Nguyên liệu da cá Tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ làm sạch tạp chất phi collagen trong qui trình sản xuất collagen từ da cá trasử dụng kiềm NaOH và nước ấm (Trang 29 - 31)

Trong quy trình sản xuất cá Tra fillet đông lạnh xuất khẩu, lượng phế phẩm, phụ phẩm chiếm trên dưới 70% nguyên liệu, được bán với giá rất rẻ. Ước tính 700.000 tấn cá Tra sẽ loại ra được 100.000 tấn mỡ và khoảng 50.00070.000 tấn phế liệu da và xương. Như vậy, có thể nói rằng nguồn nguyên liệu da cá rất dồi dào. Kết quả cho thấy Collagen từ da cá Tra đạt những tiêu chuẩn không thua kém từ các nguồn nguyên liệu khác. [23]

Hiện nước ta có khoảng 168 doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, cá basa. Các doanh nghiệp này có khả năng tiêu thụ khoảng 4.000 tấn nguyên liệu/ngày. Với tỷ lệ này, hằng ngày các nhà máy chế biến thủy sản thải ra môi trường một lượng rất lớn phụ phế phẩm gồm đầu, xương, mỡ, da cá,…Theo ước tính của VASEP (2006), nếu sản lượng cá Tra nguyên liệu đạt 1 triệu tấn trong năm 2008, thì các nhà máy chế biến thủy sản sẽ phải loại bỏ hơn 600.000 tấn phế phẩm cá Tra. Do đó, việc gia tăng giá trị sử dụng nguồn phế liệu này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của nguyên liệu, tăng thu nhập cho nhà sản xuất và giảm tác động xấu đến môi trường, chi phí xử lý chất thải. [34]

Da cá là một trong những loại nguyên liệu còn lại chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 4,8 đến 5,1% tùy thuộc vào hình thức nuôi và kích cỡ cá khi thu hoạch. Nếu như mỗi ngày các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm cá Tra ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 4.000 tấn nguyên liệu thì cũng đồng nghĩa với việc họ loại ra khoảng 192 đến 204 tấn da cá Tra. Cho đến nay, hình thức xử lý lượng da cá Tra này mới chỉ dừng lại ở việc một phần rất nhỏ đem chế biến thành thực phẩm như bánh phồng, da cá tẩm gia vị, một phần nhỏ lẻ khác sản xuất Gelatin, còn hầu hết phần lớn lượng da cá này được xuất khẩu đông lạnh với giá thành rất rẻ.

Thành phần hóa học của da cá nói chung thường bao gồm khoảng 60-70% là nước, một ít chất vô cơ, còn lại là protein và chất béo. Protein của da cá chủ yếu là Collagen, elastin, keratin, rutin, globulin, và albulmin. [9]

Như vậy việc nghiên cứu sản xuất Collagen từ da cá Tra là rất cần thiết, nó không những mang lại kết quả kinh doanh tốt mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc

phất triển công nghệ, tận dụng một cách hiệu quả những phế liệu của cá Tra, cá basa gia tăng giá trị cho toàn ngành thủy sản đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ làm sạch tạp chất phi collagen trong qui trình sản xuất collagen từ da cá trasử dụng kiềm NaOH và nước ấm (Trang 29 - 31)