Nhận xét về thực trạng tính chính luận trong các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 146 - 151)

Chương 2. THỰC TRẠNG TÍNH CHÍNH LUẬN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀM THOẠI TRUYỀN HÌNH THUỘC DIỆN KHẢO SÁT

2.2. Nhận xét về thực trạng tính chính luận trong các chương trình đàm thoại truyền hình thuộc diện khảo sát

2.2.1. Đàm thoại truyền hình là chương trình có tính chính luận

Dựa vào cách hiểu về tính chính luận, về đàm thoại truyền hình, cũng nhƣ các khảo sát, phân tích ở trên, có thể kết luận rằng đàm thoại truyền hình là chương trình có tính chính luận. Tính chính luận của một chương trình đàm thoại truyền hình được thể hiện qua các yếu tố cấu thành nên chương trình đó, vì vậy để biết một chương trình đàm thoại truyền hình có tính chính luận nhƣ thế nào, cần phân tích các yếu tố đó.

Thêm vào đó, tính chính luận trong đàm thoại truyền hình thể hiện không đồng đều. Sự không đồng đều này, thứ nhất, là bởi năng lực, trình độ của những người thực hiện, người tham gia vào đàm thoại như người dẫn chương trình, khách mời. Nguyên nhân thứ hai là do mục đích của từng chương trình đàm thoại, như để khắc hoạ chân dung nhân vật hay để giải trí, hoặc để phân tích một vấn đề thời sự dưới góc nhìn chuyên gia, nhà quản lý, người trong cuộc...

2.2.2. Tính chính luận thể hiện nổi bật và nhất quán ở chương trình đàm thoại chính luận truyền hình so với đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí

Qua khảo sát các chương trình đàm thoại truyền hình, có thể thấy mặc dù cùng mang hình thức là trao đổi trò chuyện về một chủ đề nào đó giữa người dẫn chương trình và khách mời, nhưng về bản chất, cụ thể là về tính chính luận của các chương trình đàm thoại trong diện khảo sát, thì không giống nhau.

Theo đó, tính chính luận đƣợc thể hiện nổi bật và nhất quán nhất ở chương trình đàm thoại chính luận. Từ đề tài chương trình đến nội dung câu hỏi đàm thoại, nhân vật tham gia (người dẫn chương trình và khách mời),

cũng như phóng sự linh kiện, bối cảnh của chương trình đàm thoại chính luận… đều thể hiện rõ ràng tính chính luận.

Trong khi đó, các yếu tố tương tự ở chương trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí không phải lúc nào cũng mang tính chính luận. Hay nói cách khác, tính chính luận thể hiện không rõ ràng và nhất quán trong các chương trình đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí. Đặc biệt, chương trình đàm thoại chân dung thường có mục đích “khắc hoạ”, làm nổi bật chân dung của nhân vật khách mời, nên từ đề tài đến câu hỏi đều xoay quanh cá nhân nhân vật đó, vì vậy mà tính chính luận của chương trình này thấp nhất.

Mặc dù hai trong số ba chương trình đàm thoại chính luận hiện nay đã ngừng phát sóng, nhƣng những kết quả khảo sát vẫn có giá trị tham khảo đối với các chương trình hiện đang phát sóng, cũng như các chương trình dự định phát sóng trong tương lai.

2.2.3. Tính chính luận trong đàm thoại truyền hình phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành chương trình

Các yếu tố cấu thành chương trình như: đề tài, câu hỏi, khách mời, người dẫn chương trình, phóng sự linh kiện, bối cảnh chương trình… đều có ảnh hưởng đến tính chính luận của chương trình đàm thoại truyền hình. Tính chính luận thể hiện ở các yếu tố trên càng cao thì tính chính luận của cả chương trình đàm thoại càng cao.

Riêng đối với đàm thoại chính luận, yếu tố khách mời rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tính chính luận của chương trình. Cụ thể hơn, số lượng khách mời và vị trí khách mời có sự liên quan và tác động trực tiếp đến chất chính luận trong chương trình. Theo nghiên cứu sinh, việc mời được từ hai khách mời trở lên tham gia chương trình sẽ khiến chương trình có lợi thế hơn về mặt nội dung so với việc mời đƣợc duy nhất một khách, bởi vì ý kiến bình luận trong chương trình sẽ đa chiều và khách quan hơn. Thậm chí, nếu mời được các khách mời ở quan điểm đối lập thì chương trình càng trở nên hấp

dẫn người xem khi các khách mời tranh luận với nhau, tạo ra một không khí tranh luận rất thẳng thắn, nghiêm túc, kịch tính cho chương trình.

Nếu các chương trình vừa đề cập chỉ có duy nhất một khách mời thì chất lượng, hiệu quả của chương trình cũng như tính chính luận của chương trình sẽ giảm sút. Vì thế, số lƣợng khách mời cũng nhƣ vị trí của họ trong chương trình, có thể nhận định, là “chìa khoá” giúp nâng cao tính chính luận của chương trình.

Ngoài ra, các yếu tố cấu thành nên chương trình còn có sự phụ thuộc, liên quan đến nhau trong việc làm nên tính chính luận của đàm thoại truyền hình. Ví dụ, đề tài chương trình sẽ chi phối việc mời nhân vật nào tham gia, viết câu hỏi gì trong kịch bản, sắp xếp phóng sự linh kiện có nội dung ra sao… Hay câu hỏi trong chương trình, người dẫn chương trình, và khách mời cũng thường có mối quan hệ phụ thuộc nhau trong đàm thoại. Nếu người dẫn chương trình có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng dẫn dắt, phản biện, xử lý tình huống… thì câu hỏi mà họ đặt ra sẽ đúng trọng tâm vấn đề, thậm chí sắc sảo, gây ấn tƣợng. Câu hỏi đúng người, trúng vấn đề sẽ khiến khách mời cung cấp được thông tin đúng với chuyên môn và vai trò của họ trong đàm thoại.

Vì vậy, để nâng cao tính chính luận trong đàm thoại truyền hình, cần nâng cao tính chính luận trong các yếu tố cấu thành chương trình, đặc biệt là đề tài, kịch bản câu hỏi, khách mời, người dẫn chương trình…

Có thể nói, mặc dù vài chương trình trong diện khảo sát tính đến thời điểm này không còn phát sóng, nhƣng những kết luận từ việc khảo sát các chương trình này vẫn có giá trị đến tận ngày nay, nếu xét trên thực tế những gì vẫn đang diễn ra trong các chương trình đàm thoại hiện có.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2 này, nghiên cứu sinh đã tiến hành đánh giá thực trạng tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở Việt Nam hiện nay thông qua việc khảo sát các chương trình đàm thoại tiêu biểu đã được lựa chọn, gồm 225 số của ba đàm thoại chính luận, 24 số của hai đàm thoại giải trí và 24 số của hai đàm thoại chân dung trong hai năm 2014 và 2015.

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách phân tích biểu hiện của tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình thông qua các yếu tố cấu thành chương trình, đó là: đề tài, câu hỏi, khách mời tham gia, người dẫn chương trình, các phóng sự linh kiện, bối cảnh của chương trình...

Theo đó, phần (2.1) của chương này đi sâu phân tích biểu hiện của tính chính luận trong các yếu tố cấu thành các chương trình đàm thoại chính luận đàm thoại giải trí và đàm thoại chân dung truyền hình thuộc diện khảo sát. Đó là: tính báo chí và thời sự của đề tài; các dạng câu hỏi và mức độ sử dụng các dạng câu hỏi; số lượng khách mời, mức độ liên quan tới đề tài của khách mời và khả năng diễn đạt của khách mời; kiến thức, kỹ năng và phong cách của người dẫn chương trình; số lượng, vị trí, tính chất phóng sự linh kiện.

Phần (2.2) nêu lên những nhận xét khái quát đƣợc sau khi khảo sát. Các nhận xét đƣợc rút ra là: đàm thoại truyền hình là chương trình có tính chính luận; tính chính luận biểu hiện nổi bật và nhất quán nhất trong đàm thoại chính luận so với đàm thoại chân dung và đàm thoại giải trí; và tính chính luận trong đàm thoại truyền hình phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành chương trình.

Những nội dung được trình bày trong Chương 2 này sẽ tạo cơ sở để thực hiện Chương 3 với nội dung chính là các khuyến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình tại Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tính chính luận trong chương trình đàm thoại truyền hình ở việt nam hiện nay (khảo sát chương trình đối thoại chính sách (VTV1), sự kiện và bình luận (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(393 trang)
w