giả cũng đã tiến hành phân tích và xây dựng một công cụ ứng dụng cho phương pháp trên nền Web.

5. Thử nghiệm áp dụng cho một công ty cụ thể trong việc quản lý kỹ năng nghề, xây dựng chuẩn kỹ năng nghề và đánh giá chất lượng kỹ năng nghề cho nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá và phiếu điều tra phản hồi của của tập thể nhân viên công ty sau thời gian triển khai.

Các kết quả chính đạt được trong luận văn: Các ưu điểm về mặt nghiệp vụ như sau: Về mặt lý thuyết:

1. Luận văn tổng hợp những khái niệm cơ bản, những đặc điểm về ma trận kỹ năng nghề, chuẩn kỹ năng nghề, ma trận kỹ năng nghề mục tiêu. Trên cơ sở đó phân tích các ưu nhược điểm của phương pháp trong xu hướng của thời đại hiện nay.

2. Chuẩn hóa công tác quản lý kỹ năng theo bộ chuẩn ITSS của Nhật Bản, tạo khả năng thuận lợi để áp dụng chuẩn này, qua đó nâng cao khả năng hợp tác giữa các bên.

Về mặt triển khai thực tế:

Xây dựng cá ma trận kỹ năng nghề và ma trận khoảng cách giúp tin học hóa qui trình tiêu chẩn kỹ năng nghề theo chuẩn của Nhật Bản cho các doanh nghiệp CNTT

3. Đã tiến hành phân tích thiết kế và xây dựng một ứng dụng trên nền web giúp đánh giá chất lượng nhân sự tiến hành áp dụng thử nghiệm tại một công ty cụ thể. Lấy các ý kiến phản hồi của công ty trong việc đánh giá kỹ năng nghề của nhân viên.

Đánh giá ứng dụng

Các ưu điểm của ứng dụng:

- Mô phỏng được cấu trúc của ITSS.

- Cung cấp các công cụ hỗ trợ, thống kê, báo cáo trực quan cho nhà quản lý. - Giao diện của chương trình Web thân thiện với người sử dụng.

Các nhược điểm:

- Chỉ thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các bài học thu được khi thực hiện luận văn: Các hiệu quả của việc áp dụng:

1. Giảm sự lãng phí trong việc bố trí nhân sự: phát hiện những sự không phù hợp tại các vị trí, nhờ vào KPI và các cấp độ thành thạo kỹ năng.

2. Giảm thời gian và nâng cao độ hiệu quả của công tác lập kế hoạch phát triển nhân lực: nhờ sự hỗ trợ của các công cụ thống kê, giám sát, báo cáo cung cấp cho nhà quản lý các thông tin để phân tích và đánh giá tình hình tốt hơn.

3. Giảm chi phí trong khâu đào tạo: với việc thống kê và phân loại kỹ năng, doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo ít hơn về số lượng nhưng lại hiệu quả hơn về chất lượng.

4. Tránh thiệt hại khi thiếu hụt nhân lực: nhờ sự giúp đỡ của các công cụ, doanh nghiệp sẽ nhận biết được nguy cơ thiếu hụt nhân lực và tổ chức tuyển dụng, đào tạo bổ sung một cách kịp thời.

5. Với việc chuẩn hóa quy trình quản lý kỹ năng, doanh nghiệp tạo được niềm tin với khách hàng, do đó mang lại thêm lợi nhuận trong kinh doanh.

6. Giảm bớt chi phí khi cần hợp tác giữa các doanh nghiệp nếu như cùng ứng dụng một bộ chuẩn.

Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài:

1. Việc áp dụng ma trận kỹ năng là rất mới ở Việt Nam.

2. Rất ít các công ty ở Việt Nam áp dụng ma trận kỹ năng nghề vào quản trị nhân sự.

3. Nguồn tài liệu ít và khó tìm thấy trên các trang mạng Việt Nam.

4. Việc xây dựng công cụ gặp rất nhiều khó khăn trong phân tích thiết kế và lập trình để thể hiện chính xác theo ý tưởng.

Hướng giải quyết:

1. Đề xuất một phương pháp hữu hiệu cho việc quản lý kỹ năng nghề hiện còn đang yếu kém tại đa số các công ty Việt Nam.

2. Hướng các công ty xây dựng các chuẩn kỹ năng phù hợp với trình độ thế giới, góp phần hiệu quả cho công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.

3. Với nhân viên cần có định hướng phát triển kỹ năng nghề cá nhân, nâng cao trình độ để bắt kịp với sự phát triển của tri thức. Đáp ứng cho các công việc ngày càng phức tạp.

4. Lãnh đạo công ty cần xây dựng phương pháp quản trị nhân sự mới để cập nhật kỹ năng của nhân viên một cách thường xuyên. Có thể quy định thời gian cho một chiến lược phát triển để đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG KẾT

Vấn đề quản lý kỹ năng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang trở thành một nhu cầu ngày càng nóng bỏng của thị trường. Dựa vào các yếu tố đó, luận văn đã đề xuất ra một giải pháp cho bài toán quản lý và đánh giá chất lượng nhân sự dựa trên kỹ năng nghề, đồng thời xây dựng một công cụ để thử nghiệm triển khai giải pháp.

Do thời gian thực hiện có hạn nên giải pháp còn có những điểm hạn chế, tuy nhiên cũng đã chỉ ra được một hướng đi cho vấn đề này, dựa trên sự kết hợp của chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin ITSS và ma trận kỹ năng. Với tính khả thi của bộ chuẩn ITSS và mối quan hệ hợp tác Việt – Nhật trong ngành công nghệ thông tin, hướng đi này có tiềm năng lớn nếu như được phát triển hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Việt Hải. “Giá trị nghiệp vụ của quản trị công nghệ thông tin”. 2005 2. TS. Hà Văn Hội. “Quản trị nguồn nhân lực”. Nhà xuất bản Bưu điện, 2006

3. http://www.saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/Quantrithaydoivakhunghoang/12572.saga 4. http://www.hanhchinh.com.vn

Tiếng Anh

5. Microsoft. “IT Occupation Taxonomy v.3.0” .2003.

Website: http://mis.aug.edu/IDTRoot/documents/ITOccupationsTaxonomy.pdf 6. Instep. “How to prepare a skills matrix”.

7. Bobby Cameron, Michael Rasmussen, Laurie M. Orlov. “IT-governance”. 2006 8. Information Technology Promotion Agency. “Skill Standards for IT

Professionals 3.0”. 2009. Website: http://www.ipa.go.jp 9. www.yourhrworld.com [online]

10. Wikipedia. http://en.wikipedia.org/wiki/Skills_management [online]

11. www.corporate-eye.com/blog/2009/01/two-companies-ahead-of-the-corporate- governance-curve/ [online]

Phụ lục : Phiếu phản hồi của lãnh đạo và nhân viên infodation sau 3 tháng sử dụng Web quản lý và đánh giá kỹ năng

Hãy đánh dấu vào ô trống để chọn

Câu hỏi 1. Bạn có thích dùng trang Web quản lý kỹ năng hay không?

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Câu hỏi 2. Nêu lý do mà bạn thấy phương pháp phương pháp quản lý kỹ năng đáp

ứng?

Định hướng phát triển kỹ năng nhân viên Phương pháp mới lạ Cập nhật kỹ năng nghề thuận tiện Các nguyên nhân khác

Câu hỏi 3. Bạn tự đánh giá khả năng ứng dụng tốt cho công ty đạt ở mức độ nào?

Tốt Khá Trung bình Kém

Câu hỏi 4. Trong quá trình ứng dụng công cụ Web quản lý kỹ năng, bạn thích nhất

điều gì? Điều gì bạn chưa hài lòng? (điền vào chỗ trống)

Điều thích : ---

---

Điều chưa thích: ---

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 5. Các ý kiến khác của bạn: ---

---

--- Xin cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

Một phần của tài liệu Xây dựng ma trận kỹ năng nghề đánh giá chất lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn nhật bản (Trang 65 - 71)