CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau 6 tuần thực nghiệm, căn cứ vào việc hoàn thành các bài tập cụ thể trong bài kiểm tra sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả một cách khách quan về cả hai mặt định tính (sự hứng thú học tập và hiểu bài tại lớp của học sinh) và định lƣợng (kết quả về mặt kiến thức).
Về mặt định tính, chúng tôi tiến hành đánh giá theo sự hứng thú và hiểu bài của học sinh:
+ Hứng thú và hiểu bài: Các em chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và làm bài, không làm việc riêng trong lớp.
+ Không hứng thú và không hiểu bài: Không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, không tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, không tự giác làm bài;
làm việc riêng trong lớp.
Để có kết quả sát thực, cụ thể hơn, giúp ích cho quá trình phân tích kết quả thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành đánh giá về mặt định lƣợng, theo các mức độ:
+ Mức độ đạt: Học sinh trả lời đúng từ 3 – 5 câu bài tập.
+ Mức độ chưa đạt: Học sinh trả lời đúng dưới 3 câu bài tập.
3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Sau khi tổng kết, xử lý số liệu, chúng tôi có kết quả nhƣ bảng sau:
- Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên vào bài học.
Bảng 3.1. Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên vào bài học.
Nội dung Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ
a. Rất hứng thú 22 70,98% 10 32,25%
b. Hứng thú 6 19,35% 6 19,35%
c. Bình thường 3 9,67% 8 25,9%
d. Không hứng thú 0 0% 7 22,25%
Biểu đồ 3.1: Mức độ hứng thú, thích thú của học sinh khi giáo viên vào bài học.
Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy được sự thay đổi tương đối rõ rệt về mức độ hứng thú khi vào bài học của giáo viên, cụ thể: lớp thực nghiệm trên 70% (70,98%) rất hứng thú, hứng thú 19,35%; lớp đối chứng 32,25% rất hứng thú, còn 19,35% hứng thú. Nhƣ vậy cho thấy đƣợc sự vận dụng Âm nhạc (1 bài hát) vào phần giới thiệu bài đem lại hiệu ứng rất tích cực cho học sinh. Chính vì vậy chúng ta cần sử dụng âm nhạc để tạo môi trường học tập tích cực và phù hợp với sở thích, nhu cầu của học sinh.
- Mức độ hiểu và ghi nhớ kiến thức Địa lý sau bài học.
0 5 10 15 20 25
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Bảng 3.2: Mức độ hiểu và ghi nhớ kiến thức Địa lý sau bài học.
Nội dung Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ
a. Không 0 0% 8 25,8%
b. Trung bình 4 12,9% 8 25,8%
c. Tốt 14 45,16% 6 19,37%
d. Rất tốt 13 41,94% 9 29,03%
Biểu đồ 3.2. Mức độ hiểu và ghi nhớ kiến thức Địa lý sau bài học.
Nhờ sử dụng Âm nhạc vào dạy học, mức độ hiểu và ghi nhớ kiến thức của học sinh tăng lên rõ rệt (Lớp thực nghiệm, mức độ tốt là: 45, 15%, mức độ rất tốt cũng khá cao: 41,94%. Ngƣợc lại với lớp đối chứng, mức độ tốt, rất tốt chỉ khoảng 19,37% và 29,03%).
- Kết quả phần làm bài tập của học sinh
Bảng 3.3. Kết quả làm bài tập của học sinh.
Bài tập Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Câu 1. Đồng bằng duyên hải
miền Trung nhỏ hẹp vì:
29/31 93,5% 29/31 93,5%
Câu 2. Hãy kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Bắc đến Nam
29/31 93,5% 27/31 87,1%
Câu 3. Do đâu mà khí hậu có sự khác nhau giữa khu vực phía Bắc và phía Nam dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Cho ví dụ cụ thể
29/31 93,5% 19/31 61,3%
Câu 4. Tại sao khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây
21/31 67,7% 0/31 0%
0 5 10 15
Không Trung bình Tốt Rất tốt
0
4
14 13
8 8
6
9
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Trường Sơn lại có sự khác nhau. Cho ví dụ cụ thể
Câu 5. Vì sao lại có sự so sánh
“miền Trung là chiếc đòn gánh”, em hiểu câu nói đó nhƣ thế nào?
20/31 64,5% 0/31 0%
Biểu đồ 3.3. Kết quả làm bài tập của học sinh.
Nhìn vào bảng 3.3 và đối chiếu biểu đồ 3.3, chúng tôi nhận thấy:
+ Ở lớp thực nghiệm hầu hết mỗi học sinh làm ít nhất đƣợc 3 câu, tỉ lệ làm bài ở từng câu rất cao, cụ thể ở bảng 3.3, vì vậy có thể xếp kết quả làm bài của mỗi học sinh ở loại đạt.
+ Lớp đối chứng, đa số học sinh làm đƣợc 2 câu, vì vậy có thể xếp kết quả làm bài của mỗi học sinh loại chƣa đạt. Các em chỉ làm đƣợc 3 câu đầu, nhƣng mức độ làm câu 3 chỉ tương đối, chưa đạt được theo mong đợi. Còn 2 câu cuối chƣa làm đƣợc vì đó là 2 câu chứa nội dung, kiến thức đƣợc rút ra từ trong bài hát vận dụng.
Bảng 3.4. Số lượng học sinh đạt và chưa đạt sau khi làm bài tập.
Lớp Số
lƣợng
Đạt Chƣa đạt
Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Thực nghiệm 31 29 93,5% 2 6,5%
Đối chứng 31 19 61,3% 12 38,7%
0 20 40 60 80 100
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
(%)
Biểu đồ 3.4. Số lượng học sinh đạt và chưa đạt sau khi làm bài tập.
Kết quả rèn luyện kĩ năng làm bài của học sinh tính theo xếp loại đạt hay chƣa đạt của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch đáng kể.
+ Nhìn vào bảng 3.4 và đối chiếu trên biểu đồ 3.4, chúng tôi thấy kết quả làm bài của lớp thực nghiệm đƣợc xếp loại đạt cao (29 học sinh, chiếm 93,5%), lớp đối chứng thấp hơn 10 học sinh (cụ thể 19 học sinh, chiếm 61,3%).
+ Còn kết quả làm bài xếp loại chƣa đạt của lớp thực nghiệm không đáng kể, ở mức rất thấp (cụ thể 2 học sinh, chiếm 6,5%). Lớp đối chứng, kết quả làm bài xếp loại chƣa đạt là 12 học sinh, chiếm tỉ lệ 38,7%.
Như vậy, bước đầu có thể khẳng định sử dụng Âm nhạc trong dạy học phân môn Địa lý là hướng đi thực tiễn, khả quan, phù hợp với học sinh, tạo sự hứng thú và nắm kiến thức bài học tốt hơn. Nhìn chung, ở lớp thực nghiệm thì học sinh tích cực, say mê tham gia các hoạt động trong quá trình học phân môn Địa lý, các em tham gia sôi nổi và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng bài, không làm việc riêng trong giờ học. Trong những câu hỏi có lồng ghép sử dụng bài hát thì các em rất thích phát biểu những suy nghĩ riêng của mình, nêu lí do vì sao để mở rộng câu trả lời mang tính thuyết phục hơn. Điều này mở ra một hướng mới và hứa hẹn mang lại nhiều kết quả học tập hơn, nâng cao chất lƣợng dạy học ở trường Tiểu học.