Lãnh đạo cần làm gì để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

6.3 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc

6.4.3. Lãnh đạo cần làm gì để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc

Làm cho nhân viên tin rằng việc đánh giá thực hiện công việc là công bằng và khuyến khích họ chủ động, tích cực tham gia vào trong quá trình đánh giá.

Định kỳ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Nếu nhân viên làm tốt, các nhận xét, đánh giá về việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc, ngược lại, nếu họ làm chưa tốt, họ cũng có cơ hội tìm hiểu về các khiếm khuyết và tự hoàn thiện.

Quan tâm đối với nhân viên và hiểu biết công việc của nhân viên. Giữa lãnh đạo và nhân viên cần có sự nhất trí về những yêu cầu, trách nhiệm, tiêu chuẩn trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Khi nhân viên thực hiện công việc chưa tốt, lãnh đạo cần hướng dẫn cụ thể cho nhân viên biết cách thức sửa chữa những khuyết điểm trong thực hiện công việc.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với chỉ tiêu đăng ký cá nhân.

Nêu ra được nhân viên làm tốt, các nhận xét về đánh giá việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc. Nếu họ làm chưa tốt, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về các thiếu sót của họ và họ sửa chữa để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cán bộ nhân sự cần thể hiện họ là người hiểu biết, quan tâm đến công việc của nhân viên được đánh giá. Giữa giám thị và nhân viên cần có sự nhất trí về những trách nhiệm chính cần thực hiện trong công việc.

Cán bộ nhân sự cần phối hợp với nhân viên, đề nghị họ cũng tham gia vào việc hoạch định công việc, làm cơ sở cho việc đánh giá tốt hơn, nhằm loại trừ những sửa đổi trong việc đánh giá.

b. Đào tạo, huấn luyện cán bộ nhân sự trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Nhằm loại bỏ những lỗi lầm thường mắc phải trong đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, cần đào tạo huấn luyện cán bộ nhân sự làm công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.

Căn cứ vào việc xếp loại, đánh giá theo các tiêu thức khác nhau, người hướng dẫn sẽ giải thích các lỗi mà người đánh giá vừa mắc phải. Sau đó người hướng dẫn sẽ chỉ ra cách đánh giá chung và có minh họa thêm về những sai lầm của người đánh giá vừa thực hiện.

Trong quá trình đánh giá cần chú ý nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến mức độ chính xác của việc đánh giá thực hiện công việc như: Tỷ lệ thuyên chuyển, tiền lương trung bình trong đơn vị, các áp lực khác từ bên ngoài. Do đó việc đào tạo người đánh giá có hiệu quả, cần chú ý đến những vấn đề thực tế cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá thực hiện công việc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Mục đích, vai trò của hoạt động đánh giá thực hiện công việc?

Các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện công việc?

Các yêu cầu đối với hệ thống đánh giá thực hiện công việc?

Trình bày quy trình đánh giá thực hiện công việc?

Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc?

Mô tả bạn có thể thực hiện cuộc phỏng vấn đánh giá như thế nào?

Kết quả đánh giá thực hiện công việc ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác như thế nào?

Những lỗi thường mắc khi đánh giá thực hiện công việc?

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá thực hiện công việc?

Bài tập tình huống:

Nhóm bốn người bạn thân: Ngọc, Lâm, Thuận, Tiến đều tốt nghiệp đại học, đã đi làm được hai năm và vẫn còn giữ được thói quen từ thời sinh viên là tụ tập, vui chơi ở nhà Tiến vào ngày nghỉ. Lúc này họ đang bàn tán về chuyện khen thưởng thi đua cuối năm ở nơi mà họ đang công tác. Ngọc, công tác tại phòng kế hoạch của Bưu điện tỉnh nói:

- Theo mình, đánh giá thi đua chỉ là hình thức. Sếp của mình đánh giá tất cả mọi nhân viên trong phòng đều tốt cả. Ngoại trừ một bà có con nhỏ, suốt ngày thấy con ốm, mẹ nghỉ, không đảm bảo ngày công, bị loại C còn lại ai cũng được loại A tất. Thực tế, trong phòng chỉ có một số người tích cực, làm việc có hiệu quả: Những người khác thì chỉ đủng đỉnh, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về thôi.

Lâm công tác tại Công ty Viễn thông:

- Với mình, mọi thứ đều đơn giản. Sếp của mình rất thích văn nghệ và các phong trào thể thao. Là hạt nhân văn nghệ của công ty, lại thường xuyên chơi quần vợt với sếp, nên bao giờ mình cũng được đánh giá tốt. Hồi cuối năm, chúng mình có đợt giảm biên chế. Mình lẽ ra phải bị nằm trong danh sách những người bị cho nghỉ đầu tiên. Chỉ vì có tài văn nghệ mà mình thoát đấy.

102

Tiến công tác tại Công ty Thông tin di động mỉm cười nói:

- Lâm may thật đấy. Chúc mừng nhé. Ở chỗ mình thì toàn chỉ có các sĩ quan thi đua thôi, chẳng bao giờ có chiến sĩ thi đua cả. Tất cả các sếp đều đạt chiến sĩ thi đua cả, thưởng loại A, còn nhân viên, dù tích cực mấy, cũng chỉ đạt lao động giỏi và chỉ được thưởng loại B thôi.

Thuận, trưởng phòng kinh doanh của công ty thiết bị nói:

- Ở công ty mình có tất cả hơn 200 nhân viên. Cuối năm ban giám đốc họp bàn tự quyết định vấn đề khen thưởng. Mỗi người được khen thưởng tuỳ theo hiệu quả thực hiện công việc trong năm và được nhận một bao thư riêng. Không ai được biết người khác lãnh bao nhiêu. Nếu ai thấy có điều gì không thoả đáng phải đến gặp trực tiếp giám đốc trình bày. Không ai được bàn tán, thắc mắc, gây chia rẽ nội bộ.

Anh (chị) hãy phân tích ưu, nhược điểm và ảnh hưởng của cách đánh giá thi đua ở bốn đơn vị nói trên?

Nếu là lãnh đạo doanh nghiệp, anh (chị) sẽ chọn cho mình cách đánh giá thi đua như thế nào?

11. Tình huống đánh giá thực hiện công việc tại công ty Điện tử Quốc tế.

Công ty Điện tử Quốc tế là một nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. Công ty thiết kế và sản xuất sản phẩm ở Bắc Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu và ở các nước phát triển, chủ yếu là Đông Nam Á. Có mặt ở 27 nước, Bộ phận nhân sự dự kiến phát triển một công cụ đánh giá thực hiện công việc và có thể sử dụng ở tất cả các quốc gia cho tất cả các loại nhân viên như chuyên gia, quản lý, kỹ thuật, phục vụ, , công nhân lắp ráp. Bộ phận nhân sự cho rằng cần phải dịch công cụ đánh giá ra các ngôn ngữ khác nhau, dùng một công cụ đánh giá duy nhất để có thể so sánh kết quả đánh giá. Với lý do này, cũng như sự đơn giản trong quản lý, Công ty đã quyết định sử dụng thang đo có trọng số dịch ra 23 thứ tiếng để sử dụng ở các công ty tại 27 quốc gia.

Bạn có bình luận gì về quyết định của công ty?

Mặc dù bạn không thể thuyết phục giám đốc nhân sự sử dụng phương pháp khác, nhưng bạn đã dự thảo hướng dẫn thực hiện 1 quy trình mới. Bạn có thể tư vấn gì cho các nhà quản lý và giám sát của toàn công ty?

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)