Đặc điểm thực vật học của cây Xáo tam phân tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài xáo tam phân (paramignya trimera) (Trang 24 - 29)

Xáo tam phân là dạng cây gỗ trườn, có gai, mọc ở nách lá. Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên, có nhiều tuyến tinh dầu. có gai dài và nhọn, hơi cong xuống hay ngang, dài 0,4 -1,2 cm, cành không lông. Cụm hoa mọc ở nách lá, hoa lưỡng tính, màu trắng. Đài ba thuỳ dính nhau ở gốc thành hình chén. Tràng hoa có ba cánh. Bộ nhị có 6 nhị, chỉ nhị rời nhau, bao phấn thuôn dài. Cuống bầu ngắn, các lá noãn

dính nhau hoàn toàn, bầu từ 1 - 2 ô, mỗi ô một noãn. Quả mọng, hình cầu hoặc trứng, không có lông, tép có hình túi mọng nước, vỏ quả dày, điểm tuyến dày đặc, có từ một đến năm hạt. Hạt to dẹt hai bên, vỏ hạt mỏng, phồng lên (Hình 1.2) [5] .

Hình 1.2. Hình ảnh cây Xáo tam phân trồng tại khu thí nghiệm Khoa CNSH, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018 1.2.2.2. Đặc điểm thân, lá, rễ Xáo tam phân

Đặc điểm lá: Lá Xáo tam phân mọc so le, mọc cách, phiến lá đơn, dày, hình bầu dục thuôn hẹp, kích thước dài 8 - 12 cm, rộng 1 - 3 cm; đỉnh lá có khía nhỏ, gốc lá tròn, mép lá có khía ở phía trên, mép cong xuống dưới; mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng, bên trong có nhiều điểm dầu, có 8 - 10 đôi gân bên; cuống lá dài khoảng 4 - 8 mm, nhẵn. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm (Hình 1.3) [5].

Phiến lá: dày khoảng 1/3 gân giữa, cấu tạo dị thể bất đối xứng. Biểu bì trên tế bào to, lớp cutin dày và phẳng; biểu bì dưới tế bào nhỏ, nhiều lỗ khí, lớp cutin mỏng hơn. Ngay dưới biểu bì trên và ngay trên biểu bì dưới có những tế bào to, không liên tục, vách dày, chứa một tinh thể. Mô mềm giậu gồm 2 lớp tế bào thuôn dài, không đều, tế bào lớp trên xen kẽ, ít khi xếp chồng lên tế bào lớp dưới, dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 1 - 2 lớp tế bào mô mềm giậu, có rất ít tinh thể. Mô mềm khuyết dày gấp 3 lần mô mềm giậu, có những bó libe gỗ của gân phụ, có nhiều tinh thể hơn. Túi tiết kiểu tiêu ly bào rải rác, thường gần biểu bì. (Hình 1.3) [8] .

Gân giữa hơi lồi ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới có lớp cutin dày và phẳng, không có lông. Mô mềm vỏ gồm hai vùng: (1) vùng ngoài gồm 2 - 4 lớp tế bào, ngay dưới biểu bì có các tế bào to không liên tục, vách dày, bên trong chứa một tinh thể, các tế bào còn lại kích thước nhỏ, có nhiều lục lạp;

(2) vùng trong là mô mềm đạo, tế bào to hơn vùng ngoài, hình đa giác tròn, vách dày. Túi tiết kiểu tiêu ly bào thường ở gần biểu bì, kích thước to, hình tròn hoặc hơi tròn. Sợi mô cứng tạo thành hai cung, cung nhỏ ở trên, cung to ở dưới, tế bào hình đa giác. Mô dẫn cấu tạo cấp 2, tạo thành vòng gần liên tục với gỗ ở trong và libe ở ngoài. Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Libe 2 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành dãy xuyên tâm [8].

A B

Hình 1.3. Hình ảnh lá Xáo tam phân tại Khánh Hòa, Việt Nam Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018

A: Các dạng mẫu lá Xáo tam phân , B: Các dạng gai cành Xáo tam phân

Đặc điểm thân: Gỗ thân Xáo tam phân cứng, màu vàng, vỏ sần sùi, thân và cành có gai nhọn mọc xung quanh. Rễ màu nâu sẫm hay vàng đậm hơn, lõi rễ màu vàng ngà, các bộ phận của cây chứa tinh dầu, nhất là ở rễ, mùi thơm dịu rất đặc trưng (Hình 1.4).

C

Hình 1.4. Hình ảnh thân, rễ Xáo tam phân tại Khánh Hòa, Việt Nam Nguồn:

Phí Thị Cẩm Miện, 2018

A: Hình ảnh thân; B: Hình ảnh cành hoa; C: Hình ảnh rễ 1.2.2.3. Đặc điểm sinh sản và cấu tạo đặc trưng của hoa Xáo tam phân

Xáo tam phân có cụm hoa dạng chùm mọc ở nách lá gồm 2 - 8 hoa. Hoa màu trắng ngà, hoa mẫu 3, cuống hoa ngắn, nhẵn, có lá bắc, đài tồn tại trên quả, 3 lá đài dính nhau, có tuyến rõ, mép có lông, 3 cánh hoa nhỏ, dài 4 mm, nhị 6, ngắn hơn cánh hoa, chỉ nhị dày và dẹt, bao phấn hình bầu dục, bầu 2 - 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, vòi nhụy dày, có tuyến, đầu nhụy dẹt, có 3 gờ (Hình 1.5) [5].

Hình 1.5. Hình ảnh cụm hoa cây Xáo tam phân tại xã Ninh Vân, Khánh Hòa Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018

Cấu tạo giải phẫu chi tiết cụm hoa: Xim 2 ngả. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3 đến mẫu 5, mở. Lá bắc và 2 lá bắc con dạng vảy hình tam giác nhỏ, cao 0,4 - 0,5 mm, bề mặt có nhiều lông. Cuống hoa hình trụ, dài 1,5 - 2 mm, có lông ở mặt ngoài.

Đài hoa: 3 lá đài, đều, dính nhau bên dưới tạo thành 1 ống hình chuông cao 0,3 - 0,4 mm, bên trên chia thành 3 răng hình tam giác, cao 0,4 - 0,6 mm. Lá đài mặt ngoài có nhiều lông và có 1 sọc dọc. Tiền khai: 1 lá đài ngoài cùng, 1 lá đài trong cùng, 1 lá đài xen giữa. Tràng hoa: 3 cánh hoa, đều, rời, hình bầu dục, dài khoảng 2mm, rộng khoảng 1mm, màu trắng ngà, mặt ngoài có nhiều đốm trong mờ. Tiền khai: 1 cánh hoa ngoài cùng, 1 cánh hoa trong cùng, 1 cánh hoa xen giữa. Bộ nhị: 6 nhị, đều, rời, đính trên 2 vòng, nhị vòng ngoài đối diện cánh hoa. Chỉ nhị dài khoảng 0,5 mm, nhẵn dẹp, thuôn hẹp dần về phía đỉnh, màu trắng. Bao phấn hình thuôn dài, màu vàng, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn rời, màu vàng, hình cầu, có 4 rónh trờn bề mặt, kớch thước khoảng 12,5 àm. Bộ nhụy: cao khoảng 1,5 mm. Bầu hình bầu dục, màu vàng. Một vòi nhụy hình trụ ngắn, đính ở đỉnh bầu. Một đầu nhụy nhỏ chia 3 thùy, màu cam. Đĩa mật ở đáy bầu. 3 lá noãn dính nhau thành bầu trên 3 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ (Hình 1.6) [8].

Hình 1.6. Cấu tạo hình thái lá, hoa Xáo tam phân (trích nguồn: Tạp chí Y học TPHCM, số 2, 2016)

Kết quả nghiên cứu của Trần Thu Trang và cs. (2016) cho thấy Xáo tam phân là loài giao phấn, do đó phân ly tạo ra sự đa dạng về mặt hình thái trong tự nhiên.

1.2.2.4. Đặc điểm của quả Xáo tam phân

Quả Xáo tam phân có dạng gần hình cầu, có đài và vòi nhụy tồn tại, đường kính quả chỉ khoảng 1,0 - 1,5 cm. Quả có vách ngăn, chia 2 ô và có chứa hai hạt.

Bên trong quả có chứa lớp dịch nhày dạng keo, dính. Cây Xáo tam phân có mùa hoa quả vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và cây thường chỉ ra hoa sau 5 - 7 năm trồng (Hình 1.7) [5].

A B

Hình 1.7. Hình ảnh quả cây Xáo tam phân thu được tại Khánh Hòa, Việt Nam Nguồn: Phí Thị Cẩm Miện, 2018

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ xây dựng chỉ thị phân tử nhận dạng và nghiên cứu nhân giống bảo tồn loài xáo tam phân (paramignya trimera) (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w