Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng tính chính luận

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 167 - 185)

Chương 3 NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH

3.2. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng tính chính luận

Từ những yêu cầu đặt ra đối với tính chính luận chương trình đàm thoại truyền hình nhƣ phân tích ở trên, nghiên cứu sinh xin đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tính chính luận trong các đàm thoại truyền hình hiện nay, gồm các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến chính các yếu tố cấu thành chương trình, và các giải pháp, khuyến nghị khác.

3.2.1. Các giải pháp và khuyến nghị liên quan đến các yếu tố cấu thành chương trình đàm thoại truyền hình

3.2.1.1. Đề tài của chương trình phải thời sự, được dư luận quan tâm Lựa chọn đƣợc một đề tài thu hút sự quan tâm của dƣ luận là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công của chương trình. Vì cũng tương tự như tít một bài báo có thể “níu kéo” mắt người đọc, đề tài của chương trình có thể

“giữ chân” khán giả trước màn hình vô tuyến và thuyết phục họ theo dõi chương trình.

Đây cũng là ý kiến của những người được phỏng vấn sâu trong nghiên cứu này của luận án:

Các chương trình chính luận dạng đàm thoại truyền hình cần phải đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin thời sự, thông tin sâu và đa chiều của dƣ luận, đặc biệt là những vấn đề nóng mà họ đang quan tâm và cần sự định hướng. Muốn chương trình hay thì những người làm chương trình phải hiểu được công chúng cần gì và “phục vụ” đúng “món”. [Phụ lục 5, Biên tập viên 2]

Nói đúng, nói thẳng, nói trọng tâm và nói những điều mà đại bộ phận người dân quan tâm. Nghĩa là “Nói những điều công chúng

cần, chứ không nói những điều ta cần nói”. Đó là điều đầu tiên phải làm để phát huy hiệu quả tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình. [Phụ lục 5, Quản lý 5]

Việc khán giả có ngồi từ đầu đến cuối chương trình hay không còn tuỳ thuộc vào diễn biến đàm thoại, vào khả năng phát triển và kết thúc vấn đề của chương trình. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng điều đầu tiên đưa họ đến với chương trình chính là đề tài của nó.

Ví dụ, trong bối cảnh nhiều vụ ấu dâm liên tục xảy ra tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt có cả vụ liên quan đến người nổi tiếng, nếu chương trình đàm thoại chính luận thực hiện về đề tài này, chắc chắn sẽ đƣợc dƣ luận quan tâm theo dõi. Ví dụ chương trình SK&BL phát sóng ngày 18/3/2017 với tiêu đề

Xâm hại tình dục trẻ em: Sự phòng ngừa là giải pháp căn cơ”.

Hay trong thời điểm loạt cây xanh tại Hà Nội sắp bị chặt hạ để phục vụ cho công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, chương trình đàm thoại chính luận có thể làm về đề tài “Tầm nhìn hạn chế trong quy hoạch qua dự định chặt cây xanh tại Hà Nội”.

Tương tự như vậy, trong thời điểm nhiều người nhập viện, tổn thương nội tạng, mù mắt, hoặc thậm chí tử vong do uống phải rƣợu giả, rƣợu tự pha chế được bán tràn lan, khó kiểm soát, chương trình sẽ hấp dẫn được công chúng nếu mang tên: “Rượu giả, tác hại thật: Trách nhiệm thuộc về ai?” v.v.

Điều cần lưu ý ở đây là những đề tài này cần được lựa chọn ở thời điểm nó đang đƣợc chú ý nhất, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều nhất, hoặc cần sự định hướng dư luận nhất (đặc biệt trong bối cảnh thông tin trên mạng xã hội rất dễ tạo thành nhiều làn sóng tiêu cực, khó kiểm chứng và định hướng)… Kết hợp với sự tham gia, phân tích, bàn luận, phản biện kịp thời của các khách mời tham gia đàm thoại, giúp đề tài trở nên sáng rõ, sâu sắc, đa chiều… thì chương trình chắc chắn tạo đƣợc “chỗ đứng” trong lòng khán giả của mình.

3.2.1.2. Nội dung câu hỏi tập trung làm rõ đề tài

Các câu hỏi trong kịch bản đàm thoại truyền hình cần phải tập trung làm rõ đề tài. Bởi nếu nhƣ đề tài đã là thứ đầu tiên thu hút công chúng đến với chương trình, thì những câu hỏi ngay lập tức cần phải đề cập đến những thắc mắc mà công chúng mong muốn có đáp án nhất.

Ví dụ, đối với số làm về đề tài “Vì sao dịch sởi bùng phát?

(19/4/2014), chương trình SK&BL đã mời được PGS.TS. Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ƣơng và PGS.TS. Trần Nhƣ Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới trao đổi.

Những câu hỏi mà nhà báo Thu Hà hỏi các khách mời đều tập trung làm rõ ngay những thắc mắc phổ biến về dịch sởi:

- Tình hình dịch sởi tính đến hôm nay là như thế nào? Số ca tử vong có tăng lên hay không?

- Số ca tử vong như vậy có phải là cao bất thường không?

- Vì sao con số tử vong tập trung chủ yếu ở Viện Nhi Trung ương?

- Là chuyên gia dịch tễ, ông đánh giá như thế nào về dịch sởi lần này?

- Bệnh sởi được coi là một bệnh lành tính, vì sao năm nay nó lại trở thành một căn bệnh gây chết người như vậy?

- Bệnh sởi rất dễ lây, tại sao ngay lúc đầu chúng ta không cách ly một cách tốt nhất để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện?

- Có phải bệnh sởi bùng phát như hiện nay có bắt nguồn từ việc tỉ lệ tiêm chủng giảm trong thời gian gần đây không?

Dựa trên những câu hỏi này, những khách mời vốn là các nhà quản lý giỏi chuyên môn này đã đƣa ra những phân tích mang tính khoa học và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn để công chúng có cái nhìn chính xác hơn về nguyên nhân bùng phát dịch sởi năm 2014, cũng như có phương án phòng chống bệnh phù hợp, kịp thời cho bản thân và gia đình mình.

Ví dụ trên cho thấy nếu nhƣ câu hỏi đúng nội dung và đúng đối tƣợng, sẽ khai thác đƣợc thông tin rất hiệu quả và góp phần lớn trong việc thể hiện

được tính chính luận của chương trình. Để có được những câu hỏi tốt, người dẫn chương trình cần đầu tư thời gian nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sự liên quan của khách mời với đề tài và dẫn dắt cuộc đàm thoại đi theo hướng logic nhất, hợp lý nhất có thể.

Giải pháp này có sự phụ thuộc rất lớn và nhóm thực hiện nội dung của chương trình đàm thoại truyền hình, trong đó vai trò chủ chốt là người dẫn chương trình. Thông thường, các góc độ nội dung xoay quay đề tài chương trình có thể do một vài người cùng khai thác, lên ý tưởng, nhưng người kết nối lại và cơ cấu lại các câu hỏi trong chương trình phải là người dẫn chương trình. Điều này sẽ dẫn đến giải pháp đƣợc trình bày tiếp theo đây.

3.2.1.3. Người dẫn chương trình nên là những nhà báo có kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị và kiến thức rộng

Như đã đề cập, đối với những chương trình mang tính tranh luận, bàn bạc, phân tích, đánh giá, người dẫn cần phải có trình độ, kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề mà chương trình đề cập tới. Giống như lời một người dẫn chương trình chính luận đã phát biểu: “Bộ phận làm chính luận phải là một nhóm các nhà báo có kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở đây để chọn được đề tài tốt, chọn được khách mời tốt, và dẫn được chương trình một cách tự tin và hấp dẫn.” [Phụ lục 5, Người dẫn chương trình 2]

Những điều này chỉ có thể có đƣợc qua quá trình làm nghề vất vả với những thành công và cả những thất bại. Đó là điều mà không phải người dẫn nào cũng có được. Bởi lẽ đó, việc tuyển chọn người đảm đương vị trí dẫn chương trình đàm thoại chính luận truyền hình thường được tiến hành bằng việc “khoanh vùng” trong số những ứng viên có tiềm năng nhất là các phóng viên, biên tập viên, nhà báo đã dày dặn kinh nghiệm thực tế. Đó là những người không chỉ có kiến thức, kinh nghiệm thu được từ những năm tháng lao động trong thực tiễn, mà còn có những mối quan hệ nghề nghiệp sâu rộng, vốn là điều rất hữu ích đối với những chương trình cần đến yếu tố khách mời

bên ngoài. Khi làm công việc của người dẫn chương trình đàm thoại truyền hình, những người này sẽ không chỉ là người dẫn dắt, tham gia trao đổi, bàn luận, mà còn có khả năng khai thác các quan hệ cá nhân để kết nối đƣợc những khách mời có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu khi tham gia chương trình.

Những ứng viên này cũng là những người có bản lĩnh và phong cách tác nghiệp vững vàng, tự tin, có kinh nghiệm và phương pháp xử lý tình huống già dặn. Những yếu tố này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của một người dẫn chương trình chính luận truyền hình.

Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được yêu cầu rất cao của vị trí dẫn chương trình chính luận truyền hình, các ứng viên còn cần phải có những kỹ năng cơ bản và năng khiếu của một người dẫn. Không phải người làm báo giỏi nào cũng có thể trở thành một người dẫn chương trình tốt. Trong thực tế, có những phóng viên, biên tập viên rất am hiểu thực tiễn, có kinh nghiệm và sự dày dặn, nhƣng khi xuất hiện trên màn hình thì lại ấp úng, hồi hộp, cứng nhắc. Do vậy, khi tuyển chọn những đối tượng này để làm người dẫn chương trình chính luận truyền hình, bên cạnh việc chắc chắn về kiến thức thì cũng cần phải quan tâm đến khả năng ăn nói, sự linh hoạt và khả năng thích ứng trước ống kính máy quay của họ.

Thêm vào đó, không giống những dạng chương trình khác, chương trình đàm thoại chính luận truyền hình mang dấu ấn sâu đậm của cá nhân người dẫn. Họ là người viết kịch bản, kiến tạo không khí của chương trình và quyết định đến sự thành bại của chương trình... cho nên vai trò và sự ảnh hưởng của người dẫn trong đàm thoại chính luận truyền hình là rất lớn. Vai trò quan trọng này đƣợc hình thành một cách tự nhiên, như một điểm đặc thù của dạng chương trình này. Chính do việc tham gia vào tất cả các khâu, các công đoạn sản xuất chương trình nên người dẫn luôn chủ động và thực sự gắn bó đến mức “hoá thân” vào chương trình để mang đến cho khán giả những thông tin có chất lƣợng cao nhất.

Vì thế, để tạo cơ sở cho sự thành công của đàm thoại chính luận truyền hình, lãnh đạo các đài và kênh truyền hình nên giao cho nhà báo đã đƣợc chọn để dẫn chương trình phụ trách luôn chương trình mà mình dẫn, chứ không chỉ đóng góp ở khía cạnh dẫn chương trình. Có như vậy, mọi khâu, mọi bước trong chương trình sẽ được họ trực tiếp tham gia, giám sát với trách nhiệm cao nhất. Việc giao trách nhiệm này cần đƣợc thực hiện ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình sản xuất để khẳng định vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm của họ trong chương trình. Điều này sẽ giúp họ phát huy cao nhất khả năng tổ chức, sáng tạo, dẫn dắt của mình, tạo cơ hội cho họ đóng góp nhiều nhất đối với chương trình.

Điều này được rút ra từ việc khảo sát ba chương trình ở chương 2, khi những người phụ trách các chương trình cũng chính là người dẫn chương trình với xuất thân đều là những nhà báo dày dặn kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng để đảm bảo tính chính luận là người dẫn chương trình, trong khi thực hiện chương trình, phải luôn tự hỏi mình xem: câu hỏi, vấn đề mà chương trình đặt ra đã được trả lời, phân tích thoả đáng chƣa. Nếu chƣa thì còn cần làm rõ những điểm nào. Nếu rồi thì cần phải nhấn mạnh vào nội dung nào. Bởi vì thời lượng chương trình là không ngắn và có rất nhiều chi tiết, nhiều thông tin, nên người dẫn rất có thể sẽ bị lâm vào một “ma trận” mà quên đi cốt lõi vấn đề cần làm rõ. Do đó, việc tập trung cao độ vào những nội dung “xương cốt” của vấn đề là điều mà người dẫn chương trình đàm thoại chính luận phải nằm lòng.

Từ những phân tích trên có thể thấy việc nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp, đối với người dẫn chương trình nói riêng và mọi nghề nghiệp khác nói chung, không thể chỉ trong một sớm một chiều mà phải qua một quá trình dày công vun đắp. Chính vì vậy, những người dễ nản lòng, không kiên trì rèn luyện, bồi dƣỡng thì khó theo đƣợc nghề này.

Một người dẫn chương trình chính luận truyền hình muốn trau dồi kiến thức và bản lĩnh cho mình, không có cách nào khác là học hỏi từ những phần nhỏ nhất trong chính công việc hằng ngày cùng ê-kíp của mình. Họ phải thực sự hiểu công việc của những vị trí khác, cũng nhƣ nắm đƣợc các nội dung phối hợp, bởi chương trình họ dẫn không thể thành công nếu thiếu đi sự hợp tác ăn ý giữa các bộ phận. Khi là một người phụ trách và dẫn chương trình đàm thoại chính luận, họ phải là người hiểu biết và thành thạo nhất trong ê- kíp.

Để bồi dƣỡng kiến thức cho bản thân mình, nếu chƣa hiểu biết nhiều về đề tài nào đó, họ cần phải bổ sung thông qua sách vở, tài liệu, qua gặp gỡ, trao đổi với những người hiểu biết, với các chuyên gia, để khi dẫn chương trình về đề tài ấy, họ cũng phải là một chuyên gia và có đủ khả năng theo kịp cuộc tranh luận cùng những chuyên gia khác, thậm chí phải biết đặt câu hỏi phản biện, biết bảo vệ những lý lẽ của mình trước những ý kiến trái ngược.

Để làm đƣợc đều này, bí quyết nằm ở sự nỗ lực của chính bản thân người dẫn chương trình. Đây cũng là điều căn bản nhất làm nên sự nghiệp của một người dẫn chương trình. Họ phải luôn có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, rèn luyện năng lực nghề nghiệp của mình. Có nhƣ vậy, con đường mà họ theo đuổi mới chắc chắn và rộng mở. Qua việc tham gia thực hiện nhiều chương trình, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người dẫn sẽ đƣợc tích lũy đầy đặn dần lên và giúp họ ngày càng làm tốt hơn công việc của mình.

Một người dẫn chương trình dù có hình thức tốt nhưng chất lượng dẫn nhạt nhòa sẽ rất khó có được cảm tình của công chúng khán giả. Một người dẫn chương trình thành công trước hết phải để lại trong lòng công chúng những ấn tƣợng về sự thông minh, linh hoạt, nhạy cảm và vốn tri thức, vốn văn hóa chứ không phải là ở gương mặt hay thân hình đẹp. Luôn học hỏi, đam mê với nghề và nghiêm túc với từng công việc... chính là những điều đã làm

nên thành công của những người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới nhƣ Larry King, Oprah Winfrey, hay Conan O‟Brien, mặc dù hình thức của họ không hề có ưu thế so với nhiều người khác.

3.2.1.4. Khách mời phải ở đúng vai và có khả năng diễn đạt tốt

Đặc điểm và cũng là đặc trƣng thu hút sự chú ý của khán giả đối với đàm thoại chính luận trên truyền hình chính là yếu tố “bình”. Cũng là phân tích, lập luận, giải thích, bình luận, nhƣng nếu không thuyết phục, kém sắc sảo, thì chương trình khó có thể được công chúng đón nhận. Do đó, để chương trình ra đời và tồn tại được trong lòng người xem, ê-kíp sản xuất chương trình, đặc biệt là người dẫn chương trình, phải hết sức cố gắng trong việc duy trì chất lượng chương trình. Muốn vậy, một điều kiện rất quan trọng là cần phải có đƣợc những bình luận sắc sảo, kịp thời đối với mỗi chủ đề mà chương trình lựa chọn.

Xét ở góc độ cá nhân, khách mời tốt sẽ giúp người dẫn rất nhiều trong việc xây dựng chất lượng tốt cho chương trình, và tạo ra một chương trình có những phần bình luận thuyết phục. Tiêu chí để chọn khách mời thường là: ở vai trò phù hợp để trả lời, và có khả năng diễn đạt, lập luận tốt. Cụ thể hơn, một khách mời ở vai trò phù hợp để trả lời về vấn đề chủ đề của chương trình tức là khách mời đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề và có trách nhiệm, khả năng giải đáp những câu hỏi về vấn đề đó một cách thoả đáng.

Ví dụ, với một đề tài nói về tình trạng ô nhiễm môi trường tại nông thôn, khách mời ở vai phù hợp sẽ là: một đại diện của Tổng cục Môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường, một Bí thư xã uỷ, huyện uỷ hoặc tỉnh uỷ tại nơi ô nhiễm, một chuyên gia về môi trường độc lập. Hay với đề tài về những khó khăn trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khách mời cần phải có: đại diện cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề này (Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ƣơng/Vụ Đổi mới Doanh nghiệp -

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 167 - 185)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(393 trang)
w