Đặc điểm về tâm lý của học sinh giai đoạn lớp 4 – 5

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ Ở LỚP 4 (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Đặc điểm về tâm lý của học sinh giai đoạn lớp 4 – 5

- Tri giác

Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng về tính không chủ định, do đó mà các em phân biệt các đối tƣợng còn chƣa chính xác, dễ mắc sai lầm và có khi còn lẫn lộn. Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em thể hiện rất rõ. Điều mà học sinh tiểu học tri giác đầu tiên từ sự vật là những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, giáo

viên nên lồng âm nhạc vào để tạo xúc cảm, hứng thú cho các em. Bởi hứng thú thúc đẩy tích cực học sinh tham gia các hoạt động học tập và đạt đƣợc hiệu quả cao.

-Chú ý

Học sinh lứa tuổi lớp 4 -5 đã có thể duy trì chú ý có chủ định ngay cả khi có động cơ xa. Chú ý có chủ định phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập, hứng thú, sự trưởng thành về ý thức và trách nhiệm đối với việc học. Chú ý không chủ định của học sinh tiểu học phát triển nhờ những thứ mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường, dễ lôi cuốn sự chú ý của các em. Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định. Điều này tạo cơ hội cho giáo viên nếu biết cách lồng âm nhạc cho phù hợp với nội dung và mức độ, sẽ tăng đƣợc sự chú ý của các em. Bởi ít thầy cô vận dụng âm nhạc vào dạy học phân môn Địa lý, nếu giáo viên biết kết hợp âm nhạc vào sẽ tạo sự mới mẻ cho bài học. Thông qua mỗi bài hát, mỗi thể loại giáo viên vận dụng âm nhạc vào bài dạy, sẽ gây sự bất ngờ, tò mò và học sinh rất muốn nghe, bên cạnh đó kích thích hứng thú học tập sẽ giúp các em chú ý hơn.

- Trí nhớ

Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ logic, vì ở lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế. Các em chưa biết tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ. Hiệu quả của việc ghi nhớ chủ định do tính tích cực học tập của học sinh quy định. Vì vậy, trong quá trình dạy, giáo viên nên thông qua các bài hát, nghe và tìm hiểu các điểm cần lưu ý để vận dụng vào bài học. Bên cạnh đó, nên cho học sinh về tự tìm hiểu, nghe nhạc nhiều hơn về các địa danh, hiện tƣợng mà các em đã học. Mỗi ngày một ít, qua mỗi lần nghe và lặp lại một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, kích thích các em nhớ bài tốt hơn.

- Tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học. Nếu tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, không đầy đủ sẽ gặp khó khăn trong hoạt động, trong học tập. Nó đƣợc hình thành và phát triển trong

quá trình học tập của các em. Càng gần cuối bậc tiểu học (lớp 4, 5), tưởng tượng của học sinh càng gần hiện thực hơn. Trí tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm này mà trong quá trình dạy học, giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức khác nhau để khơi gợi hứng thú tham gia cho học sinh bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, nhạc điệu, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.

- Tƣ duy

Quá trình học tập theo phương pháp nhà trường tạo cho học sinh tiểu học có sự phát triển về tư duy, từng bước chuyển từ cấp độ nhận thức các sự vật và hiện tƣợng chỉ vẻ bề ngoài, các biểu tƣợng dễ nhận biết bằng cảm tính đến nhận thức đƣợc dấu hiệu bản chất của chúng. Giai đoạn cuối bậc tiểu học (lớp 4,5) các em có thể phân tích đối tƣợng mà không cần tới những hành động trực tiếp đối với đối tƣợng, các em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Do đó để các em học tập tốt hơn thì phải tìm ra những phương pháp, hướng tiếp cận mới phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Tạo cơ hội để phát triển quá trình nhận thức, tƣ duy cho học sinh, giúp phát huy hết khả năng của các em.

1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh giai đoạn lớp 4 -5 - Tình cảm

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng gắn với nhận thức, hoạt động học. Tình cảm tích cực sẽ kích thích các em nhận thức và thúc đẩy hoạt động. Xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học thường nảy sinh từ các tác động của những người xung quanh, từ các sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của mình. Tính dễ xúc cảm được thể hiện trước hết qua quá trình nhận thức, tri giác, tưởng tượng, tư duy. Các quá trình nhận thức, hoạt động của học sinh tiểu học đều chịu chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đƣợm màu sắc cảm xúc. Ở học sinh

tiểu học, nếu xúc cảm về một sự vật, hiện tượng được củng cố thường xuyên trong cuộc sống thông qua các môn học, hoạt động thì sẽ hình thành đƣợc tình cảm sâu đậm, bền vững. Với việc vận dụng Âm nhạc trong dạy học Địa lý, giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, yêu môn học vì nó cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi. Từ đó, tạo động lực để các em hứng thú, yêu thích học môn này.

- Nhu cầu nhận thức

Học sinh lớp 4,5 có nhu cầu trả lời đƣợc các câu hỏi thuộc loại tại sao, nhƣ thế nào, nhu cầu tham quan, tìm hiểu, đọc sách cũng tăng lên với sự phát triển của kỹ năng. Lúc đầu là nhu cầu có tính chất chung, sau đó là nhu cầu có tính chọn lọc theo nhu cầu, sở thích của các em. Ở trẻ đã xuất hiện những nhu cầu mới liên quan đến cuộc sống và học tập: nhu cầu thực hiện chính xác những yêu cầu của giáo viên, nhu cầu chiếm lĩnh những điều mới mẻ, nhu cầu đến trường với sự hoàn thành bài tập được giao…. Điểu này hướng đến cho giáo viên nên gợi ý, tạo hứng thú để các em có nhu cầu tìm hiểu các bài hát liên quan đến kiến thức địa lý, nhu cầu nghe nhạc để học tập. Qua mỗi lần học, sẽ tạo sự hƣng phấn, gần gũi mà học sinh muốn tìm hiểu.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ Ở LỚP 4 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)