Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi cho người lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 163 - 167)

8.4. CÁC PHÚC LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

8.4.3. Xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi cho người lao động

Các mục tiêu của chương trình phúc lợi cần phải gắn kết, hoà hợp với các chính sách quản lý nguồn nhân lực. Bởi vậy, mục tiêu của tổ chức trong việc đề ra phúc lợi phải là:

Duy trì và nâng cao năng suất lao động

Thực hiện chức năng xã hội của chúng đối với người lao động

Đáp ứng đòi hỏi của đại diện người lao động và nâng cao vai trò điều tiết của Chính phủ.

- Duy trì mức sống vật chất và tinh thần của người lao động.

8.4.3.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình phúc lợi

- Chương trình đó phải vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho người quản lý. Chi phí cho phúc lợi phải đưa đến kết quả là tăng năng suất lao động, chất lượng phục vụ, sự trung

thành hơn của người lao động và tinh thần của họ được nâng cao hơn, giảm sự mâu thuẫn giữa người lao động và tổ chức. Hai loại phúc lợi (nghỉ phép được trả tiền và trợ cấp ốm đau) là tương đối có ý nghĩa đối với phục hồi sức khoẻ và tinh thần của người lao động.

Chương trình đó phải có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, nếu người lao động không hiểu được quyền hưởng phúc lợi trợ cấp ốm đau cũng có thể làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh vì họ không nỗ lực hết mình.

Chi phí của chương trình phải nằm trong khả năng thanh toán của tổ chức.

Chương trình phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện một cách công bằng và vô tư với tất cả mọi người.

Chương trình phải được người lao động tham gia và ủng hộ. Các phúc lợi như là vui chơi, giải trí, thể thao có thể do người lao động tổ chức trong thời gian nhàn rỗi của họ.

8.4.3.3. Các bước xây dựng chương trình phúc lợi

Chương trình nhằm cung cấp tối đa lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Khi xác định tổ hợp phúc lợi biên tối ưu, cần lưu ý các bước sau:

Bước 1: Thu thập các dữ liệu về giá cả chủ yếu của tất cả các mặt hàng và dịch vụ có liên quan.

Bước 2: Đánh giá xem cần có bao nhiêu tiền thì có thể thực hiện được tất cả các loại phúc lợi trong kỳ tới.

Bước 3: Đánh giá bằng điểm từng loại phúc lợi và dịch vụ theo các yếu tố như: yêu cầu của luật pháp, nhu cầu và sự lựa chọn của công nhân viên, và sự lựa chọn của tổ chức.

Bước 4: Đưa ra quyết định về phương án tối ưu kết hợp giữa các loại phúc lợi và dịch vụ khác nhau.

Các bước trên phải thực hiện mang tính logic, khách quan, có kế hoạch và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và xã hội.

8.4.3.4. Quản lý chương trình phúc lợi

Chương trình phúc lợi là điều kiện để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi, nên tổ chức cần phải quản lý tốt để tìm ra những vướng mắc không đáng có, giải quyết kịp thời nhằm thu được kết quả tốt. Hơn nữa, chi phí cho chương trình không phải nhỏ mà ngày càng có xu hướng tăng tỷ trọng trong tổng chi phí thù lao. Do đó, tổ chức cần phải theo dõi, hạch toán một cách sát sao để chi phí cho chương trình nằm trong khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Việc quản lý chương trình phúc lợi cần lưu ý tới các khía cạnh sau:

Tiến hành nghiên cứu chương trình phúc lợi của các tổ chức khác trong và ngoài ngành để tham khảo (thường nghiên cứu cùng với nghiên cứu tiền công, tiền lương).

Nghiên cứu sở thích và sự lựa chọn của công nhân viên: việc nghiên cứu này có thể tiến hành thông qua hủy bỏ, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu trong tổ chức.

Tiến hành xây dựng các quy chế phúc lợi một cách rõ ràng công khai bao gồm: các quy định, điều khoản, điều kiện để thực hiện từng loại phúc lợi và dịch vụ, thông tin thường xuyên và giải thích cho người lao động hiểu tránh tình trạng người lao động có những đòi hỏi quá mức và không hợp lý.

Tiến hành theo dõi và hạch toán chi phí một cách thường xuyên. Chỉ tiêu dùng để hạch toán phải dựa trên những nhân tố có thể đo được những thu nhập của công nhân hoặc thời

162

gian phục vụ trong tổ chức của họ như: chi phí phúc lợi so với doanh thu/năm; chi phí phúc lợi tổng quĩ lương, chi phí phúc lợi trên 1 giờ làm việc…

- Phải quản lý thông tin thông suốt: Duy trì việc trao đổi thông tin giữa người lao động và người sử dụng cung cấp với lợi ích mà các bên thu được từ chương trình; đánh giá những mặt được và chưa được để điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Đồng thời, giải thích những thắc mắc phát sinh từ phía người lao động giảm những chi phí xung đột không đáng có.

Khi thực hiện chương trình phúc lợi, phòng (ban) quản trị nguồn nhân lực có vai trò tư vấn cho lãnh đạo về việc xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình phúc lợi và dịch vụ được cung cấp.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Khái niệm và các thành phần thù lao lao động?

Mục tiêu của hệ thống thù lao lao động?

Ảnh hưởng của thù lao lao động đến việc chọn nghề, chọn việc, đến việc thực hiện công việc của người lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức?

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động?

Phân tích các tiêu thức lựa chọn khi xây dựng hệ thống thù lao lao động?

Các hình thức trả lương?

Trình bày tóm tắc trình tự xây dựng hệ thống trả lương của doanh nghiệp?

Khái niệm, mục tiêu, các phương pháp đánh giá thực hiện công việc?

Khái niệm khuyến khích tài chính. Để thực hiện tốt chương trình khuyến khích tài chính, doanh nghiệp phải làm gì?

Trình bày các chương trình khuyến khích tài chính cơ bản trong doanh nghiệp?

Khái niệm phúc lợi, các loại phúc lợi cho người lao động?

Mục tiêu của chương trình phúc lợi? Các bước xây đựng chương trình phúc lợi?

Bài tập tình huống:

Anh M. vừa mới biết rằng phòng của anh mới tuyển một nhân viên bảo trì hệ thống máy tính đã tốt nghiệp đại học, với mức lương khởi điểm cũng cao bằng anh. Mặc dầu tính anh rất tốt, nhưng anh cũng hơi phật lòng. Anh mới tốt nghiệp trung cấp và đã phải mất năm năm mới vươn lên được thành chuyên viên trung cấp bảo trì hệ thống máy tính của công ty và đạt được mức lương như hiện nay tại Bưu điện Tỉnh. Từ trước đến nay anh rất hài lòng làm việc trong Bưu điện tỉnh và anh yêu thích công việc đó. Ngày hôm sau anh gặp bà C.

trưởng phòng nhân sự và hỏi xem tin tức anh nghe được có đúng không. Bà Minh Châu xác định là chuyện đó đúng, và bà cố gắng giải thích với anh rằng: thị trường các chuyên viên có trình độ cao về công nghệ thông tin hiện nay rất hiếm, và thu hút những người có trình độ, bưu điện Tỉnh đã áp dụng mức lương khởi điểm hấp dẫn. Hiện tại Bưu điện tỉnh thực sự đang cần thêm một chuyên viên có trình độ cao về lĩnh vực này, và chỉ có cách này mới tuyển được một chuyên viên giỏi. Anh M. hỏi bà C. xem lương của anh ta có sẽ được điều chỉnh tương ứng không. Bà C. trả lời rằng lương của anh M. sẽ được đánh giá lại vào thời điểm thông lệ. Anh đã công tác tốt nên cấp trên sẽ cho anh lên lương. Anh Minh cám ơn bà nhưng lại lắc đầu rời văn phòng và tự hỏi không biết tương lai của mình ra sao.

Sự phản ứng của anh M. có đúng không? Giải thích?

Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về lời giải thích của bà C. trong trường hợp trên?

Theo anh/chị thì nên giải thích như thế nào cho hợp lý?

Cho nhận xét về công tác tuyển dụng và phát triển nhân viên trong tình huống trên?

Trình bày cách giải quyết của anh/chị đối với trường hợp của anh M.?

14. Bài tập tình huống:

Nam và Trung cùng sở hữu và điều hành 2 khách sạn từ khi thành lập vào năm 1993.

Nam chịu trách nhiệm các lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, tài chính, công việc văn phòng.

Trung điều hành khách sạn bao gồm vệ sinh, sân bãi, thực phẩm, đồ uống. Nam thường nói:

” Tôi tin tưởng việc trả công cho nhân viên theo những gì anh ta làm, chứ không phải theo số giờ anh ta làm”. Và Trung cũng hoàn toàn đồng ý với Nam về điều đó. Triết lý quản lý của họ thể hiện ở sự đa dạng của chương trình khuyến khích do nam thiết kế.. Mặc dù rất kiên định trong trong cam kết sử dụng các khuyến khích, nhưng Nam đã thuê một nhóm tư vấn cho mình về chương trình thù lao.

Để giúp các nhà tư vấn, nhưng người chủ khách sạn đã viết ra những điểm chính của mỗi chương trình khuyến khích. Họ viết như sau:

Những cán bộ điều hành không có góp vốn thì nhận 1% lợi nhuận mỗi quí

Mỗi khi các phòng có người ở đạt tới 95%, các nhân viên làm việc theo giờ được bổ sung bữa ăn trưa tại khách sạn.

Những người làm vệ sinh được trả lương tối thiểu cộng với 3 đô la cho mỗi phòng dọ sạch đạt được mức 20 điểm của khách sạn.

Nhân viên đặt chỗ cũng được trả mức lương tối thiểu cộng với 50 sent cho mỗi phòng anh ta nhận đặt.

Bạn nhìn thấy vấn đề gì với chương trình khuyến khích đối với (a) các nhà điều hành, (b) nhân viên làm việc theo giờ, (c) người dọn vệ sinh, (d) nhân viên đặt chỗ.

Nếu bạn là thành viên của nhóm tư vấn bạn sẽ đưa ra chương trình khuyến khích cho mỗi nhóm như thế nào?

164

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - TS Huỳnh Minh Triết (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)