Khai thác các bài hát sử dụng trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ Ở LỚP 4 (Trang 44 - 55)

CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4

2.2. Sử dụng Âm nhạc trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4

2.2.1. Khai thác các bài hát sử dụng trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4

Để tiến hành khai thác, chọn lọc những bài hát phù hợp với nội dung bài học. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc chọn lọc các bài hát cần phải chính xác cả về nội dung liên quan đến Địa lý và sự phù hợp với lứa tuổi học sinh là việc hết sức khó

khăn. Do vậy, việc đƣa ra quy trình nhằm khai thác, chọn lọc những bài hát trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4 là hết sức cần thiết. Bởi quy trình giúp hệ thống hóa đƣợc những bài hát phù hợp, và khiến cho hoạt động khai thác trở nên chính xác và đúng. Vì vậy, giúp cho quá trình khai thác đƣợc cụ thể, thành công hơn.

- Quy trình chung:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Để sử dụng Âm nhạc vào dạy học phân môn Địa lý có hiệu quả, giáo viên phải xác định đƣợc mục tiêu, nội dung của bài học hoặc của hoạt động. Các tiêu chí đƣợc đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh phải đạt đƣợc và đƣợc lấy ngay trong các hoạt động giảng dạy.

Bước 2: Lựa chọn bài hát

Lựa chọn bài hát là việc làm quan trọng của người giáo viên khi sử dụng Âm nhạc vào dạy học phân môn Địa lý.

Bài hát được chọn để sử dụng phải phù hợp, bám sát mục tiêu chương trình, mục tiêu, nội dung bài học đã đặt ra. Ngoài ra, lựa chọn bài hát phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4 - 5, đảm bảo tính khoa học, chính xác, khả thi. Bên cạnh đó, còn cần phải phù hợp với trình độ nhận thức của các em, không nên chọn những bài quá khó, quá phức tạp khiến học sinh không thể tiếp thu đƣợc. Giáo viên cũng không nên chọn những bài sử dụng từ quá khó hiểu, và không lời.

Bước 3: Phân tích ca từ trong bài hát có thể sử dụng vào dạy học Địa lý Dựa vào lời bài hát đƣợc chọn, giáo viên phân tích để rút ra những kiến thức Địa lý cần tìm hiểu ẩn sau lớp ca từ. Nghĩa là giáo viên tập trung nghiên cứu, phân tích, khai thác, chẻ nhỏ những cụm từ trọng tâm có liên quan đến bài học trong bài hát để tìm hiểu về Địa lý. Từ đó rút ra kết luận, nội dung cần ghi nhớ để chuẩn bị cho quá trình áp dụng thực tiễn vào dạy học.

Bước 4: Kiểm tra độ chính xác

Sau khi lựa chọn, phân tích xong, giáo viên phải kiểm tra lại một lần nữa mức độ chính xác kiến thức đã khai thác trong bài hát. Nghĩa là kiểm tra xem đã

phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh hay chƣa.

Khi đã có đƣợc quy trình, chúng tôi tiến hành khai thác các bài hát sử dụng trong dạy học phân môn Địa lý lớp 4, cụ thể nhƣ sau:

* Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn Bước 1: Xác định mục tiêu

Những mục tiêu có thể sử dụng bài hát đã đƣợc đối chiếu từ chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể:

Học sinh nêu đƣợc một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:

+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc.

+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

Bước 2: Lựa chọn bài hát

- Bài hát: Sa Pa, thành phố trong sương, tác giả: Vĩnh Cát.

…Ôi Sa Pa mù sương, ôi Sa Pa mù sương. Ta gặp nhau vườn thơm quả chín….Đây vùng cao một vùng biên giới…Ơi Sa Pa, Sa Pa thành phố trong sương. Bốn mùa hoa trái ngát hương, mây mù mưa bay gió lạnh. Đây là quê hương những hạt giống quý.”

- Và bài hát: Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, tác giả: Ngọc Quang.

“Hoàng Liên cao vút, dòng suối trong xanh chảy quanh ven rừng. Thảo nguyên bao la, bóng cô gái Mèo thấp thoáng chân đèo….Thôn xóm tưng bừng, rộn rã núi rừng. Lời ca ngân vang, mừng quê núi được mùa. Sông núi mênh mông, nặng trĩu bông vàng, xa tắp tới tận chân trời. Nhà máy khói tỏa, trên khắp non ngàn, xua tan mây mù trên núi….”

Bước 3: Phân tích ca từ trong bài hát có thể sử dụng vào dạy học Địa lý Qua hai bài hát “Sa Pa, thành phố trong sương” và “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên Sơn”, ta có thể gián tiếp giới thiệu đƣợc những đặc điểm nổi bật của dãy Hoàng Liên Sơn.

- Về khí hậu: Với những cụm từ “mù sương” và “mây mù mưa bay gió lạnh” hay là “xua tan mây mù trên núi”. Giáo viên phân tích cho học sinh biết

được sương mù là một hiện tượng khí tượng do độ ẩm cao và nhiệt độ thấp của không khí hình thành. Càng lên cao (Hoàng Liên cao vút), độ ẩm không khí càng giảm, sương dày kết thành mây, từ đó có thể rút ra được Hoàng Liên Sơn là một khu vực núi cao, tạo cho nhiệt độ nơi đây có khí hậu lạnh quanh năm nên mới sinh ra hiện tượng mây mù, sương mù.

- Về địa hình: Hoàng Liên Sơn là “vùng cao vùng biên giới”, kết hợp với lƣợc đồ hình 1 trong sách giáo khoa, học sinh khắc sâu kiến thức Hoàng Liên Sơn là một vùng cao biên giới, cụ thể là sát với biên giới Trung Quốc. Hơn nữa, ở Hoàng Liên Sơn còn có “ dòng suối trong xanh chảy quanh ven rừng”, mà suối là những dòng nước chảy tự nhiên từ nơi cao xuống nơi thấp hơn, địa hình suối chảy qua hơi dốc, gồ ghề. Và “chảy quanh ven rừng” còn là điều kiện để tạo ra một thảm thực vật phong phú, phát triển, hoang sơ.

Từ những cụm từ trên, giáo viên và học sinh có thể rút ra kiến thức Địa lý:

Hoàng Liên Sơn là một dãy núi cao, đồ sộ, dốc, nằm sát biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Khí hậu nơi đây lạnh, thường có sương mù, và trên các đỉnh núi, mây mù hầu nhƣ bao phủ quanh năm.

Bước 4: Kiểm tra độ chính xác

Sau sự phân tích, khai thác ca từ hai bài hát “Sa Pa, thành phố trong sương”

và “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên Sơn”, chúng tôi nhận thấy hai bài hát này vừa sức, phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4. Vì vậy, đây là hai bài hát phù hợp để sử dụng vào bài học “Dãy Hoàng Liên Sơn”.

* Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ Bước 1: Xác định mục tiêu

Những mục tiêu có thể sử dụng bài hát đã đƣợc đối chiếu từ chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung của hoạt động, cụ thể:

+ Học sinh hiểu đƣợc nỗi vất vả khi làm ra đƣợc hạt gạo

+ Học sinh nêu đƣợc thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

Bước 2: Lựa chọn bài hát

- Bài hát: Cấy chiêm, sáng tác Tô Vũ.

“Rét rét căm căm, trời cuối năm mà nay sương giá. Ruộng, ruộng bừa xong rủ nhau ta nhổ mạ, nhổ mạ ta cấy chiêm. Tập đoàn làm ruộng, ruộng cấy sáng đêm. Các anh đi đánh giặc, mà này để các em đi cấy cày. Người đẹp vì lụa. Lúa, lúa em tốt tốt vì phân. Giêng, hai chăm bón chuyên cần. Tư, năm gặt hái trăm cân, trăm cân mỗi sào.”

- Hoặc bài hát: Hát về cây lúa hôm nay, sáng tác Hoàng Vân

Từ bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn.

Từ đôi vai xưa kéo cày thay trâu. Vì không có đất vì nước đã mất. Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày, và bao cô gái sẽ ngồi máy cấy.

- Một gợi ý khác là bài hát: Bài ca năm tấn, sáng tác Nguyễn Văn Tý.

Đất ơi ba tháng mười ngày, lúa sinh rồi ra cây lúa đẻ. Việc này lo ta cùng lo, lo nước ấy phải đắp bờ… Ta lo phân phải chăm bao đầu lợn ấy. Muốn bông lúa to phải lo chọn giống gì? Nhớ câu xưa: Nhị thục nhất thì. Nhiều công chăm bón, cây gì, cây gì chẳng lớn ra…”

- Cũng có thể lựa chọn bài: Đường cày đảm đang, sáng tác An Chung.

“…Ruộng cấy chăng dây, cây lúa thẳng hàng. Đào đắp mương dẫn nước quanh làng….Từ luống cao đồng trũng ruộng ngoài. Cày kéo tay nổi tiếng thôn Đoài…Ruộng quê ta mương máng dọc ngang. Nước đủ phân gio nhiều, bón chăm sớm chiều. Bội thu chiêm mùa chắc bông mẩy đều…Bừa kĩ xong gieo luống cho đều…”

Bước 3: Phân tích ca từ trong bài hát có thể sử dụng vào dạy học Địa lý - Về những khó khăn trong sản xuất: Qua các cụm từ trong hai bài hát “Cấy chiêm” và “Hát về cây lúa hôm nay” nhƣ: “rét căm căm, sương giá, cấy sáng đêm”, hay “gió bấc, mưa phùn, kéo cày thay trâu” giáo viên có thể giúp học sinh thấu hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm được hạt gạo. Cụm từ “rét căm căm” đã ngầm ám chỉ rằng cái rét ấy là cái rét đậm, rét hại, rét buốt gia thịt, mà lại thêm những đợt “sương giá”. Với cụm từ “mưa phùn, gió bấc”, chúng ta phải xót xa cho những người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Mưa phùn là những hạt mƣa nhỏ, dày do địa hình núi cao Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa đông bắc (hay còn gọi là gió bấc) mang hơi nước lạnh từ phía bắc tràn xuống, đặc biệt cả

nước Việt Nam chúng ta, chỉ miền bắc mới có mưa phùn. Khi kiểu thời tiết này xuất hiện, cũng là lúc miền Bắc đón những đợt rét kéo dài và lạnh.

- Nguyên nhân hoạt động sản xuất của người dân gặp khó khăn: Bên cạnh việc nói về các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, nội dung bài hát đã miêu tả phần nào nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động sản xuất của người dân như: “sương giá”, “mưa phùn gió bắc”. Qua đây, giáo viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh bằng cách giải thích các hiện tƣợng Địa lý đó. Ví dụ, sương: là những hạt nước mỏng, hình thành do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, nên sương giá miêu tả khí hậu lạnh, ngấm vào da thịt.

- Về quá trình sản xuất của người dân: Trong bài “Cấy chiêm”, có các câu

Ruộng bừa xong rủ nhau nhổ mạ, nhổ mạ ta cấy chiêm.. lúa tốt vì phân…giêng, hai chăm bón chuyên cần…tư, năm gặt hái”. Qua các ca từ đó, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu đƣợc trong quá trình sản xuất, chúng ta phải làm đất (bừa ruộng), gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa. Bên cạnh đó, học sinh còn biết đƣợc những mẹo nhỏ, lời khuyên cho quá trình sản xuất lúa nhƣ “ruộng cấy chăng dây, cây lúa thẳng hàng” (muốn cấy đƣợc những thửa ruộng đều, cây lúa đảm bảo diện tích sinh trưởng, trong quá trình cấy, phải chăng dây). “Giêng, hai chăm bón chuyên cần”, “ba tháng mười ngày, lúa sinh rồi ra cây lúa đẻ”, “tư, năm gặt hái”. Đó là những ngày, tháng mà người nông dân tính được trong quá trình sản xuất: giêng, hai, ba tháng mười ngày là giai đoạn cây lúa sinh trưởng và đẻ nhánh nên phải chăm bón kĩ càng. Tư, năm là những tháng bước vào mùa gặt, cây lúa vừa đủ độ chín. Nhƣng kèm theo đó là hàng tá công việc bên lề: “ta lo phân phải chăm bao đầu lợn”, “muốn bông lúa to phải lo chọn giống”.

Bước 4: Kiểm tra độ chính xác

Từ những phân tích, khai thác ca từ ở bước 3, chúng tôi thấy việc vận dụng những bài hát trên vào dạy học bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”, phần nào giúp học sinh cảm nhận được sự khó nhọc của người nông dân nói chung, đồng bằng Bắc bộ nói riêng khi làm đƣợc hạt gạo và qua đó biết đƣợc sơ lƣợc các việc phải làm trong quá trình sản xuất cũng nhƣ những lời

khuyên về nông nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng những bài hát đó phù hợp để vận dụng vào bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”.

* Bài 19: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ Bước 1: Xác định mục tiêu

Những mục tiêu có thể sử dụng bài hát đã đƣợc đối chiếu từ chuẩn kiến thức kĩ năng, và nội dung của hoạt động, cụ thể:

+ Học sinh biết đƣợc đồng bằng Nam Bộ trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Học sinh biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.

Bước 2: Lựa chọn bài hát

- Bài hát: Hành trình trên đất phù sa, sáng tác Thanh Sơn

“Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, xuôi về Gò Công, Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng…Hò hò ơi, cây lúa tốt tươi thêm mùi phù sa. Đẹp duyên Tháp Mười, quên đời tảo tần vui cười. Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay, ai đi rồi nhớ mãi miền Tây….

Qua Long Xuyên, đến Vĩnh Long, Trà Vinh. Sông quê tôi thắm trong tim đậm tình. Phù sa ơi!...Quê hương tôi vẫn con sông bên Cửu Long, dân quê tôi sống quanh năm bên ruộng đồng. Từ ngàn xưa, cây lúa vẫn nuôi dân mình no ấm. Phù sa ơi, mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời…Nắng sớm về trái chín thật mau, cơn mưa chiều tưới mát ruộng sâu. Phù sa ơi bốn mùa cây trái đơm bông.”

Hay bài hát Lục tỉnh miền Tây

“Đất miền Tây cây lành trái ngọt, người miền tây chất phát dễ thương, giọng hò điệu lý quê hương. Phù sa chín nhánh... Phù sa chín nhánh mạch rồng Cửu Long….Về miền tây cây trái xum xuê, qua Bến Tre, rừng dừa Đồng Khởi.

Long An đầu miền, sông nước Tiền Giang.

Qua Hậu Giang, Châu Đốc quê mình, về Hậu Giang tình đất phù sa. Qua Vĩnh Long xuôi về Đồng Tháp, mênh mông sóng nước Tháp Mười hương sen.

Ai xuống Kiên Giang, Hà Tiên quê tôi đẹp lắm. Tôm cá bạt ngàn, rừng tràm đất mũi Cà Mau.”

Cũng có thể chọn bài hát Nhớ về miền Tây, sáng tác Tiến Luân.

“...Ruộng lúa bao la bát ngát những cánh đồng xa. Con nước đầy đêm ngày bên đắp bên bồi. Xuôi nước ròng trên dòng sông ngọt phù sa. Miền đất yêu thương chan hòa ôm chín dòng sông. Tôm cá nhiều, bao đời no ấm thanh bình...”

Bước 3: Phân tích ca từ trong bài hát có thể sử dụng vào dạy học Địa lý Qua hai bài hát: “Hành trình trên đất phù sa”, “Lục tỉnh miền Tây”, chúng ta thấy đƣợc đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng lúa gạo, trái cây, nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta.

- Về hoạt động trồng lúa: “Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, xuôi về Gò Công, Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng... Dân quê tôi sống quanh năm bên ruộng đồng. Từ ngàn xưa, cây lúa vẫn nuôi dân mình no ấm”.

Câu hát chứng tỏ rằng các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng là nơi có diện tích lúa rất nhiều, ngút ngàn và đây là cây trồng chính của người dân từ ngàn đời truyền lại và hầu như tỉnh nào cũng trồng lúa.

- Về hoạt động trồng các loại cây ăn quả: Thể hiện qua các câu hát: “Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay… Bốn mùa cây trái đơm bông… Đất miền Tây cây lành trái ngọt… Về miền tây cây trái xum xuê…Qua Bến Tre, rừng dừa Đồng Khởi”. Với “bốn mùa cây trái đơm bông, cây trái xum xuê” đã nói lên hàm ý trái cây ở Nam Bộ rất nhiều, quanh năm đều ra hoa kết quả với số lƣợng lớn. Và chất lƣợng trái cây ở Nam Bộ ngon nứt tiếng xa gần, không chê đƣợc, bởi nó “nổi tiếng ngọt ngay”. Tất cả những cụm từ đấy đã minh chứng cụ thể đồng bằng Nam Bộ là vựa trái cây lớn và nổi tiếng với nhiều thương hiệu: Quýt Cái Bè, Dừa Bến Tre.

- Về việc nuôi trồng thủy sản: Nam Bộ còn có “tôm cá bạt ngàn; tôm cá nhiều, bao đời no ấm thanh bình”. Các cụm từ ấy ngầm nêu rõ Nam Bộ là nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Với số lượng nhiều, bạt ngàn và đây là nghề chính của người dân, được kế tục từ nhiều đời. Ngành nuôi trồng thủy sản đạt năng xuất rất cao, giúp người dân có nền kinh tế ổn định, no ấm, thanh bình.

- Về những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: “Phù sa ơi, mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời. Phù sa ơi, bốn mùa cây trái đơm bông. Phù sa chín nhánh, mạch rồng Cửu Long”. Vùng đồng bằng Nam Bộ chi chít sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đƣợc mệnh danh là vùng đất “Chín rồng (Cửu Long). Cũng nhờ vậy, hằng năm nơi đây được hưởng một lượng lớn phù sa do sông ngòi bồi đắp, như dòng sữa mẹ ngọt mát nuôi lớn biết bao đồng ruộng, vựa lúa, trái cây. Nhờ có phù sa màu mỡ, năng xuất và chất lượng nông sản nơi đây đạt mức cao nhất cả nước.

Cũng nhờ có kênh rạch, sông ngòi chằng chịt đã giúp cung cấp đủ nước cho nông nghiệp vùng đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ra, khí hậu cũng rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân ở đây như: “Nắng sớm về trái chín thật mau, cơn mưa chiều tưới mát ruộng sâu”, câu hát đã cho thấy khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, rất phù hợp cho việc trồng lúa và trái cây nhiệt đới.

Bước 4: Kiểm tra độ chính xác

Tất cả sự phân tích, khai thác ca từ ở bước 3 đã cho thấy rõ được hai bài hát

“Hành trình trên đất phù sa” và “Lục tỉnh miền Tây” đã cung cấp, minh họa những kiến thức trọng tâm của bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ” nhƣ: Đồng bằng Nam Bộ trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, nuôi trồng nhiều thủy sản. Và những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lướn nhất cả nước là đất đai phù sa, màu mỡ, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.

Cho nên, hai bài hát này rất chính xác và phù hợp để vận dụng và dạy học bài

“Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”

* Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung Bước 1: Xác định mục tiêu

Những mục tiêu có thể sử dụng bài hát đã đƣợc đối chiếu từ chuẩn kiến thức kĩ năng, và nội dung của hoạt động, cụ thể:

+ Học sinh biết đƣợc đặc điểm địa hình của dải đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Học sinh biết đƣợc đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ Ở LỚP 4 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)