Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN
1.3. Các tiêu chí đánh giá tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình
Dựa vào những phân tích ở trên, đặc biệt là về biểu hiện của tính chính luận thông qua các yếu tố cấu thành chương trình đàm thoại truyền hình, tác giả luận án xác định các tiêu chí đánh giá tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình dựa theo chính các yếu tố cấu thành.
1.3.1. Đề tài chương trình thời sự và mang tính xã hội
Để đánh giá tính chính luận thông qua đề tài của chương trình đàm thoại truyền hình, cần xem xét đề tài chương trình có mang tính thời sự không, và có phải là vấn đề xã hội không (để phân biệt với câu chuyện cá nhân). Nếu một đề tài không cập nhật hoặc chỉ liên quan đến cá nhân, thì
không thuộc phạm vi chính luận, hay nói cách khác là không có tính chính luận.
Thông thường, để thu hút công chúng, đề tài mà chương trình chọn nên là một vấn đề thời sự đang nằm trong mối quan tâm của dƣ luận, đang đặt ra những câu hỏi, những mâu thuẫn cầm làm rõ. Sau khi chọn đƣợc đề tài, ê-kíp sản xuất sẽ tiến hành xây dựng nội dung kịch bản chương trình, trong đó có cả việc sẽ mời những khách mời nào phù hợp cũng nhƣ có những phóng sự, phỏng vấn, video clip gì trong chương trình. Vì thế, đề tài chương trình là bước đầu tiên cần thiết để xây dựng một chương trình đàm thoại chính luận, nên nó trở thành một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá tính chính luận của chương trình.
1.3.2. Câu hỏi trong chương trình tập trung làm rõ đề tài
Trong nội dung của chương trình đàm thoại chính luận, có một yếu tố rất quan trọng là kịch bản chương trình. Nói một cách dễ hiểu, kịch bản là bản kế hoạch nội dung của chương trình đó. Kịch bản chương trình cho người đọc nó biết được chương trình là gì, gồm những gì, có những ai, diễn ra theo trình tự nào… Nhìn vào kịch bản, một người không biết gì về chương trình cũng có thể hiểu được chương trình sẽ có nội dung như thế nào. Thông thường, đối với các chương trình truyền hình nói chung, kịch bản sẽ do người chịu trách nhiệm về mặt nội dung của chương trình viết. Đó có thể là đạo diễn chương trình, người tổ chức sản xuất chương trình, người biên tập chính của chương trình v.v.
Kịch bản của chương trình đàm thoại chính luận không quá khác biệt so với các chương trình đàm thoại truyền hình nói chung. Để có một kịch bản chính luận thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người dẫn chương trình. Chính vì thế, đối với chương trình đàm thoại chính luận truyền hình, kịch bản chương trình (chủ yếu là phần đàm thoại với những câu hỏi khách mời, và nội dung của các phóng sự linh kiện) sẽ do chính người dẫn
chương trình phụ trách, vì họ là người chịu trách nhiệm lớn nhất đối với việc thực hiện nội dung chương trình đó.
Trong các cấu phần của kịch bản đàm thoại, các câu hỏi là yếu tố cốt yếu nhất. Như đã đề cập, các câu hỏi trong kịch bản cần được chuẩn bị trước, và là những câu hỏi “khung” chắc chắn. Đó là những câu hỏi quan trọng, có khả năng khái quát cao các vấn đề trọng tâm trong chương trình và tạo ra các
“mảng” nội dung rõ rệt cho chương trình. Số lượng câu hỏi không cố định, nhưng chương trình có thời lượng dài hơn sẽ có thể có nhiều câu hỏi hơn.
Việc kịch bản chương trình phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và có trước khi ghi hình là cần thiết bởi hai lý do. Thứ nhất, nó tạo điều kiện cho người dẫn chương trình nắm rõ được chương trình và có sự chủ động cần thiết. Thứ hai, nó giúp người dẫn chương trình thuyết phục được khách mời tham gia chương trình. Bởi nhiều khách mời chỉ nhận lời tham gia khi họ đƣợc biết không chỉ về chủ đề chương trình mà còn về nội dung cụ thể của từng câu hỏi.
Vì thế, để đảm bảo mạch chương trình diễn ra đúng như mong muốn của ê-kíp sản xuất, kịch bản của chương trình cần có một bộ khung câu hỏi chắc chắn với những câu hỏi “đinh” - những câu quan trọng và chắc chắn sẽ hỏi. Nội dung của các câu hỏi sẽ tập trung vào việc làm rõ đề tài của chương trình đàm thoại. Theo đó, các dạng câu hỏi mang tính chính luận sẽ thường là:
câu hỏi kiểm tra, câu hỏi phản biện, câu hỏi phát sinh từ câu trả lời, câu hỏi quan điểm, câu hỏi khiêu khích… Những câu hỏi này đƣợc sử dụng càng nhiều trong đàm thoại thì càng “mổ xẻ”, “đào sâu” thêm đƣợc vấn đề, càng thể hiện đậm nét tính chính luận. Đồng thời, “về nội dung, các câu hỏi được xây dựng hết sức mạch lạc, có mở đầu, dẫn dắt và kết thúc vấn đề một cách khoa học và logic.” [Phụ lục 5, Chuyên gia 4]
Ngoài ra, kịch bản chương trình cũng cần để ngỏ cho những đoạn cao trào có thể xuất hiện trong quá trình ghi hình thực tế. Khi ấy, vai trò của người dẫn chương trình được đề cao với việc chủ động ứng phó, xử lý tình
huống bằng những câu hỏi bổ sung thêm, những đoạn bình luận hoặc tranh luận cùng khách mời. Nhiều khi chính những câu hỏi, những đoạn tranh luận, bình luận ngoài kịch bản mới làm cho cuộc đàm thoại trở nên “đắt giá”, đáng xem.
1.3.3. Khách mời từ hai người trở lên, có liên quan tới đề tài, và có khả năng diễn đạt
Về phía khách mời, nên có từ hai đến ba người, với điều kiện các góc độ, tƣ cách mà họ đại diện phải tiêu biểu và không giống nhau. Bởi khách mời của chương trình đàm thoại truyền hình mang tính chính luận là một yếu tố rất quan trọng. Tính chính luận của chương trình được làm rõ hơn hay không cũng là nhờ yếu tố khách mời, nhƣ ý kiến của một đạo diễn rằng:
Do tính chuyên biệt về nội dung của chương trình tôi làm đạo diễn mà khách tham gia thường xuyên là các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp... Nếu mỗi chủ đề của chương trình đều có đủ ba phía này tham gia trao đổi, tranh luận với nhau, thì chương trình sẽ rất lý tưởng vì có thể giải quyết được vấn đề đặt ra một cách thuyết phục. [Phụ lục 5, Đạo diễn 2]
Nếu có thể, ê-kíp sản xuất nên mời hai khách mời có quan điểm trái ngược nhau để tạo tính đa chiều, tăng kịch tính cho chương trình, còn một khách mời còn lại có quan điểm trung gian để làm hài hoà không khí chương trình.
Cấu trúc phải nêu ra đƣợc vấn đề, nó phải bàn bạc, bàn luận làm sao làm sáng tỏ, soi sáng vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau, từ những lập luận khác nhau của những ý kiến khác nhau. [Phụ lục 5, Quản lý 1]
Bên cạnh đó, mức độ liên quan đến đề tài của khách mời cũng là yếu tố góp phần khẳng định tính chính luận trong chương trình. Khách mời càng liên quan cao thì thông tin cung cấp càng giá trị và có chiều sâu, độ tin cậy.
Ngoài những yếu tố trên, khả năng diễn đạt của khách mời là một yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng lại thể hiện đặc trưng của chính luận truyền hình. Đó là do yêu cầu phải xuất hiện trước ống kính máy quay và thể hiện cuộc đàm thoại qua ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ… nên nếu nhƣ không có khả năng diễn đạt, thì dù khách mời có vai trò phù hợp đến mấy đối với đề tài thì cũng không thể hoàn thành vai trò làm khách mời của đàm thoại.
Những đặc điểm này đƣợc củng cố thêm từ việc tổng hợp từ các ý kiến trong phần trả lời phỏng vấn sâu:
- “Chương trình có GS. Ngô Bảo Châu hoặc một ông bộ trưởng, thứ trưởng chắc chắn sẽ thu hút khán giả. Nhưng ngoài sự nổi tiếng và sự quan trọng ra thì cũng cần xem xem họ nói năng, phân tích có hấp dẫn không.” [Phụ lục 5, Quay phim 1]
- “Cần lựa chọn khách mời phù hợp, có chuyên môn và có khả năng nói lưu loát, diễn đạt linh hoạt.” [Phụ lục 5, Chuyên gia 1]
- “Đối với khách mời, rất nguy hiểm nếu như mà mời phải những khách mời không phù hợp với nội dung chương trình, khi đó thì những gì họ trao đổi với nhau không thể sâu sắc, sẽ bị “vênh”.”
[Phụ lục 5, Quay phim 2]
- “Khách mời thiếu trình độ, bàn luận thiếu hấp dẫn thì không thể hay được, phải là những người có kinh nghiệm. Và ngay cả những người
đ nổi tiếng rồi đôi lúc có thể chưa hấp dẫn.” [Phục lục 5, Quản lý 1]
Điều này không khó hình dung, bởi vì với một chương trình cần sự tranh luận, thảo luận đa chiều, chi tiết về vấn đề, thì các khách mời cần phải có kiến thức, có góc nhìn sâu rộng về vấn đề, cũng nhƣ diễn đạt đƣợc một cách sáng rõ những điều mình muốn nói.
1.3.4. Người dẫn chương trình có kỹ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt, lập luận
Trình độ, kỹ năng của người dẫn chương trình cũng là một tiêu chí để đánh giá tính chính luận. Người dẫn chương trình trong chương trình đàm thoại có tính chính luận cần đáp ứng đƣợc một số yêu cầu căn bản để đảm bảo chương trình thành công như: phải là người hiểu tường tận vấn đề chủ đề của chương trình cũng như nắm rõ nội dung và kịch bản chương trình, có khả năng kết nối, lập luận và dẫn dắt… Trong phỏng vấn của của luận án, có một số ý kiến đáng lưu ý liên quan đến tiêu chí đối với người dẫn đàm thoại truyền hình hoặc còn đƣợc gọi là nhà bình luận, bình luận viên:
Nhà bình luận cần có một số tiêu chí: Thứ nhất là phải học hỏi không ngừng. Thứ hai là trách nhiệm với khán giả, tuyệt đối không thể “chém gió”… Thứ ba, bình luận viên phải có cái duyên, có sự tự tin và sự kinh nghiệm. Thứ tƣ, bình luận viên phải có khả năng tương tác, đặt câu hỏi. Thứ năm, bình luận viên phải có khả năng chịu áp lực. Đối với mỗi bình luận viên thì áp lực lớn nhất sẽ đến từ phía khán giả, là trách nhiệm đối với những lời mình nói và sự định hướng mà mình đã tạo ra cho công chúng. [Phụ lục 5, Người dẫn chương trình 3]
Đối với đàm thoại chính luận truyền hình, nếu không phải là chính người dẫn chương trình viết, biên tập lời dẫn, nội dung kịch bản của mình, thì chương trình khó đạt được tính chính luận do người dẫn không hiểu sâu và nắm rõ đƣợc vấn đề để có thể cùng tranh luận với khách mời cũng nhƣ dẫn dắt câu chuyện linh hoạt theo diễn biến đàm thoại. Đây cũng là ý mà một đạo diễn chia sẻ:
Mặc dù phải tuân thủ theo sườn kịch bản có sẵn, nhưng việc nảy ra những câu hỏi phát sinh và xử lý những tình huống ngoài dự kiến là chuyện bình thường và người dẫn chương trình luôn phải chuẩn bị tâm lý trước. Ví dụ một số tình
huống có thể là: khách mời trả lời quá ngắn so với mong đợi;
khách mời đánh trống lảng không trả lời vào trọng tâm; khách nói lan man sang chủ đề khác; khách mời hỏi ngược lại người dẫn về một nội dung khác.... Vì thế, theo tôi, không
phải cứ người dẫn hỏi câu gì, khách mời trả lời câu ấy là chương trình thành công, mà quan trọng là không khí mà người dẫn có thể tạo ra cho chương trình, hứng thú mà người dẫn có thể khơi lên ở mỗi khách mời, thông qua cách đặt câu hỏi, cũng nhƣ cách xen cài những lời phân tích của mình. [Phụ lục 5, Đạo diễn 2]
Vì yếu tố bất ngờ sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình đàm thoại, kịch bản chương trình phải hết sức linh hoạt dựa trên phần khung cơ bản.
Và điều này phải đƣợc thống nhất giữa nhóm sản xuất, đặc biệt là giữa đạo diễn chương trình và người dẫn chương trình, để việc ghi hình được thuận lợi, tránh tình trạng không hiểu ý nhau dẫn đến nhầm lẫn không đáng có.
Khi máy quay bắt đầu bấm, tất cả diễn biến đàm thoại sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt cũng như sự nhạy bén của người dẫn chương trình. Bởi họ là gương mặt đại diện cho cả ê-kíp sản xuất, cho cả chương trình trong việc chuyển tải nội dung thông điệp của chương trình đến khán giả, cũng như phụ trách trò chuyện với khách mời. Đây cũng là một thực tế củng cố thêm vị trí quan trọng của người dẫn trong chương trình đàm thoại truyền hình mang tính chính luận.
Vì những yêu cầu đặc trưng như vậy mà người dẫn chương trình các đàm thoại mang tính chính luận thường là những nhà báo, phóng viên, biên tập viên đã có kinh nghiệm, có sự tự tin, chuyên nghiệp trong xử lý các sự cố và làm chủ các tình huống phát sinh. Một hình thức chững chạc, đáng tin cậy đối với họ quan trọng hơn là gương mặt đẹp, vóc dáng chuẩn, dù những yếu tố này là rất quan trọng đối với nhiều người dẫn các chương trình khác.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng người dẫn không hoàn toàn là một thành viên bình đẳng trong đàm thoại. Bởi vì vai trò chính của người dẫn đàm thoại là phải tổ chức, khơi gợi, điều tiết không khí, giữ mạch nhịp của cuộc đàm thoại. Họ cũng là người tóm tắt, tổng kết các ý kiến, đại diện cho cơ quan báo chí nêu quan điểm. Đôi lúc họ có thể “dồn đuổi” để khách mời nói ra câu trả lời mình cần, nhƣng họ khó có thể ở vị trí bằng “vai” với các khách mời trong đàm thoại.
Tóm lại, nếu người dẫn chương trình có kỹ năng đặt câu hỏi tốt, có khả năng dẫn dắt đàm thoại để làm sáng tỏ vấn đề, có khả năng lập luận để phản biện, “đào sâu” thêm câu chuyện, thì chắc chắn tính chính luận của chương trình đàm thoại sẽ đƣợc đẩy lên.
1.3.5. Có phóng sự linh kiện phù hợp trong chương trình
Chương trình đàm thoại chính luận có phóng sự linh kiện sẽ được bổ sung thêm nội dung và làm giãn nhịp của đàm thoại, khiến chương trình có thêm điểm nhấn. “Các phóng sự xen kẽ phỏng vấn phục vụ tốt cho nội dung các câu hỏi và củng cố cho các nội dung bình luận.” [Phụ lục 5, Chuyên gia 4]
Nhƣ đã phân tích ở trên về sự liên quan giữa vị trí và chức năng của phóng sự linh kiện, chương trình có phóng sự linh kiện thì kết cấu chương trình sẽ rõ ràng và mạch lạc hơn. Vì thế, nó là một tiêu chí để đánh giá tính chính luận trong đàm thoại truyền hình.
1.3.6. Bối cảnh chương trình nghiêm túc, trang trọng
Không có quy định nào cụ thể đối với bối cảnh một chương trình đàm thoại, nhưng bối cảnh chương trình chắc chắn có liên quan đến nội dung chương trình. Do đó, nếu bối cảnh chương trình nghiêm túc, trang trọng thì chương trình sẽ có tính chất như vậy. Ngược lại, với chương trình mang tính giải trí, thường thì bối cảnh sẽ sinh động và bắt mắt.
Về mặt không gian, cuộc đàm thoại có thể được diễn ra ở trường quay trong nhà của đài truyền hình với thiết kế định sẵn của bối cảnh, hoặc linh động sản xuất ở ngoài trời hay bất cứ bối cảnh nào phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất. Nhưng dù được ghi hình ở đâu thì hình thức chương trình luôn luôn mang sắc thái trang trọng, nghiêm chỉnh. Khách mời và người dẫn chương trình thường ngồi tập trung, đối diện với nhau quanh một chiếc bàn, để những thành viên tham gia đàm thoại có sự giao tiếp trực diện và cảm thấy thoải mái nhất khi nói chuyện. Đây cũng là lý do mà nhiều người gọi dạng chương trình này bằng cái tên: tọa đàm.
Ngoài các tiêu chí trên, có một số yếu tố phụ góp phần đánh giá tính chính luận của đàm thoại truyền hình như các yếu tố bổ trợ. Chương trình đàm thoại truyền hình có một nhược điểm là chuyển tải nội dung dưới hình thức trò chuyện, trao đổi giữa các thành viên đàm thoại, và họ thường ngồi một chỗ để làm việc đó. Vì vậy, chương trình dễ trở nên nhàm chán và chỉ hấp dẫn đối tƣợng khán giả thích nghe lý lẽ và phân tích logic. Do thiếu đi những hình ảnh sinh động của đời sống (thế mạnh của những chương trình khác), chương trình đàm thoại truyền hình luôn cần hỗ trợ về mặt hình ảnh.
Trong khi các khách mời hoặc người dẫn chương trình nói, ê-kíp sản xuất thường chuẩn bị sẵn một số video clip hình ảnh có nội dung liên quan đến vấn đề đƣợc bàn luận, để trám hình, bổ sung thêm hình ảnh minh hoạ cho nội dung đang được nói đến. Việc trám hình thường được tổ chức theo hướng tách màn hình ra làm hai phần, một phần là gương mặt của khách mời đang nói, phần còn lại là hình ảnh đang đƣợc trám minh hoạ. Điều này sẽ giúp khán giả không cảm thấy nhàm chán khi theo dõi, đồng thời họ sẽ nhớ nội dung mà các thành viên đang trao đổi hơn nhờ ấn tƣợng thị giác.
Bên cạnh những video clip, nếu cần thiết, giữa các phần (mở đầu, phát triển, kết thúc vấn đề) có thể có gạt xen để ngắt nhịp chương trình… Tuy nhiên, những yếu tố này xuất hiện chỉ để ngắt nhịp cho chương trình đỡ dài, hoặc hỗ