Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH CHÍNH LUẬN
1.2. Cơ sở thực tiễn của tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam
1.2.1. Thống kê các chương trình đàm thoại chính luận truyền hình ở Việt Nam từ thời điểm khảo sát đến nay
Do có thể bám sát để phản ánh mọi vấn đề của đời sống xã hội, xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa - giáo, văn hóa... nên tác phẩm chính luận báo chí luôn thu hút sự quan tâm trên diện rộng của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt những vấn đề động chạm đến quyền lợi của số đông công chúng như giá bán điện, phí cầu đường, viện phí khám chữa bệnh v.v.
Không thu hút công chúng bằng những tin tức “giật gân”, câu khách, nhƣng các đề tài của tác phẩm chính luận lại luôn vƣợt trội về sức hút đối với đông đảo công chúng. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi công chúng luôn quan tâm đến những lợi ích thiết thực, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của chính họ. Khán giả hay độc giả có thể xem, đọc một số lần chuyện ca sỹ nổi tiếng nào đó đang có hành vi gây sốc, nhƣng họ sẽ không tiếp tục quan tâm mãi về những chuyện nhƣ vậy, bởi họ cần phải quan tâm về những vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình như: đại dịch COVID-19, nạn thực phẩm bẩn, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng phí giao thông tăng vô tội vạ... mà báo chí vẫn đăng tải.
Bất kỳ ai, ở bất cứ vị trí xã hội hay giới tính nào cũng đều không thể bàng quan trước những vấn đề này vì nó liên quan trực tiếp đến bản thân và gia đình họ. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm trước, những
người làm báo chí phát thanh ở nước Pháp đã nhận xét: có hai “bí quyết” làm cho phát thanh ở nước Pháp có thể tiếp tục phát huy ưu thế trong việc chiếm lĩnh công chúng: thứ nhất là sử dụng phương thức phát thanh trực tiếp; thứ hai là thông tin về những điều gần gũi với cuộc sống hằng ngày của công chúng.
Cũng giống các thể loại báo chí khác nhƣ tin, phóng sự… đàm thoại truyền hình thông tin về những vấn đề thời sự đó, nhƣng với một năng lực phân tích, phản biện đa chiều và sâu sắc về vấn đề. Chính vì thế, không chỉ biết đến vấn đề, mà công chúng còn có thể hiểu về vấn đề đó. Vấn đề trở nên sáng rõ hơn trong mắt công chúng. Đây là năng lực mà hiếm thể loại nào khác có đƣợc.
Chính vì vậy, tính chính luận trong các tác phẩm báo chí nói chung và trong chương trình đàm thoại truyền hình nói riêng có vai trò không nhỏ trong việc định hình nên thương hiệu của chương trình. Trên thực tế, có rất nhiều cơ quan báo chí thuộc đủ mọi loại hình, đặc biệt là truyền hình, đều tận dụng tối đa ƣu điểm của tính chính luận để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của thương hiệu.
Chỉ tính riêng ở Đài THVN, đã từng và đang có rất nhiều chương trình đàm thoại định kỳ có tính chính luận tạo nên thương hiệu như: Đối thoại Chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1), Toàn cảnh Thế giới (VTV1), Dân hỏi Bộ trưởng trả lời (VTV1), 60 phút Mở (VTV1), Người đương thời (VTV3), Chuyện đương thời (VTV1), Nghĩ mở nói thẳng (VTV2), Đối thoại trẻ (VTV6), Điểm nóng (VTV6), Tôi lên tiếng (VTV6)…
Các đài, kênh truyền hình lớn khác cũng đã và đang có rất nhiều chương trình đàm thoại có tiếng: Truyền hình Thông tấn (Vnews): Tiêu điểm Kinh tế, Thế giới 360 độ; Truyền hình Nhân Dân: Tâm điểm, Nhìn từ Hà Nội, Nói thẳng, Bình luận Phê phán; Truyền hình Quốc phòng Việt Nam: Người quan sát, Nhận diện sự thật; ,Truyền hình Quốc hội: Câu chuyện hôm nay;
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC: Góc nhìn thẳng (VTC1), Focus in Vietnam (VTC10) v.v.
Các đài truyền hình ở địa phương cũng không phải ngoại lệ: Đài Truyền hình TP.HCM: Đối thoại mỗi ngày (HTV9), Nói và làm, Góc nhìn HTV…; Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội: Hà Nội - Những góc nhìn; Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh: Dân hỏi - L nh đạo trả lời; Đài Phát thanh - Truyền hình Hƣng Yên: Cùng bàn luận v.v.
Các kênh truyền hình chuyên biệt cũng không nằm ngoài xu thế với những chương trình đã và đang phát sóng: Kênh Kinh tế FBNC: Zoom, 45 phút, Smart Money…; Kênh Kinh doanh - Tài chính VITV: Đối thoại, VITV Trò chuyện, Thế giới Sự kiện…
Tác giả luận án đã thống kê các chương trình đàm thoại chính luận truyền hình đƣợc phát sóng trên các đài, kênh tại Việt Nam từ thời điểm khảo sát (năm 2014) đến đến tháng 07 năm 2019 [Phụ lục 6].
Qua bảng thống kê, có thể thấy các chương trình này có thời lượng dao động chủ yếu từ 10 đến 45 phút. Trong đó, số chương trình có thời lượng từ 10 đến 15 phút là 5 chương trình; số chương trình có thời lượng từ 20 đến 25 phút là 2 chương trình; 14 chương trình có thời lượng 30 phút; và 4 chương trình có thời lƣợng 40 đến 90 phút.
Thời gian phát sóng của các đàm thoại chính luận truyền hình trên ở vào hai khung giờ sáng và chiều. Trong đó, khung giờ sáng chủ yếu từ 8 giờ đến 9 giờ 30; khung giờ chiều chủ yếu từ 18 giờ 30 phút đến 22 giờ.
Các chương trình chủ yếu được thực hiện trong trường quay, với một người dẫn chương trình. Số khách mời dao động tuỳ thuộc vào thời lượng chương trình. Nếu chương trình chỉ từ 10 đến 15 phút, thường chỉ có một khách mời. Chương trình 30 phút thường có hai khách mời. Chương trình từ 45 phút trở lên có thể có ba khách mời hoặc thậm chí nhiều hơn.
Có những chương trình được phát sóng trực tiếp (Sự kiện & Bình luận, Toàn cảnh Thế giới…), nhưng đa số các chương trình được ghi hình trước và phát sóng sau. Có chương trình khi đàm thoại còn mời khán giả đến trường quay để tham dự (60 phút mở), có chương trình thì nhận điện thoại của khán giả trong khi đàm thoại để giải đáp các thắc mắc, bổ sung thêm thông tin, góp phần làm sáng tỏ vấn đề (Đối thoại), hoặc có chương trình đôi lúc tổ chức kết nối cầu truyền hình với khách mời trường quay và khách mời nơi khác để đàm thoại (Sự kiện và Bình luận). Các chương trình có thời lượng từ 30 phút trở lên hầu nhƣ đều có phóng sự hoặc video clip linh kiện phát vào vị trí đầu, giữa, hoặc cuối chương trình. Hình thức đàm thoại chủ yếu là ngồi trò chuyện, nhưng cũng có chương trình các thành viên đều đứng để trao đổi (Vấn đề hôm nay). Các chương trình có thể được thực hiện trong trường quay có phông ảo hoặc trong một bối cảnh cố định, nhưng cũng có chương trình chọn bối cảnh linh hoạt ở ngoại cảnh để thực hiện cho từng số (Góc nhìn HTV).
Nhìn chung, các chương trình đàm thoại có tính chính luận hiện nay trên truyền hình Việt Nam đều là những chương trình đòi hỏi người dẫn chương trình có kinh nghiệm. Có thể nhận thấy rất rõ điều này qua một số kênh truyền hình nhƣ VTV1, VITV, FBNC… Lãnh đạo kênh đều dành những mối quan tâm lớn nhất cho việc xác lập dấu ấn của kênh qua những chương trình “đinh”, được phát vào giờ “vàng” và chương trình được giao cho những nhà báo giàu kinh nghiệm, có bản lĩnh và năng lực của kênh. Ở VTV1 có chuyên mục “Đối thoại Chính sách” từng do hai nhà báo kiêm Phó trưởng ban Thời sự đương thời là Lê Ngọc Quang (nay là Tổng Giám đốc Đài THVN) và Lê Quang Minh (nay là Giám đốc Trung tâm VTV Digital) đảm nhiệm; ở VITV là “Đối thoại” do chính Giám đốc kênh Bùi Thị Phương Chi phụ trách, còn ở FBNC thì do nguyên Giám đốc FBNC - nhà báo Trần Ngọc Châu trực tiếp thực hiện.
Do vậy, không phải là nói quá khi cho rằng tính chính luận giúp định hình nên thương hiệu của chương trình đàm thoại truyền hình, và cũng có thể nói qua đó khẳng định thêm thương hiệu của nhà đài. Về điều này, một trong những người từng tạo nên thương hiệu cho chương trình Sự kiện và Bình luận ở thời kì đầu, người dẫn chương trình kiêm phóng viên Phạm Văn Thành ví von rằng chương trình đàm thoại chính luận như một “cỗ xe tăng chủ lực” của một “binh đoàn” truyền hình.
Do các chương trình đàm thoại giải trí và đàm thoại chân dung chỉ mang ý nghĩa tham chiếu, để làm nổi bật hơn tính chính luận trong chương trình đàm thoại chính luận truyền hình, nên tác giả không đi sâu vào việc thống kê số lượng các chương trình này.
1.2.2. Các chương trình đàm thoại truyền hình được lựa chọn cho khảo sát 1.2.2.1. Các chương trình đàm thoại chính luận truyền hình được lựa chọn cho khảo sát
Trong số rất nhiều các chương trình đàm thoại chính luận đã và đang được phát sóng, nghiên cứu sinh chọn ba chương trình sau để khảo sát phục vụ cho nghiên cứu của mình: Đối thoại Chính sách (VTV1), Sự kiện và Bình luận (VTV1) và 45 phút (HTV9, FBNC).
VTV1 là kênh thông tin - thời sự - chính luận tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam VTV, phủ sóng khắp cả nước trên tất cả các hệ truyền hình mặt đất, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp... Chương trình Đối thoại Chính sách, ra đời từ tháng 6 năm 2011, là một chương trình đàm thoại chính luận phát sóng vào 22 giờ 45 tối thứ Tƣ hằng tuần. Với thời lƣợng từ 42 đến 45 phút, chương trình đã thu hút được sự chú ý của công luận với những chủ đề thảo luận rất vĩ mô những cũng không kém phần “nóng bỏng”. Đó là lý do để nghiên cứu sinh chọn chương trình này trên VTV1 để khảo sát.
Trong thời gian khảo sát là năm 2014 và 2015, nhƣ đã đề cập ở trên, Đối thoại Chính sách đƣợc nhà báo Lê Ngọc Quang và nhà báo Lê Quang
Minh luân phiên nhau đảm nhận vai trò dẫn chương trình. Nhưng không chỉ dẫn chương trình, ở mỗi số mà mình đảm nhận, các nhà báo sẽ phụ trách vai trò viết kịch bản cho chương trình và là người chịu trách nhiệm cuối cùng về nội dung của chương trình.
Ngoài Đối thoại Chính sách, nghiên cứu sinh chọn một chương trình nữa trên kênh VTV1 để khảo sát là Sự kiện và Bình luận. Đây là chương trình có thời lƣợng 30 phút, ra đời từ năm 1996 và đƣợc phát sóng trực tiếp lúc 9 giờ 30 sáng thứ 7 hằng tuần. Nội dung của Sự kiện và Bình luận vi mô hơn Đối thoại Chính sách, khi đề cập đến những sự kiện “nóng” trong tuần. Chính vì thế, đây cũng là một chương trình rất hấp dẫn trên sóng VTV1. Trước đây, người phụ trách chương trình này là nhà báo Thu Hà (nay là Phó Trưởng ban Thời sự của VTV) và biên tập viên Xuân Dung (Ban Thời sự VTV), nay đã có thêm nhiều gương mặt mới tham gia dẫn chương trình như nhà báo Phạm Kiên, biên tập viên Kim Hải, biên tập viên Việt Cường v.v.
Cũng giống nhƣ nhóm phụ trách Đối thoại Chính sách, trong thời gian khảo sát của luận án, nhà báo Thu Hà và biên tập viên Xuân Dung luân phiên nhau phụ trách viết kịch bản và dẫn chương trình Sự kiện và Bình luận.
Bên cạnh hai chương trình trên, nghiên cứu sinh lựa chọn một chương trình thứ ba có tên gọi 45 phút cho việc khảo sát phục vụ nghiên cứu. Đây là một sản phẩm xã hội hoá, đƣợc phát sóng vào 20 giờ 40 phút tối thứ Tƣ hằng tuần trên kênh HTV9 - kênh thông tin chính trị, kinh tế, xã hội của Đài Truyền hình TP.HCM. 45 phút, có thời lượng đúng như tên gọi của nó, là chương trình chính luận với mục tiêu chú trọng vào những chính sách, dự án và kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Chương trình do HTV phối hợp thực hiện cùng FBNC, kênh truyền hình kinh tế tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, FBNC là đơn vị trực tiếp sản xuất chương trình nhưng qua sự kiểm duyệt của HTV, và chương trình được phát sóng trên cả hai kênh truyền hình HTV9 và FBNC.
Điều đặc biệt là chương trình do nhà báo, tiến sĩ Trần Ngọc Châu dẫn dắt. Ông là người đã nhận bằng Tiến sĩ khoa học Báo chí - Truyền thông đại chúng tại Đại học Washington, Hoa Kỳ (2005). Ông cũng đạt rất nhiều giải thưởng và thành tích trong lĩnh vực báo chí. Nhà báo Trần Ngọc Châu từng giữ cương vị Giám đốc kênh FBNC và hiện là cố vấn cao cấp cho kênh truyền hình này. Tất cả các số của 45 phút đều do nhà báo Trần Ngọc Châu phụ trách từ khâu viết kịch bản đến dẫn chương trình.
Tính đến năm 2021, hai chương trình Đối thoại Chính sách và 45 phút đã ngừng phát sóng (do không có nhiều tài trợ cho chương trình, cũng như việc thực hiện chương trình đòi hỏi mời được những khách mời là các quan chức, lãnh đạo nên không dễ bố trí thời gian). Chỉ còn chương trình Sự kiện và Bình luận vẫn phát sóng. Tuy nhiên, những thành công, hạn chế rút ra thông qua việc khảo sát các chương trình vẫn mang lại những giá trị có hiệu lực với thực tiễn hiện nay (điều này sẽ được làm rõ trong chương 2). Vì vậy, đây vẫn là những khảo sát có giá trị và cần thiết.
1.2.2.2. Các chương trình đàm thoại chân dung truyền hình được lựa chọn cho khảo sát
Các chương trình đàm thoại chân dung truyền hình được lựa chọn cho khảo sát là hai chương trình: Ghế không tựa (VTV6) và Ghế đỏ (YanTV) đều đƣợc phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam.
Lên sóng VTV6 của Đài THVN từ năm 2014, Ghế không tựa là một chương trình đàm thoại khắc hoạ chân dung các nhân vật nổi tiếng qua phần trò chuyện với người dẫn chương trình là biên tập viên Công Tố, và qua các phần thử thách, trò chơi mà chương trình dành cho khách mời tham gia. Với thời lượng 30 phút, chương trình dành hầu hết thời gian cho việc đàm thoại giữa khách mời và người dẫn chương trình. Bên cạnh những hoạt động thú vị dành riêng cho từng khách mời ở mỗi số, chương trình có cấu trúc cố định là để khách mời lựa chọn ngồi trong một trong hai chiếc ghế: có tựa (biểu trƣng
cho thành công hiện tại) và không tựa (biểu trƣng cho những khó khăn trong quá khứ) và sau đó đổi lại. Qua đây, những tâm tƣ, suy nghĩ, sẻ chia của các khách mời đƣợc bộc lộ và góp phần khái quát chân dung về họ.
Ra đời từ năm 2014, chương trình được phát sóng vào 22h30 tối thứ Tư hằng tuần trên kênh VTV6. Vì vậy, chương trình này phù hợp cho việc khảo sát trong nghiên cứu của luận án. Sau ba năm, mặc dù năm 2017 chương trình dừng phát sóng, nhưng năm 2018 chương trình đã trở lại với hình thức mới và khung giờ phát sóng mới vào 21h30 thứ Bảy hằng tuần.
Nếu như Ghế không tựa do biên tập viên Công Tố, một người dẫn chương trình nam giới đảm nhiệm, thì Ghế đỏ do người dẫn chương trình Thuỳ Minh, một phụ nữ có nhiều kinh nghiệm trong dẫn đàm thoại, phụ trách.
Với thời lượng 15 phút, đây là chương trình trò chuyện cùng những nhân vật nổi tiếng, có sức hút đối với dƣ luận. Đó có thể là ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc, đạo diễn, biên đạo múa, vũ công… Nếu nhƣ Ghế không tựa luôn ghi hình trong trường quay S9 hay S14 của Đài THVN, thì Ghế đỏ có phần thoải mái và mở hơn về phong cách thực hiện chương trình. Điểm nổi bật trong nhận diện chương trình là hai chiếc ghế màu đỏ dành cho khách mời và người dẫn chương trình, cùng logo chương trình đi động, có thể mang đi bất cứ đâu. Vì thế, địa điểm ghi hình của Ghế đỏ khá linh hoạt, khi thì tại trường quay, khi thì trong quán cà phê, lúc thì tại nơi làm việc của các khách mời (như phòng tập múa, phòng thu…). Trang phục và lối dẫn dắt của người dẫn chương trình cũng thoải mái và có màu sắc trẻ trung hơn, phù hợp khi đƣợc phát sóng trên kênh truyền hình về âm nhạc dành cho giới trẻ.
Chương trình được phát sóng vào 22h30 tối thứ Hai hằng tuần trên kênh YanTV của truyền hình cáp Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn chương trình này cho khảo sát về đàm thoại chân dung của mình trong hai năm 2014 và 2015. Vào tháng 4 năm 2018, sau 10 năm hoạt động, kênh
truyền hình YanTV đã ngừng sản xuất hoàn toàn và không còn phát sóng nên chương trình Ghế đỏ không còn ở thời điểm này.
1.2.2.3. Các chương trình đàm thoại giải trí truyền hình được lựa chọn cho khảo sát
Hai chương trình Chuyện đêm muộn (VTV3) và 23 giờ (VTV2) là hai đàm thoại giải trí truyền hình đƣợc lựa chọn để khảo sát trong luận án. Trong nhiều số của hai chương trình đàm thoại giải trí này, dẫn chương trình là những người không chuyên nhưng lại là những gương mặt quen trên sóng truyền hình và đều có kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống khi dẫn chương trình.
Đạo diễn Lê Hoàng, người được biết đến với các bộ phim nổi tiếng nhƣ Lƣỡi dao, Ai xuôi vạn lý, Gái nhảy… phụ trách dẫn khá nhiều số của chương trình Chuyện đêm muộn, các số còn lại do biên tập viên Thuỳ Minh (người dẫn chương trình Ghế đỏ) đảm nhận. Nội dung của chương trình này xoay quanh các câu chuyện gần gũi trong cuộc sống gia đình, tình yêu nam nữ, dễ nhận được sự đồng điệu của người xem, thậm chí nhiều đề tài có phần nhạy cảm, khó nói. Ví dụ: Phụ nữ đơn thân, Khi phụ nữ chủ động ngỏ lời, Yêu đàn ông có vợ, Phim nhạy cảm… Ở mỗi số đàm thoại, người dẫn chương trình, ngoài việc trao đổi về quan điểm của khách mời xung quanh chủ đề của chương trình, cũng không ngần ngại đưa những câu hỏi thẳng thắn, trực tiếp liên quan đến đời tƣ khách mời, vốn là những nhân vật nổi danh trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, văn chương, thể thao.
Với thời lƣợng hơn 40 phút, đƣợc phát sóng lúc 23 giờ 30 phút thứ Hai, Tư, Sáu hằng tuần trên kênh VTV3 của Đài THVN, chương trình có một cấu trúc cố định. Chương trình mở đầu bằng mục Chuyện phiếm (đàm thoại), chiếm một nửa đến hai phần ba dung lượng chương trình, tiếp đến là phần Quà tặng lúc nửa đêm (âm nhạc), và cuối cùng là Khoảnh khắc yêu thương (người dẫn chương trình đọc một mẩu truyện, một bức thư…).