Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận của tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam
1.1.1. Những thuật ngữ, khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chính luận
“Chính luận” là một từ Hán Việt, với từ gốc tiếng Hán là 政政 hoặc 政 政. Theo chiết tự chữ Hán, “chính” có nghĩa là việc liên quan đến chính trị của đất nước, “luận” là bàn luận. Như vậy, gốc tiếng Hán của “chính luận” là
“bàn luận về chính trị” [100, truy cập 12:02 ngày 08/3/2016].
Sau này, cách sử dụng đƣợc mở rộng hơn khi “chính luận” trở thành một thể loại trong văn học với nội dung là đề cập đến các vấn đề mang tính xã hội. Điều này đƣợc khẳng định ngắn gọn trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: chính luận là “thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời” [72, tr.192].
Trong nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ chính luận, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã khái quát ba thời kỳ mà phong cách ngôn ngữ chính luận trải qua, đó là: thời kỳ manh nha trước thế kỷ XX, thời kỳ tìm tòi trong đầu thế kỷ XX, và thời kỳ hình thành phong cách vào những năm 20 của thế kỷ XX [32, tr.57].
Cũng trong nghiên cứu này, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã trích dẫn nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thoại về đặc điểm của ngôn ngữ chính luận trong tương quan so sánh với văn bản nghệ thuật:
Văn bản nghệ thuật là văn bản miêu tả còn văn bản chính luận là văn bản lập luận. Về mặt này chính luận gần gũi với phong cách văn bản khoa học. Nhƣng tính đơn diện của ngôn ngữ chính luận không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn. Trái lại, chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho nhà chính luận diễn đạt sự bình giá, cảm xúc, sự suy tƣ đối với đề tài một cách trực tiếp và thẳng thắn, gây đƣợc những hiệu quả có khi còn vƣợt cả tác phẩm văn học. [32, tr.66]
Trong hệ thống thể loại báo chí Việt Nam hiện nay, nhóm “chính luận báo chí” là nhóm có được sự thống nhất cao, ít xảy ra tranh luận trước nhiều quan niệm phân chia hệ thống thể loại báo chí khác nhau. Nói một cách ngắn gọn, đây là một nhóm các thể loại báo chí có đặc trƣng cơ bản là “phản ánh hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết những vấn đề bằng lý lẽ” [54, tr.15].
Tác giả Nguyễn Ngoc Oanh tổng kết về chính luận nhƣ sau: “Trước hết phải khẳng định chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí. Đặc trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh hiện thực bằng phương thức phân tích, bình luận, lý giải nhằm giải quyết vấn đề bằng lý lẽ.” [54, tr.10].
Các chuyên gia trong phần phỏng vấn sâu của luận án cũng bày tỏ sự đồng thuận về cách hiểu “chính luận” nhƣ:
- “Chính luận thường là bàn bạc và luận về những vấn đề chính trị xã hội” [Phụ lục 5, Chuyên gia số 1]
- “Chính luận là luận bàn về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; những vấn đề thời sự mà nhiều người quan tâm.” [Phụ lục 5, Quản lý số 2]
- “Chính luận là một thể loại văn học đồng thời là một thể tài báo chí có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, x hội, văn học tư tưởng của một chính thể, một tổ chức
kinh tế, x hội …thường mang tính định hướng…” [Phụ lục 5, Chuyên gia số 2]
Trong đó, một chuyên gia về lý luận báo chí truyền hình chia sẻ:
“Chính luận là một từ Hán việt mà nghĩa gốc của nó là bàn luận một cách ngay thẳng, trung thực về những vấn đề của đời sống. Đây là khái niệm xuất phát từ đời sống và chỉ một cách tiếp cận các vấn đề từ góc độ lí luận. Khi đã bàn luận rồi thì phải có lí có lẽ, bàn luận rồi phải có luận cứ, luận chứng, luận điểm… Thậm chí bàn luận có thể dẫn tới các cuộc tranh luận, nhƣng mục đích cuối cùng là sử dụng lí lẽ để soi sáng những vấn đề, những sự kiện trong đời sống hàng ngày.” [Phụ lục 5, Quản lý số 1]
Đáng chú ý hơn, chuyên gia này cũng cho rằng nên hiểu về khái niệm này một cách rộng mở chứ không nên bó hẹp:
“Khi đã nói tới chính luận thì có rất nhiều người đã hiểu nhầm là bàn luận những chuyện chính sự, những chuyện chính yếu, những chuyện quan trọng, còn những cái lặt vặt thì không bàn tới. Cách hiểu này có thể nói là không hoàn toàn đúng. Chính luận cần phải đƣợc hiểu là bàn luận một cách ngay thẳng, trung thực về những vấn đề xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, cũng tùy từng loại báo, tùy từng tính chất, tôn chỉ, mục đích của từng tờ báo hay là thế mạnh của từng loại hình báo chí…
Chẳng hạn nhƣ với báo Đảng, báo Nhân dân, rõ ràng là chính luận phải là những vấn đề rất quan trọng, những vấn đề đụng chạm đến quốc gia, quốc tế, những vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, một tờ báo nhỏ hơn như tờ báo Tuổi trẻ, báo Tiền phong thì sẽ bàn về những vấn đề của thanh niên. Hay là những tờ báo của ngành công an, chuyên về
những vấn đề an ninh trật tự, thì họ hoàn toàn có thể bàn đến những vấn đề rất nhỏ của đời sống nhƣ văn hóa giao thông đi đường không nhường nhau, đi lên vỉa hè, nạn bóp còi inh ỏi trên đường… Tất cả những chủ đề đó đều có thể đưa ra để bàn luận và quan trọng là nó bàn một cách ngay thẳng và trung thực, thì đó là chính luận. Cho nên cần phải hiểu khái niệm chính luận một cách rộng mở, chứ không nên giới hạn rằng chính luận là chỉ bàn đến những chuyện chính trị, chính yếu.”
[Phụ lục 5, Quản lý số 1]
Quan điểm này khá tương đồng với thực tế khi nhiều chương trình chính luận truyền hình hiện nay phản ánh các đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chứ không chỉ dừng lại ở chính trị. Ví dụ cụ thể về sự đa dạng trong đề tài của các chương trình chính luận truyền hình hiện nay sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 2 về khảo sát thực trạng các chương trình đàm thoại chính luận truyền hình.
Nhƣ vậy, chiết tự chữ Hán thì “chính luận” khởi nguyên từ chính trị, sau đó phát triển thành một thể loại trong văn học, báo chí. Theo tác giả luận án, dựa trên nguồn gốc ra đời, sự phát triển qua thời gian, và với cách sử dụng thông dụng hiện nay, có thể hiểu: chính luận là việc phân tích, trao đổi, bàn luận các vấn đề thời sự một cách thẳng thắn, công khai, trực tiếp, đa chiều nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
1.1.1.2. Tính chính luận
Từ cách hiểu về thuật ngữ “chính luận” nhƣ trên, tác giả luận án cho rằng “tính chính luận” là tính chất phân tích, trao đổi, bàn luận về một vấn đề thời sự một cách thẳng thắn, công khai, trực tiếp, đa chiều nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Như vậy, một chương trình truyền hình nếu có “tính chính luận” sẽ phải là một chương trình chọn được một đề tài báo chí thời sự và phân tích,
đánh giá, bình luận đề tài đó một cách chính thống, công khai, trực tiếp, đa chiều… nhằm làm sáng tỏ vấn đề nhất có thể.
Tuy nhiên, cũng cần phân tích thêm rằng, với cách hiểu về “tính chính luận” nhƣ vậy thì tính chính luận không chỉ nằm trong nhóm các thể loại báo chí chính luận. Vì một số thể loại thuộc nhóm khác nhƣ phóng sự, điều tra…
cũng có tính chính luận khi phân tích, bàn luận, làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, đây chỉ là những tính chất không cơ bản của các thể loại này, chỉ góp phần làm nên sức mạnh của các thể loại này. Còn với các thể loại chuyên về chính luận (bình luận, xã luận, chuyên luận…) thì “tính chính luận” là sức mạnh quan trọng nhất, là mục đích chính, là phương tiện biểu đạt.
Chính vì vậy, nhìn một cách toàn diện, tính chính luận đƣợc thể hiện rất đa dạng trong các nhóm thể loại báo chí nói chung. Nhƣng nó thể hiện tập trung và đạt đƣợc hiệu quả cao nhất ở nhóm các thể loại báo chí chính luận.
1.1.1.3. Chương trình đàm thoại truyền hình
“Chương trình đàm thoại truyền hình” là một cụm từ ghép mà ý nghĩa của nó được hình thành từ những thuật ngữ thành phần: chương trình, đàm thoại, truyền hình. Vì vậy, để hiểu một cách toàn diện về khái niệm này, nghiên cứu sinh cho rằng cần xem xét các khái niệm và thuật ngữ nội hàm để phân tích.
Trước tiên, về khái niệm “truyền hình”, theo GS. Tạ Ngọc Tấn, đây là
“một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh” [64, tr.127]. Hay nói cách khác, truyền hình, với tƣ cách là một loại hình truyền thông đại chúng, có khả năng tác động đến công chúng của mình thông qua hình ảnh động và âm thanh.
Đối với nghĩa của từ “chương trình”, nếu hiểu theo nghĩa chung nhất thì trong sách “Từ điển Tiếng Việt 1994” của Trung tâm Từ điển học (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008) là “toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định ” [69, tr.250]. Trong thực tiễn
nói chung và thực tế đời sống báo chí nói riêng, đây là thuật ngữ đƣợc sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi dùng trong phạm vi phát thanh - truyền hình thì thuật ngữ này không còn đƣợc hiểu hoàn toàn theo nghĩa rộng của nó.
Theo đó, với cách hiểu thông thường nhất thì “chương trình” (phát thanh hay truyền hình) là một sản phẩm (có thể là báo chí hoặc không) có nội dung và hình thức được trình bày theo một trình tự nhất định, do nhiều cấu phần hợp thành.
Cụ thể hơn, chương trình truyền hình có thể là sản phẩm phát một lần là xong, hoặc là một phần của loạt, chuỗi sản phẩm đang đƣợc thực hiện, phát từng số nối tiếp nhau. Đó cũng có thể là một vở kịch (đƣợc dàn dựng để phát trên truyền hình); một bộ phim (phát trên truyền hình), hoặc bản tin thời sự, truyền hình thực tế, đàm thoại v.v.
Nhƣ vậy, những gì phát trên truyền hình hiện nay có thể gọi chung là các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, không phải chương trình truyền hình nào cũng là báo chí. Chỉ có những chương trình như: bản tin thời sự, tọa đàm, phỏng vấn, phim tài liệu, bình luận, điều tra… mới là chương trình báo chí truyền hình. Còn phim ảnh, ca nhạc, trò chơi truyền hình… không phải là báo chí, mặc dù vẫn là chương trình truyền hình. Như vậy, cần phải có sự phân biệt giữa “chương trình truyền hình” nói chung và “chương trình báo chí truyền hình” nói riêng mà trong thực tế vẫn được gọi chung là “chương trình truyền hình”.
Cũng giống như các tác phẩm truyền hình, một chương trình truyền hình dù có thời lƣợng phát sóng ra sao, phạm vi đề tài thế nào... cũng đều là sản phẩm lao động của một tập thể.
Như vậy, theo nghiên cứu sinh, có thể hiểu “chương trình truyền hình”
là một sản phẩm truyền hình có nội dung và hình thức ổn định, mang đặc trưng của truyền hình (chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh).
Hầu hết các chương trình truyền hình đều có tính ổn định về nội dung, hình thức và được phát sóng theo định kỳ.
Trong hoạt động lý luận và thực tiễn của ngành truyền hình Việt Nam hiện nay, không khó để bắt gặp các khái niệm có nghĩa giống hoặc gần giống nhau nhƣ: tọa đàm, đàm thoại, talk show, đàm luận, đối thoại… Trên thực tế, cũng chƣa có tài liệu, nghiên cứu nào chỉ ra sự khác biệt giữa các khái niệm này, đồng thời việc sử dụng chúng diễn ra trong những bối cảnh tương tự nhau. Ví dụ, một chương trình có hình thức là trò chuyện, trao đổi ý kiến giữa người dẫn chương trình và khách mời về một nội dung nào đó, thì đều có thể được gọi là chương trình: toạ đàm, đàm thoại, đàm luận, đối thoại… chứ không có sự lựa chọn nổi trội, khác biệt nào giữa những từ này. Chính vì vậy, ngoại trừ thuật ngữ ngoại nhập “talk show”, nghiên cứu sinh cho rằng các khái niệm: “tọa đàm”, “đàm thoại”, “đàm luận”, “đối thoại”… không có khác biệt lớn.
Tuy nhiên, việc diễn giải về nghĩa của từng khái niệm tương đồng trên là một điều cần thiết trong nghiên cứu này. Do đó, tác giả luận án đã diễn giải nghĩa của mỗi khái niệm trên cơ sở tra nghĩa tiếng Hán, vì tất cả các từ này đều là từ Hán Việt.
Theo đó, đàm luận là “bàn bạc với nhau về một vấn đề gì” [42, tr.203];
tọa đàm là “ngồi họp với nhau để trao đổi ý kiến thân mật” [42, tr.734]; đối thoại là “nói chuyện với nhau” [12, tr.374].
Còn đàm thoại, tách riêng chiết tự từng chữ, thì “đàm” (政) có nghĩa là
“bàn bạc, hai bên cùng nhau bàn các sự vật…” [12, tr.562] và “thoại” (政) nghĩa là “lời nói” [12, tr.558]. Nhƣ vậy, đàm thoại, nói một cách đơn giản, là việc trao đổi bàn bạc với nhau giữa các bên về một nội dung nào đó. Vì thế ý nghĩa của “đàm thoại” có phần trung tính và bao quát hơn các khái niệm trên.
Một số tài liệu sử dụng từ “đàm thoại” với ý nghĩa là cuộc trò chuyện qua điện thoại là chưa chính xác, vì từ chuẩn trong trường hợp đó là “điện đàm”.
Riêng đối với khái niệm “talk show”, nghiên cứu sinh cho rằng nhiều kênh và đài truyền hình sử dụng với ý nghĩa tương đương như các khái niệm
“tọa đàm”, “đối thoại”… là chƣa thỏa đáng vì ý nghĩa của “talk show” không hoàn toàn giống nhƣ vậy.
Theo Từ điển trực tuyến Cambridge, talk show là “a radio or television programme on which famous guests are asked questions about themselves, or members of the public discuss a particular subject” [93, truy cập lúc 14:21, ngày 2/6/2016], dịch ra có nghĩa là: một chương trình trên phát thanh hoặc truyền hình, trong đó những khách mời nổi tiếng được hỏi về bản thân mình, hoặc các thành viên trong cộng đồng bàn luận với nhau về một đề tài cụ thể.
Cũng nói về “talk show”, trong cuốn “Television talk: History of the TV talk show” của tác giả Bernard Timberg (Mỹ), thì đó là “một màn biểu diễn trên truyền hình được cấu trúc hoàn toàn xung quanh các diễn biến của cuộc trò chuyện” (nguyên bản tiếng Anh: “the television show that is entirely structured around the act of conversation itself” [76, tr.3]. Theo tác giả Bernard Timberg, một trong các nguyên tắc quan trọng của talk show là việc tạo ra một cuộc trò chuyện có vẻ bề ngoài tự nhiên hết sức có thể, nhƣng thực chất đã đƣợc cấu trúc rất chặt chẽ từ bên trong.
Như vậy, talk show vẫn đặt trọng tâm của chương trình nằm ở yếu tố
“talk” (trò chuyện), nhƣng bên cạnh đó nó còn có yếu tố “show” (sự biểu diễn, trình diễn). Vì thế, trong talk show sẽ có thể xuất hiện những màn giải trí xen kẽ như đố vui, video clip hài hước, hoặc có những nội dung khác bên cạnh phần nói chuyện.
Khán giả Việt Nam có lẽ không còn xa lạ gì với những talk show nổi tiếng trên thế giới nhƣ: Larry King Live, The Ellen Degeneres Show, The Oprah Winfrey Show, Steve Harvey Show, Late Show with David Letterman, Jimmy
Kimmel Live, The Late Show with James Corden, The Tonight Show with Jay Leno…
Bên cạnh những talk show nói về những chủ đề báo chí thời sự (nhƣ Larry King Live), thì nhiều talk show tập trung vào mảng giải trí, gây cười (The Ellen Degeneres Show, Steve Harvey Show…). Vì vậy, theo nghiên cứu sinh, talk show là khái niệm rộng hơn các khái niệm “tọa đàm”, “đàm thoại”,
“đàm luận”, “đối thoại”.
Ban đầu, tác giả luận án mong muốn nghiên cứu tính chính luận trong các talk show truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng một từ có nguồn gốc Tây phương làm khái niệm căn bản cho nghiên cứu khoa học có thể gây ra sự khó khăn trong việc tiếp nhận cũng nhƣ thiếu nhất quán về ngôn ngữ, nên cuối cùng nghiên cứu sinh chọn sử dụng từ Việt hóa có cách hiểu trung lập là “đàm thoại”.
Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh cho rằng “chương trình đàm thoại truyền hình” là một sản phẩm báo chí truyền hình được thực hiện chủ yếu theo hình thức trò chuyện giữa người dẫn chương trình và khách mời về một đề tài cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong lý luận về thể loại báo chí truyền hình ở nước ta, quan niệm phân chia các thể loại, tác phẩm báo chí truyền hình nhìn chung khá thống nhất. Theo đó, “chương trình đàm thoại truyền hình” thuộc nhóm hội thoại [60], tức là khán giả đƣợc chứng kiến thông tin chủ yếu qua hình thức hội thoại.
1.1.2. Một vài vấn đề lý luận liên quan đến chính luận và tính chính luận 1.1.2.1. Phân biệt chính luận văn học và chính luận báo chí
Báo chí và văn học là hai lĩnh vực khác nhau nhƣng đều có chung dòng chính luận. Chính luận luận văn học và chính luận báo chí có những điểm tương đồng nhưng đồng thời cũng mang những nét khác biệt.
Sự tương đồng lớn nhất giữa chính luận văn học và chính luận báo chí có lẽ là ở phong cách, văn phong chính luận. Về văn bản chính luận, tác giả