Những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 151 - 167)

Chương 3 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH

3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Những yêu cầu đặt ra từ bối cảnh thực tiễn 3.1.1.1 Nhu cầu của công chúng thay đổi

Cùng với sự thay đổi và phát triển về diện mạo của báo chí - truyền thông, công chúng báo chí - truyền thông hiện nay cũng đã thay đổi. Nếu trước đây, truyền hình cho khán giả xem gì thì họ phải xem nấy vì không có quyền lựa chọn, thì hiện nay người xem truyền hình có thể chuyển kênh hoặc tắt ti-vi để đọc báo mạng điện tử nghe đài, hoặc xem mạng xã hội. Đời sống đƣợc cải thiện, dân trí cao hơn đã dẫn đến nhu cầu và đòi hỏi của họ đối với chất lƣợng các sản phẩm báo chí tăng lên.

Công chúng truyền hình ngày nay đƣợc chủ động chọn lựa những chương trình truyền hình mà mình yêu thích. Những người quan tâm đến tin tức chuyên biệt giờ đây không khó tìm kiếm nguồn tin, khi mà hàng loạt các kênh truyền hình chuyên biệt đã ra đời và học tập theo mô hình hoạt động của nước ngoài với chất lượng tương đối tốt. Chẳng hạn, những người quan tâm đến lĩnh vực kinh tế - tài chính đều có thể lựa chọn giữa các kênh VITV, FBNC... Với các kênh này, khán giả không chỉ dễ dàng cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, tài chính, thị trường, giá cả, mà còn có cơ hội đƣợc học hỏi, trau dồi thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này thông qua những bình luận, phân tích chuyên sâu. Tương tự như vậy, với các lĩnh vực nhƣ y tế, thể thao, âm nhạc, điện ảnh v.v.

Ngoài những kênh truyền hình trong nước đang ngày một hấp dẫn, công chúng truyền hình cũng được lựa chọn cả những kênh truyền hình nước ngoài nổi tiếng, với phần hỗ trợ phụ đề. Những khán giả là người hâm mộ của môn nghệ thuật thứ bảy có thể chọn lựa từ những bộ phim kinh điển của nhiều thập kỷ trước cho tới những bộ phim hiện đại với các khoản đầu tư hàng trăm triệu USD cùng những màn kỹ xảo hoành tráng trên những “ông lớn” nhƣ HBO, FoxMovie, Netflix…

Những ai đam mê khám phá tự nhiên, ham hiểu biết khoa học sẽ hoàn toàn hài lòng, trước những gì mà các kênh lâu đời và danh tiếng DiscoveryNational Geographic mang lại. Có thể nói đây là hai kênh hàng đầu thế giới, không chỉ về các chương trình khoa học, tự nhiên, mà còn là hai kênh đi đầu về mức độ đầu tư cũng như đẳng cấp chuyên nghiệp. Khá nhiều chương trình ở hai kênh này đã đƣợc dịch phụ đề khi phát trên truyền hình Việt Nam.

Hay những ai hâm mộ thể thao cũng không thể không biết đến ESPN, Foxsport - các kênh thể thao chuyên nghiệp với hình ảnh và màu sắc rất bắt mắt. Khi các chương trình và kênh thể thao của Việt Nam không tường thuật một trận quần vợt nào đó ở giải Wimbledon hoặc một trận bóng đá có đội mà khán giả yêu thích, họ có thể dễ dàng xem trên hai kênh thể thao quốc tế này.

Thực tiễn này đang khiến cho những người thực hiện đàm thoại chính luận phải chú trọng hơn đến công tác truyền thông, sao cho chương trình đến đƣợc với đối tƣợng khán giả mục tiêu, vốn cũng là công chúng của các chương trình chuyên biệt mang tính cạnh tranh cao.

Bên cạnh thông tin chuyên biệt, công chúng cũng có nhu cầu được cung cấp chuyên sâu những thông tin liên quan trực tiếp đến bản thân mình, ví dụ như thông tin về các chính sách liên quan đến y tế, giáo dục, tiền lương…

Cụ thể hơn, những thông tin này không chỉ đƣợc cung cấp một cách thông thường, mà cần được phân tích, giải thích để công chúng không chỉ biết mà còn hiểu về nó. Nói một cách khác, đó là thông tin mang tính diễn giải.

Đây là một trong những điều đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng cao hơn của công chúng đối với báo chí nói chung và truyền hình nói riêng.

Trong chương 4 của cuốn “Hơn cả tin tức: Tương lai của báo chí”, tác giả - nhà báo người Mỹ Mitchell Stephens, đã khẳng định sự lên ngôi của báo chí diễn giải trong thời đại này. Ông cho rằng:

Trong cuộc cạnh tranh mới để diễn giải về tin tức này, tốc độ vẫn là quan trọng, như vẫn thường thấy ở bất cứ thứ gì liên quan đến tin tức. Một số người trong chúng ta khó tránh khỏi việc click vào trang này trang kia, kỳ vọng đọc ngay những quan điểm đƣợc nêu lên nhanh nhất. Nhƣng khác với cuộc đua truyền thống trong việc tường thuật tin tức, trong cuộc đua này chiến thắng cuối cùng không phải là nhờ vào tốc độ mà là ở sự thông thái. [45, tr.162-163]

Ý kiến này cho thấy giờ đây những gì công chúng cần ở báo chí truyền thông không chỉ là tin tức đơn thuần, mà họ cần nghe những diễn giải hợp lý, xác đáng về một thông tin. Chính vì thế, để cho ra đời nhiều hơn các bài báo diễn giải, theo Mitchell Stephens, “nhà báo phải suy nghĩ nhiều hơn, về cách tường thuật, cách sử dụng nguồn tin, cách viết và cả về những bài báo của họ. Báo chí cần phải tiếp tục di chuyển theo hướng này không chỉ để nổi bật trên web mà còn để thông minh hơn, thú vị hơn và hiệu quả hơn” [45, tr.197].

Đây là lập luận cho thấy rõ ràng là báo chí cần phải “thông minh” hơn khi công chúng đã có trình độ cao hơn. Khả năng diễn giải thông tin sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của một tờ báo hay một kênh truyền hình…

Ví dụ ở Việt Nam, giá điện nói chung từ trước đến nay luôn là đề tài hấp dẫn với bạn đọc, bởi lẽ ngoài việc nó động chạm tới hầu hết mọi người, thì lý do chính là từ bấy lâu nay điện năng gần nhƣ là một ngành độc quyền.

Chính vì vậy, đề tài này hội đủ các yếu tố hấp dẫn vì nó dễ dàng lấy đƣợc sự quan tâm cũng nhƣ xúc cảm của bạn đọc.

Câu chuyện này nếu “chẻ nhỏ” ra thì có vô số đề tài, tuy nhiên, một đề tài đƣợc báo chí chủ yếu khai thác là cơ cấu biểu giá điện, qua đó có thể hình dung ra phương thức tính giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Các báo, khi nói về vấn đề này đều có khác biệt ít nhiều, tuy nhiên cơ bản đều xoay quanh việc giá điện chƣa thật sự minh bạch vì vẫn do EVN tự định đoạt (cho dù về hình thức thì quyền hạn của EVN chỉ ở chừng mực nhất định, còn sau đó vẫn là do Bộ Công thương và Chính phủ).

Đòi hỏi này nhìn chung là hợp lý vì hiện tại, dù EVN không độc quyền sản xuất điện nhƣng vẫn độc quyền truyền tải và bán lẻ điện, vì vậy rất khó xác định đƣợc chi phí thật để tính giá điện. Đó là chƣa nói đến một “điểm tựa” vững chắc cho những ẩn số về giá điện là bởi EVN còn đƣợc giao thực hiện một số nhiệm vụ công ích - một việc làm chỉ do Nhà nước đảm nhiệm vì nó không đem lại lợi ích về mặt kinh doanh.

Vì vậy, đây là kiểu đề tài “đến hẹn lại lên”, nghĩa là cứ mỗi khi cấp thẩm quyền tăng giá điện thì các báo lại đồng loạt phản biện. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập, ngoài những nội dung quen thuộc nhƣ cơ cấu giá đã phản ánh hợp lý chi phí chƣa, giá điện đã đảm bảo minh bạch chƣa…thì rất khó tìm đƣợc một sự khác biệt nổi trội giữa các báo. Hay nói cách khác, là khó tìm thấy mục tiêu phản biện đúng vào vấn đề thiết yếu nhất. Vậy vấn đề thiết yếu nhất, đối với người tiêu dùng, ở đây là gì? Thực tế nếu theo dõi nội dung này một cách có hệ thống sẽ không tránh khỏi cảm giác ngạc nhiên khi rất ít bài báo đề cập sâu sắc về sự hợp lý giữa các bước giá trong cơ cấu biểu giá bán điện, một khía cạnh thực sự có ý nghĩa cốt lõi vì nó liên quan trực tiếp đến túi tiền của từng gia đình.

Phải cho đến giữa năm 2015, vấn đề này mới đƣợc nhà báo Mạnh Quân, báo Thanh Niên đƣa ra với những lập luận thuyết phục, có chiều sâu.

Và dường như ngay lập tức nó trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội và báo chí. [95, truy cập ngày 10/9/2015, 10:01]

Sở dĩ vấn đề đƣợc báo Thanh Niên đƣa ra ngay lập tức thu hút sự chú ý của toàn xã hội là do từ trước đến giờ EVN lập luận rằng điện là mặt hàng cần hạn chế sử dụng vì nguồn tài nguyên có hạn. Do đó, càng dùng nhiều sẽ càng phải trả nhiều tiền. Cụ thể hóa quan điểm này, biểu giá bán điện thể hiện theo nguyên tắc sau: 100 kWh đầu tiên sẽ có giá thấp nhất (để người nghèo chi trả được), sau đó sẽ tăng dần, khi vượt một ngưỡng nhất định thì người dùng sẽ chịu giá rất cao (dành cho người giàu).

Thực tế, thiết kế biểu giá theo hướng tư duy này là chính xác và phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là khoảng cách giữa các mốc sử dụng để tăng giá. Và sự bất hợp lý giữa việc sắp đặt các bước giá với khoảng cách quá hẹp này chính là đề tài của báo Thanh Niên.

Cũng nói về giá điện, cũng chia sẻ quan điểm về lợi ích lâu dài đan xen giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhưng bài báo này có thể nói đã thể hiện đƣợc sự sắc sảo khác biệt, qua đó làm nổi bật giá trị phản biện, diễn giải giữa một “rừng” các bài báo liên quan đến vấn đề này.

Do vậy, nếu các chương trình đàm thoại chính luận cũng có thể tiếp cận các đề tài của mình theo cách chuyên sâu, sắc sảo này, thì chắc chắn sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của công chúng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với những người thực hiện đàm thoại chính luận, đặc biệt là người dẫn chương trình - người trực tiếp chuẩn bị câu hỏi, kịch bản để trao đổi, phân tích, bình luận cùng các chuyên gia, khách mời.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của các công nghệ truyền thông hiện đại, ngày nay nhu cầu xem truyền hình của công chúng đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt, phải nói đến sự chuyển dịch từ thói quen xem truyền hình qua vô tuyến sang nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để xem truyền hình.

Theo một báo cáo về Toàn cảnh Kỹ thuật số Toàn cầu của Công ty Nielsen (Công ty Thông tin và Đo lường toàn cầu), mặc dù ti-vi vẫn duy trì vị

trí của mình như là nền tảng phương tiện truyền thông được yêu thích của phần lớn khán giả tại Việt Nam, nhưng số lượng người sử dụng thiết bị điện tử cá nhân nhƣ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính… để xem truyền hình đã tăng mạnh.

Báo cáo này dựa trên một cuộc khảo sát 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia trong khoảng thời gian từ ngày 13/8 đến ngày 05/9 năm 2014.

Kết quả khảo sát cho thấy 62% người Việt Nam thích xem chương trình phim ảnh trên máy tính, nhiều hơn con số trung bình của thế giới là 47%; hơn 30%

người Việt Nam thích xem trên điện thoại đi dộng, trong khi con số trung bình của thế giới là 16%; và tỷ lệ người Việt Nam thích xem trên máy tính bảng là 26% (so với con số 17% trên toàn cầu) [96, truy cập ngày 30/4/2015, 11:00]. Theo Nielsen, “chương trình phim ảnh” được định nghĩa là bất kỳ loại nội dung nào như chương trình truyền hình, truyền hình cáp, các video chuyên nghiệp hay những nội dung do người dùng tạo ra được xem trên ti-vi, máy tính, thiết bị di động nhƣ điện thoại, máy tính bảng hay thiết bị đọc kỹ thuật số.

Việt Nam nằm trong top 10 nước dẫn đầu trên toàn thế giới khi nói đến việc xem trực tiếp các chương trình phim ảnh nhiều hơn khi các chương trình đó được gắn liền với phương tiện truyền thông xã hội. Ông Sinthu Peatrarut - Giám đốc Điều hành, Nhóm khách hàng truyền thông, thị trường Thái Lan, Philippines, Myanmar và Việt Nam của Nielsen nhận định rằng:

Điều rõ ràng là truyền hình vẫn còn ngự trị ở vị trí cao khi đề cập đến việc xem các chương trình phim ảnh, nhưng đã xuất hiện sự tăng đột biến về việc xem các chương trình phim ảnh thông qua thiết bị kết nối nhƣ máy tính, máy tính bảng và các thiết bị di động ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam [96, truy cập ngày 30/4/2015, 11:00].

Như vậy, trước thực tế không thể phủ nhận về việc gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để xem truyền hình, những người làm truyền hình thực sự phải có một cách tiếp cận mới đối với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền hình. Việc phát sóng truyền hình để công chúng thưởng thức qua ti-vi vẫn phải là ƣu tiên hàng đầu, nhƣng song song với đó, cần phải mở rộng thêm qua các “kênh” khác để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận qua các thiết bị điện tử cá nhân nhƣ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính...

Đồng nghĩa với quá trình này là việc sản xuất các sản phẩm truyền hình phải đa dạng hơn về định dạng (ví dụ định dạng một video dành cho điện thoại di động sẽ khác dành cho máy tính…), linh hoạt hơn trong việc quảng bá (quảng bá một sản phẩm truyền hình trên mạng xã hội sẽ không giống với trên ti- vi…), và nội dung cũng nhƣ dung lƣợng phải đƣợc biên tập cho phù hợp với đặc tính của video trên Internet là súc tích, ngắn gọn. Có nhƣ vậy, truyền hình mới không mất đi khán giả của mình.

3.1.1.2 Sự “nở rộ” của các chương trình truyền hình giải trí

Những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận của chương trình đàm thoại truyền hình không chỉ nằm ở nhu cầu công chúng, mà còn xuất phát từ chính những nội tại trong ngành truyền hình, đó là sự phát triển nở rộ của những chương trình truyền hình giải trí.

Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2015, cả nước có 66 đài phát thanh, truyền hình (trong đó có 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương), 105 kênh chương trình truyền hình quảng bá. Hệ thống truyền hình trả tiền đến hết năm 2015 có 31 đơn vị cung cấp dịch vụ với 73 kênh truyền hình và 09 kênh phát thanh trong nước. Số lượng kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền là 40 kênh. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt trên 98% diện tích cả nước. [90, truy cập ngày 04/4/2016, 14:03].

Những con số này cho thấy mảnh đất truyền hình “màu mỡ” đang thu hút rất đông các nhà đầu tƣ, và truyền hình vẫn là một kênh quảng cáo “ăn khách” để các doanh nghiệp tìm đến. Điều này một mặt là tin vui cho những người làm truyền hình, nhưng mặt khác cũng đặt ra áp lực về tính cạnh tranh trong nội bộ ngành này.

Hiện nay, không khó để khán giả tự thống kê những chương trình “hot”

đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng thường thuộc loại chương trình giải trí. Cụ thể hơn, đó là những game show (game show vận động: Sasuke Vietnam; game show trí tuệ: Ai là triệu phú), talent show - chương trình thi tài năng (Rap Việt, The Voice, Nhân tổ ẩn, Vietnam’s Got talent…), nhiều “show” được thể hiện dưới dạng các chương trình truyền hình thực tế (Amazing Race - Cuộc đua kì thú, The Face - Gương mặt thương hiệu, Vietnam’s Next Top Model…), hay nổi bật lên thời gian qua là những chương trình thi tấu hài như: Ơn Giời Cậu đây rồi, Cười xuyên Việt, Hội ngộ danh hài, Thách thức danh hài v.v.

Những chương trình này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng và thường được phát sóng vào khung “giờ vàng” của truyền hình hiện nay. Theo khảo sát, đo lường của Trung tâm Đo kiểm và Dịch vụ Phát thanh Truyền hình (viết tắt là VIETNAM-TAM), trong quý I năm 2016, khung giờ thu hút được lượng lớn nhất khán giả tại hai thị trường là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là từ 20 đến 22 giờ hằng ngày [103, truy cập ngày 16/6/2016, 15:20]. Vì thế đây sẽ là khung giờ hấp dẫn các doanh nghiệp muốn quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, đối với các chương trình đàm thoại chính luận trên truyền hình, việc các chương trình giải trí “tràn ngập”, thống trị sóng truyền hình không hẳn là một điều đáng mừng. Với nội dung hấp dẫn, dễ xem, giao diện bắt mắt, sự tham gia của những gương mặt nổi tiếng vào chương trình, các chương trình giải trí dễ dàng thu hút ngay lập tức được sự quan tâm của người

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 151 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(393 trang)
w