NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 190 - 193)

CHƯƠNG 10: QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI

10.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

10.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

10.1.1. Một số khái niệm

Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.

An toàn lao động: Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.

Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất.

Yếu tố có hại trong sản xuất: Là yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất.

Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.

Bảo hộ lao động: Là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động.

Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.

Chấn thương: Là chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương.

Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động.

10.1.2. Mục tiêu của công tác an toàn và sức khoẻ

Mục tiêu của công tác an toàn và sức khoẻ cho người lao động tại doanh nghiệp là:

bảo đảm cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất.

10.1.3. Vai trò của người lao động và người sử dụng lao động về an toàn và sức khoẻ

a. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.

188

Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh.

Xây dựng nội quy, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở y tế của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

Người sử dụng lao động có quyền:

Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.

b. Người lao động

Người lao động có nghĩa vụ:

Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cấp phát các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Người lao động có quyền:

Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

CÁC YẾU TỐ NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHOẺ VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG

10.2.1. Các yếu tố nguy hại đến sức khoẻ

Yếu tố có hại trong sản xuất là các yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. Ví dụ như do tác động của một số yếu tố trong môi trường sản xuất có thể gây cho người lao động mắc bệnh về thị lực, bệnh về hô hấp, tim mạch… Ngoài ra còn dẫn tới sự rối loạn về một số chức năng sinh lý. Những nguyên nhân chính đó là do ảnh hưởng tác động của các yếu tố vật lý, sinh học, các chất từ trường, phóng xạ, các hóa chất và những căng thẳng nghề nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng nguy hại đến sức khoẻ chính là ý thức của người lao động đối với điều kiện an toàn và sức khoẻ.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của người lao động trong công việc đó là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề an toàn và sức khoẻ.

Công đoàn của tổ chức cũng có vai trò quan trọng trong công tác an toàn và sức khoẻ của tổ chức. Thỏa ước lao động tập thể cũng có ảnh hưởng tới chủ sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ.

Mục tiêu và nhiệm vụ của các nhà quản lý cũng có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và sức khoẻ trong tổ chức.

Yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng đến quá trình an toàn và sức khoẻ đó là những điều kiện kinh tế. Có sự hiểu biết rõ ràng đầy đủ về mối hiểm họa đó mà vẫn không cải thiện được tình hình. Điều đó là do không có kinh phí.

10.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp, có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân chính:

a. Nhóm nguyên nhân khách quan do công nghệ, thiết bị máy móc (hay còn gọi là các dạng tai nạn lao động), gồm:

Tai nạn lao động do điện giật

Tai nạn lao động do ngã từ trên cao xuống

Tai nạn lao động do sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực Tai nạn lao động do sụt lở, sập hầm lò

Do vi phạm an toàn lao động

Tai nạn lao động do các phương tiện vận tải

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: sập đổ công trình xây dựng gây chết người.

b. Nhóm nguyên nhân chủ quan do con người, bao gồm: người lao động vi phạm quy chế an toàn, vệ sinh lao động

Không thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động Nguyên nhân rủi ro gây ra

Có thể kết luận rằng, nguyên nhân chính gây nên tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động làm chết người nói riêng là do người lao động vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là do trang thiết bị tồi, kém chất lượng, công tác sửa chữa bảo dưỡng tồi, có các hóa chất và khí ga độc hại, cũng như là công việc quá sức, cường độ làm việc quá cao, quá ồn ào, bụi bặm và thiếu ánh sáng.

10.2.3. Hậu quả của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

190

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 190 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)