Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 129 - 132)

8.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÙ LAO LAO ĐỘNG

8.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động

Tiền lương và tiền công là phần thù lao cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong thù lao lao động. Do vậy, khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động cũng chính là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương, tiền công của người lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động, nhưng có thể chia làm bốn nhóm sau: Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài; yếu tố thuộc về tổ chức; yếu tố thuộc về công việc; yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.

8.1.3.1. Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài - Thị trường lao động

Tình hình cung cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức tiền lương/tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có trình độ. Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp.

Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức/doanh nghiệp đang cư trú Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán

Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh cũng cần được lưu tâm xem xét khi xác định mức tiền lương vì tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.

- Các tổ chức công đoàn

Công đoàn là một tổ chức có thế lực mạnh mà các cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương; các mức chênh lệch về tiền lương; các hình thức trả lương… Nếu doanh nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra rất dễ giành được thắng lợi.

- Luật pháp và các quy định của Chính phủ

Các điều khoản về tiền lương, tiền công và các phúc lợi được quy định trong Bộ luật Lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương.

- Tình trạng của nền kinh tế

Tình trạng của nền kinh tế đang suy thoái hay tăng trưởng nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có khuynh hướng hạ thấp hoặc tăng lương cho người lao động. Bởi vì, trong điều kiện kinh tế suy thoái nguồn cung về lao động tăng lên, còn trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra và cầu về lao động lại tăng lên.

8.1.3.2. Yếu tố thuộc về tổ chức

Tổ chức/doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào Doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không

Lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của tổ chức. Các tổ chức kinh doanh thành công thường có khuynh hướng trả lương cao hơn mức lương trung bình của thị trường lao động bên ngoài và ngược lại.

Quy mô của doanh nghiệp

Trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp

Quan điểm, triết lý của tổ chức trong việc trả lương: Tổ chức đặt mức lương cao, thấp hay theo các mức lương trên thị trường.

128

Một số công ty muốn đứng đầu trong việc trả lương cao hơn công ty khác. Các công ty này muốn thu hút nhân tài, bởi vì họ cho rằng trả lương cao hơn các tổ chức khác sẽ thu hút được nhân lực với chất lượng cao. Trả lương cao cũng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, năng suất lao động tăng và vì thế chi phí lao động của một đơn vị sản phẩm sẽ giảm.

Một số công ty khác lại áp dụng mức lương thịnh hành trên thị trường, nghĩa là mức lương trung bình mà hầu hết các công ty khác đang trả cho người lao động. Vì họ cho rằng với mức lương đó vẫn thu hút được người lao động có trình độ lành nghề phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời vẫn duy trì được vị thế cạnh tranh của công ty bằng cách không nâng giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Có công ty lại áp dụng chính sách trả lương thấp hơn mức lương hiện hành trên thị trường bởi vì: hoặc là tổ chức đang gặp khó khăn về tài chính; hoặc là ngoài tiền lương người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp khác. Nhưng các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trả lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm được chi phí, ngược lại công ty sẽ tốn kém hơn bởi vì người lao động làm việc không có năng suất và những người lao động giỏi sẽ rời bỏ công ty.

8.1.3.3. Yếu tố thuộc về công việc

Công việc là một yếu tố chính có ảnh hưởng quyết định đến thù lao lao động. Khi xác định mức lương, các công ty rất chú trọng đến giá trị thực của từng công việc cụ thể. Các đặc trưng chung nhất cần được phân tích và đánh giá đối với mỗi công việc gồm: Kỹ năng, trách nhiệm, sự cố gắng và điều kiện làm việc.

a. Kỹ năng

Mức độ phức tạp của công việc; yêu cầu kỹ năng lao động trí óc và lao động chân tay Yêu cầu về kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết cho công việc

Khả năng ra quyết định, đánh giá

Sự khéo léo tay chân, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt… công việc đòi hỏi Khả năng quản lý, khả năng hội nhập mà công việc đòi hỏi

b. Trách nhiệm

Công việc đòi hỏi trách nhiệm với các vấn đề sau đây:

Tiền, tài sản, sự cam kết trung thành…

Ra quyết định

Giám sát công việc của người khác hoặc của người dưới quyền Kết quả tài chính

Quan hệ với cộng đồng, với khách hàng và với các đối tượng khác bên trong và bên ngoài tổ chức

Vật tư, trang thiết bị, tài sản, máy móc thiết bị Ra quyết định về các chính sách của doanh nghiệp Thông tin có độ tin cậy cao

Mức độ phụ thuộc và độ chính xác, chất lượng của công việc.

c. Sự cố gắng

- Yêu cầu về thể lực và trí lực

Sự căng thẳng của công việc

Quan tâm đến những điều cụ thể, chi tiết

Những mối quan tâm khác được yêu cầu khi thực hiện công việc.

d. Điều kiện làm việc

Các điều kiện của công việc như ánh sáng; tiếng ồn; độ rung chuyển; nồng độ bụi…

Độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

8.1.3.4. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả lương. Mức tiền lương, tiền công tùy thuộc vào sự hoàn thành công việc của người lao động, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành, tiềm năng.

Sự hoàn thành công việc: Người lao động giỏi, có thành tích xuất sắc, năng suất cao thường được trả lương cao hơn.

Thâm niên công tác: Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng thường được nhận mức lương cao hơn.

Kinh nghiệm: Hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới dựa vào yếu tố này để tuyển chọn và xem xét mức thù lao. Tuy nhiên không phải mọi kinh nghiệm đều là những kinh nghiệm hay. Do vậy, khi xem xét yếu tố kinh nghiệm cần phải thận trọng.

Thành viên trung thành: Thành viên trung thành có nghĩa là người đó làm việc lâu năm hơn những người khác trong tổ chức, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn và thăng trầm của tổ chức. Khi xác định mức thù lao cần xem xét yếu tố này.

Tiềm năng: Nhiều công ty tại Mỹ nhất là tại Nhật rất chú trọng tới tiềm năng. Họ là những người chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có khả năng làm được những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được. Ví dụ các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi có thể được trả lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành các nhà quản trị giỏi trong tương lai.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)