Biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành của các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 94 - 146)

Chương 2. THỰC TRẠNG TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH THUỘC DIỆN KHẢO SÁT

2.1. Biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành của các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

Trước hết, đối với các chương trình đàm thoại chính luận, trong hai năm 2014-2015, mỗi chương trình đàm thoại chính luận mà nghiên cứu sinh khảo sát đã phát mới trung bình 75 số. Những số phát lại không đƣợc tính vào thống kê này. Như vậy, tổng số các số phát mới của ba chương trình này trong hai năm 2014-2015 là trên 225 số.

Trong ba chương trình khảo sát, tính đến năm 2019, chỉ còn một chương trình vẫn tiếp tục được phát sóng là SK&BL. Chương trình 45 phút đã dừng phát sóng kể từ tháng 10 năm 2015 do hợp đồng giữa HTV và FBNC đã hết hiệu lực và hai bên không có nhu cầu thực hiện tiếp. Chương trình ĐTCS đã dừng phát sóng từ năm 2018.

Đối với các chương trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí, trong hai năm 2014 và 2015 tổng số chương trình được khảo sát của mỗi loại đều là 48.

2.1.1. Tính thời sự và xã hội của đề tài trong các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

Tổng hợp từ những tờ báo lớn và các số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố, trong năm 2014 và 2015, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta có những sự kiện, vấn đề nổi bật như sau:

TT Các sự kiện, vấn đề nổi bật

năm 2014

Trung Quốc đặt hạ giàn khoan

1 HD981 trái phép vào vùng biển

Việt Nam [76] [78]

2 Kinh tế tăng trưởng và ổn định [72] [76] [78]

Ban hành nhiều luật quan trọng

3 triển khai thi hành Hiến pháp 2013

[72] [78]

4 Nhiều quyết sách đổi mới giáo dục

và đào tạo [72] [76] [78]

Chống tham nhũng [72] [76] [78]

5

6 Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước còn nhiều vấn đề [72]

7 Nhiều đại án đƣợc khởi tố, điều

tra, truy tố, đƣa ra xét xử [76]

8 Giải cứu thành công nạn nhân vụ sập

hầm thuỷ điện ở Lâm Đồng [76] [78]

9 Biến đổi khí hậu diễn biến phức

tạp [72]

10 Đối phó với dịch bệnh [72]

Bảng 2.1.1.1. Các sự kiện, vấn đề nổi bật năm 2014, 2015

225 số phát sóng trong hai năm 2014 và 2015 đƣợc thống kê nhƣ trong Bảng B1.1 [Phụ lục 3, phần 3.3]. Có thể nói, hầu hết nội dung các chương trình trên đã “bám” khá sát những vấn đề nóng, cần đến những phân tích, bàn luận để làm rõ.

Ví dụ, ba số của chương trình SK&BL nối tiếp nhau các ngày 10/5, 17/5 và 24/5 năm 2014 đƣợc thực hiện vào thời điểm Trung Quốc đặt hạ giàn khoan HD981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, có đề tài tương ứng lần lƣợt nhƣ sau: “Trung Quốc đặt hạ giàn khoan trên vùng biển Việt Nam”,

Lòng yêu nước chân chính”, “Để ngư dân yên tâm ra khơi”.

Hay chương trình SK&BL có chủ đề “Lại một mùa lễ hội” được thực hiện vào ngày 8/2/2014 khi vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hoặc chủ đề

Vì sao sởi bùng phát” (19/4/2014) đƣợc phát sóng giữa “tâm bão” dịch sởi năm 2014.

Tương tự, chương trình ĐTCS có các chủ đề: “Tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo đình chỉ tuyển sinh ở nhiều trường đại học” (12/2/2014), “Tinh giảm biên chế” (21/1/2015), “Tìm câu trả lời cho bài toán giá điện (22/7/2015)…

đều đƣợc thực hiện khi những câu hỏi về các vấn đề này đang ở thời điểm cao trào. Cũng tương tự với chương trình 45 phút với các chủ đề “Quyền tiếp cận công lý”, “Bảo vệ người tham gia chống tham nhũng”, “Nợ xấu”…

Tổng kết một cách hệ thống, SK&BL là chương trình thường xuyên chọn những đề tài gần gũi với đời sống nhƣ: Trấn áp tội phạm (11/1/2014), Lại một mùa lễ hội (8/2/2014), Trung thực trong đào tạo đại học (15/2/2014), Cúm gia cầm và những nguy cơ (22/2/2014), Vì sao sởi bùng phát? (19/4/2014), Để ngư dân yên tâm ra khơi (24/5/2014), Cải tổ ngành đường sắt (14/6/2014), Khó quản lý giá sữa (28/6/2014), Rút ruột bảo hiểm y tế (19/7/2014), Đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm (9/8/2014), Lũ quét, sạt lở và những ảnh hưởng với người dân (23/8/2014), Vì một môi trường không rác (13/9/2014), Khi nước sạch

nhiễm bẩn (20/9/2014), Phòng cháy chữa cháy và bất cập (27/12/2014), Bằng giả và việc làm (31/1/2015), Biến đổi bất thường của thời tiết (4/4/2015), Thiếu sân chơi cho trẻ em (30/5/2015), Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nông thôn (27/6/2015), Đùi gà giá rẻ và câu chuyện hội nhập (8/8/2015), Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (12/9/2015), Thực trạng phòng chống mại dâm (24/10/2015), Quyền chuyển đổi giới tính (28/11/2015), Án oan sai (5/12/2015) v.v.

Trong khi đó, ĐTCS thường chọn những đề tài liên quan đến chính sách, đặc biệt là những động thái của Chính phủ liên quan đến việc điều hành nền kinh tế vĩ mô. Có thể điểm qua rất nhiều đề tài mà ê-kíp chương trình đã thực hiện nhƣ: Thông điệp của Thủ tướng năm 2014 (19/2/2014), Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (26/2/2014), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (5/3/2014), Hội nhập và cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không Việt Nam (12/3/2014), Nông nghiệp thời hội nhập (19/3/2014), Đặc khu kinh tế (26/3/2014), Những vấn đề của khoa học công nghệ trong điều kiện hiện nay (30/4/2014), Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (7/5/2014), Sửa đổi luật nhà ở (11/6/2014), Hỗ trợ ngư dân bám biển (2/7/2014), Chính sách cho ngành công nghiệp ô tô (6/8/2014), Đổi mới giáo dục đại học (13/8/2014), Thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia và thuốc lá: Nên tăng thế nào (20/8/2014), Nhà ở xã hội (10/9/2014), Công bằng thuế (8/10/2014) v.v.

Chương trình 45 phút thì đa dạng hơn khi làm về cả những đề tài về chính sách vĩ mô đến những đề tài mang đậm dấu ấn vùng miền (do đƣợc phát trên kênh HTV9 của Đài Truyền hình TP.HCM). Ví dụ cho các chủ đề về chính sách: Kế hoạch đầu năm 2015, Chính quyền đô thị, Quyền tiếp cận công lý, Quyền cho người khuyết tật, Bảo vệ người tố cáo tham nhũng, Bảo vệ quyền đến trường đối với trẻ em, Sắc đẹp Việt Nam trên trường quốc tế, Quyền được bảo vệ khỏi bạo hành gia đình của phụ nữ, Nợ xấu, Xây dựng thương hiệu quốc gia qua du lịch và ẩm thực, Làm gì để thoát nghèo v.v. Ví

dụ về các đề tài nhỏ hơn mang tính địa phương: Phát triển công nghiệp phụ trợ TP.HCM, Đầu tư hiệu quả công nghệ thông tin tại TP.HCM, Công trình xây dựng cầu VK, Thu hút đầu tư Nhật Bản tại Đà Nẵng v.v.

Dựa trên khảo sát, nghiên cứu sinh cho rằng trong ba chương trình, SK&BL là chương trình có đề tài phong phú nhất, ít lặp lại, không mang nặng tính chuyên biệt, chuyên sâu, mà phổ thông, dễ hiểu cho đa số công chúng.

Kết quả khảo sát các chương trình của nghiên cứu sinh cũng khá tương đồng với kết quả thăm dò ý kiến của công chúng. Theo đó, tỷ lệ công chúng có theo dõi các chương trình cho rằng chương trình đã nêu được sự kiện hoặc vấn đề dư luận quan tâm. Cụ thể, đó là 97,5% công chúng của chương trình SK&BL, 81,7% công chúng của chương trình ĐTCS và 55,6% công chúng của chương trình 45 phút [Phụ lục 2, phần 2.1, Bảng B10].

Đối với các chương trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí, kết quả khảo sát về đề tài các chương trình này được trình bày trong Bảng B1.2, [Phụ lục 3, phần 3.3].

Qua khảo sát có thể thấy, các chương trình đàm thoại chân dung rất thống nhất về lĩnh vực, đề tài thể hiện. Tất cả 24 số khảo sát của chương trình Ghế đỏ đều khai thác đề tài văn hoá - nghệ thuật nhƣ âm nhạc, điện ảnh thông qua chính những chân dung tiêu biểu của những lĩnh vực đó. Thí dụ nhƣ: Nhà sản xuất Vpop, Cuốn sách Tâm thành và Lộc đời của nghệ sĩ Thành Lộc, Phim Đập cánh giữa không trung, Chuyến lưu diễn ở Mỹ của ca sĩ Suboi, Sứ mệnh của đại sứ thiện chí UNICEF (ca sĩ Katty Perry (Anh) nói về sứ mệnh của mình khi đến Việt Nam lần này), hay ca sĩ Thu Minh chia sẻ về chuyên đi Châu Phi để tìm hiểu về chiến dịch bảo vệ tê giác mà chị là đại sứ tại Việt Nam…

Tương tự như vậy, toàn bộ 24 số trong diện khảo sát của Ghế không tựa đều phản ánh câu chuyện, tâm sự mang tính cá nhân của nhân vật nổi tiếng đƣợc mời đến đàm thoại. Các khách mời của các số đƣợc khảo sát đều chia sẻ

về những thành công, khó khăn trong sự nghiệp, những tâm sự thầm kín, và những dự định tương lai của bản thân.

Có thể thấy, giữa hai chương trình đàm thoại chân dung này có một chút khác biệt trong khai thác nhân vật, đó là chương trình Ghế đỏ thường khai thác các nhân vật gắn với chính các sự kiện mới, nổi bật về nhân vật đó, còn chương trình Ghế không tựa thì thường chú trọng khai thác chiều sâu câu chuyện mang tính cá nhân của nhân vật, chứ không đặt nặng yếu tố thời sự.

So với hai chương trình đàm thoại chân dung kể trên, hai chương trình đàm thoại giải trí có phần đa dạng hơn về đề tài, khi đã đề cập đến không chỉ lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật mà còn về hôn nhân, gia đình, tình yêu, tính dục, thậm chí là cả giáo dục.

Chương trình Chuyện đêm muộn đã có tới 14 trên tổng số 24 số (chiếm 58,3%) nói về đề tài tình yêu - tính dục, với các chủ đề cụ thể nhƣ: Tình yêu và tính dục trong nghệ thuật (01/01/2014), Chuyện sinh lý của những người hoạt động thể lực mạnh (13/01/2014), Chuyện “say nắng” (03/5/2014), Tuổi xuân đàn ông (04/6/2014) v.v. Còn lại 6 số (25%) làm về đề tài hôn nhân, gia đình, và 4 số (16,7%) có đề tài văn hoá - nghệ thuật.

Chương trình 23 giờ có 11 số nói về đề tài hôn nhân, gia đình (chiếm gần 46%) với các chủ đề nhƣ: Ly hôn (05/7/2014), Tính gia trưởng của đàn ông Việt (10/10/2014), Lần đầu làm mẹ (22/11/2015); 7 số làm về đề tài tình yêu - tính dục với một số chủ đề: Chữ trinh có đáng giá ngàn vàng?

(01/5/2014), Tình yêu tuổi hồi xuân (25/10/2014), Làm mới tình yêu (15/3/2015)...; 4 số về văn hoá - nghệ thuật, và 2 số có đề tài liên quan đến giáo dục.

Xét ở góc độ chính luận, trong bốn chương trình kể trên, đề tài của Ghế không tựa ít có tính chính luận nhất khi chỉ tập trung khai thác vào câu chuyện cá nhân của người nổi tiếng, sau đó là đề tài của Ghế đỏ khi bắt đầu mở rộng cách khai thác là gắn nhân vật với sự kiện thời sự liên quan đến họ.

Hai chương trình đàm thoại giải trí có tính chính luận cao hơn, khi đã chọn những đề tài gắn với mối quan tâm của dƣ luận rồi mới chọn nhân vật phù hợp để thảo luận. Tuy nhiên, những đề tài này không phải lúc nào cũng mang tính thời sự.

Như vậy, có thể thấy đề tài của các chương trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí không đa dạng bằng các chương trình đàm thoại chính luận. Đồng thời, khu vực đề tài mà các chương trình này khai thác thường thiên về lĩnh vực gia đình, tình yêu, tính dục, văn hoá, giải trí… những đề tài gần gũi trong cuộc sống, dễ thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, phụ nữ, những người có gia đình…

2.1.2. Sự liên quan của câu hỏi tới đề tài và mức độ sử dụng các dạng câu hỏi trong các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

Nhìn chung, các chương trình đàm thoại chính luận, giải trí, và chân dung đều sử dụng các câu hỏi có sự liên quan trực tiếp đến đề tài mỗi chương trình, nhằm làm rõ vấn đề đặt ra trong đề tài chương trình. Thông qua tính chất, mục đích của các câu hỏi, đề tài chương trình được khai thác ở các góc độ khác nhau, mang tính đa chiều, vừa bao quát vừa chi tiết.

Câu hỏi có mục đích muốn biết quan điểm hoặc có mục đích phản biện lại một quan điểm, câu hỏi có tính chất kiểm tra một nội dung thông tin, hay câu hỏi nhằm khiêu khích người được hỏi… đều tạo ra những góc độ khai thác thông tin rõ ràng và mang lại sự nhất quán trong việc làm rõ đề tài của chương trình.

Theo khảo sát, tỷ lệ một số dạng câu hỏi (kiểm tra, phản biện, phát sinh từ câu trả lời, quan điểm, và câu hỏi dạng khác) trong ba chương trình đàm thoại chính luận đƣợc khảo sát đƣợc trình bày trong Bảng B9.1 [Phụ lục 3, phần 3.3].

Theo đó, những câu hỏi phản biện (có mục đích phản biện lại lập luận được đưa ra trước đó) hoặc câu hỏi phát sinh từ câu trả lời (có mục đích làm

rõ thêm thắc mắc phát sinh khi nghe câu trả lời) thường xuất hiện trong quá trình ghi hình, khi người dẫn chương trình và các khách mời đang đàm thoại, chứ khó có thể được ghi trước ở kịch bản. Bởi vì đây thường là những câu hỏi phát sinh trong tình huống thực tế, từ câu trả lời thực tế của khách mời. Có lẽ đó cũng là lý do mà số câu hỏi thuộc hai dạng này chiếm tỷ lệ ít hơn trong các chương trình trong diện khảo sát, như bảng B9.1 đã thể hiện.

Trong chương trình SK&BL phát sóng ngày 27/9/2014 nói về “Quyền được im lặng”, nhà báo Thu Hà đã chuẩn bị một số câu hỏi khung để hỏi các khách mời nhƣ sau:

- Câu hỏi kiểm tra: “Vì sao vừa rồi họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì chúng ta lại đưa ra vấn đề quyền được im lặng và thảo luận nhiều về vấn đề này như vậy?” (hỏi Đại biểu Quốc hội)

- Câu hỏi quan điểm: “Vì sao, theo các luật sư thì quyền được im lặng lại tốt hơn cho việc bảo vệ bị can và người bị tạm giữ..?” (hỏi Luật sƣ)

- Câu hỏi quan điểm: “Theo ông đó là một tiến bộ, nhưng tại sao đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có cơ hội áp dụng trong luật pháp của chúng ta?” (hỏi Luật sƣ)

- Câu hỏi quan điểm: “Trong phóng sự chúng tôi đ nêu, kể cả có đưa quyền được im lặng vào luật thì vấn đề thiếu luật sư cũng như luật sư vào cuộc còn thưa. Theo ông điều đó có thể lý giải như thế nào và liệu đó có phải là cản trở chính khiến chúng ta chưa thể áp dụng quyền được im lặng này hay không?” (hỏi Luật sƣ)

- Câu hỏi quan điểm: “Ông nghĩ thế nào về nguyên tắc suy đoán vô tội

đ được đưa vào hiến pháp…?” (hỏi Đại biểu Quốc hội) v.v.

- “Ở đây có hai quan điểm tương đối rõ ràng. Một quan điểm là chưa nên đưa vào luật, một bên là nên đưa vào luật. Và quan điểm chưa đưa vào

luật chủ yếu là bên điều tra như là bên công an. Còn các luật sư rất ủng hộ việc đưa quyền đó vào luật. Vì sao ạ?” (hỏi Đại biểu Quốc hội)

Dù tỉ lệ các câu hỏi là nhƣ vậy, nhƣng chúng đều có tác dụng làm rõ đề tài của chương trình. Các câu hỏi mang tính phản biện hoặc phát sinh từ câu trả lời thường sẽ tạo ra những tranh luận hoặc kịch tính, khiến chương trình thú vị và hấp dẫn.

Chương trình ĐTCS ngày 5/3/2014 làm về chủ đề “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước” cũng đƣa ra câu hỏi cho các khách mời nhƣ sau:

- Câu hỏi quan điểm: “Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông Nguyễn Đình Cung. Trước khi chúng ta bàn về những vấn đề phải làm cho 2 năm tới đây, thì có lẽ chúng ta cần xác định một chút, là tại sao trong suốt những năm vừa qua chúng ta đ bị chậm trễ?

- Câu hỏi quan điểm: “Ở đây xin được nghe phần bình luận thêm của

ông Vũ M o, nếu khu biệt lại từ năm 2011 chúng ta đ bị chậm lại?

- Câu hỏi quan điểm: “Xin mời ý kiến bình luận thêm của ông Vũ Đình Ánh…?

- Câu hỏi kiểm tra: “Liên quan đến vấn đề cách làm xin được hỏi ông

Vũ Đình Ánh. Chúng ta cổ phần hoá như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố rất quan trọng là chúng ta phải xác định được mục tiêu cổ phần hoá để làm gì. Theo ý kiến đánh giá của ông có phải chăng hiện nay nhiều l nh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa xác định được thực sự mục tiêu mà đơn vị mình cần phải cổ phần hoá?

- Câu hỏi quan điểm: “Thưa ông Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh giá của thị trường đang thấp như hiện nay thì doanh nghiệp không dám bán vì sợ lỗ. Vậy làm cách nào để giải toả áp lực này cho các doanh nghiệp?” v.v.

Trong chương trình 45 phút, nhà báo Trần Ngọc Châu đã phỏng vấn Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (nay là Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước) vào những ngày cuối năm 2014 với loạt câu hỏi quan điểm và câu hỏi kiểm tra nhƣ sau:

- “Quay trở lại với tình hình giải quyết nợ xấu, nó có những chiều

hướng tích cực hay có những lo lắng từ phía người quản lý nguồn nợ này?

- “Xin chị cho biết số nợ mà VAMC mua về đ được xử lý như thế nào?

- “Anh Trần Đình Thiên - chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề nợ xấu phải được giải quyết bằng tiền tươi thóc thật. Vậy ý kiến của chị về vấn đề này như thế nào ạ?

- “Ngân hàng nhà nước định đề xuất tăng vốn cho VAMC từ 500 tỷ lên 2000 tỷ. Tại sao lại như vậy?

- “Nhìn trong toàn cảnh, chị thấy bức tranh chiều hướng tích cực hay

đáng lo ngại?” v.v.

- “Chúng ta cần phải thúc đẩy vấn đề tín dụng thì theo chị tỷ lệ 12%

năm nay có đạt được không?

Có thể thấy, đối với những người dẫn chương trình cẩn trọng và có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, kịch bản trong tay họ sẽ chi tiết hơn những gì gửi cho khách mời xem trước. Phần “chi tiết hơn” ấy có thể là những câu hỏi “sâu”

hơn, “góc cạnh” hơn, hoặc khiêu khích hơn dành cho khách mời. Bên cạnh đó, những câu hỏi chi tiết hơn ấy cũng có thể là những nội dung đƣợc chi tiết hoá, đi vào một khía cạnh cụ thể nào đó của câu hỏi khung định sẵn. Hoặc đơn giản hơn, câu hỏi thêm chỉ là yêu cầu khách mời này bình luận về ý kiến của khách mời kia v.v. Rất nhiều chương trình đàm thoại trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn nhờ những câu hỏi nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 94 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(393 trang)
w