Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về phát triển trồng rừng trên Thế giới và Việt Nam
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển trồng rừng ở Việt Nam
Mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Lạng Sơn vào đến tận Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến Quảng Bình. Mỡ là cây cho sản lượng gỗ cao với chu kỳ kinh doanh tương đối ngắn, đặc biệt là gỗ Mỡ có giá trị kinh tế cao và được
10
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Mỡ là cây trồng đã và đang được các nhà trồng rừng quan tâm với mục tiêu hiệu quả kinh tế cao, bao gồm sản lượng gỗ và chất lượng gỗ cao (Ngô Quang Đê, 1992; Lê Mộng Chân, 2000).
Ở nước ta, khảo nghiệm loài được bắt đầu từ những năm 1930 khi các nhà lâm nghiệp người Pháp xây dựng các khu khảo nghiệm cho Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Ngân hoa (Grevillia robusta), Bạch quả (Ginkgo biloba), Long não (Cinnamomum camphora), Bạch đàn trắng caman (Eucalyptus camaldulensis), Bạch đàn đỏ (E. robusta) v.v... ở một số vùng sinh thái chính trong cả nước.
Vào những năm 1960, đã xây dựng các khu khảo nghiệm loài tại Đà Lạt cho một số loài cây lá kim, một số loài Keo (Acacia spp.) cũng được đưa vào khảo nghiệm mà đến nay loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đã được gây trồng như một nguồn giống tại chỗ ở vùng Đông Nam Bộ, còn loài Mimosa (Acacia podalyriifolia) thì trở thành loài cây tượng trưng cho thành phố Đà Lạt.
Trong những năm 1980, một loạt khảo nghiệm cho các loài Keo vùng đồi thấp đã được xây dựng ở nhiều nơi trong nước. Đó là các loài Keo lá tràm (A.auriculiformis), Keotai tượng (A. mangium), Keo lá liềm (A.
crassicarpa), Keo nâu (A. aulococarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata). Qua một thời gian khảo nghiệm đến nay chúng ta đã biết những loài có triển vọng cho các chương trình trồng rừng là A. mangium, A. crassicarpa và A.
auriculiformis.
Từ năm 1993, khảo nghiệm cho hơn 10 loài Keo chịu hạn như A. tumida, A. difficilis, A. torulosa v.v.. đã được xây dựng tại Tuy Phong (lượng mưa 700 - 800mm/năm) thuộc tỉnh Bình Thuận và Ba Vì (lượng mưa 1650mm/năm) thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Các xuất xứ thuộc 25 loài Keo vùng cao như A. mearnsii, A. melanoxylon v.v... cũng được xây dựng tại Đà Lạt (1600m trên mặt biển) và núi Ba Vì (600 m trên mặt biển) và một số nơi khác.
11
Bùi Thế Đồi (2022) khi thực hiện nghiên cứu“Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng Mỡ (Manglietia conifera Blume) có năng suất cao cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ” cho thấy, đã chọn được 150 cây trội tại các tỉnh gồm: Bắc Kạn 22 cây; Phú Thọ 21 cây, Tuyên Quang 21 cây, Hòa Bình 22 cây, Yên Bái 22 cây, Thanh Hóa 21 cây và Nghệ An 21 cây. Các cây trội đều có hình thái cân đối, thân thẳng, sinh trưởng và phát triển tốt. Đường kính trung bình dao động 25,2-41,2cm; chiều cao vút ngọn trung bình biến động 18,4-25,3m; chiều cao dưới cành trung bình dao động từ 11,7 - 18,3m và đường kính tán trung bình dao động từ 5,0 - 7,5m; độ vượt trội về thể tích từ 1,58 - 4,1 lần so với trung bình quần thể.
1.1.2.2. Nghiên cứu về trồng rừng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngoài các công trình nghiên cứu tập trung vào một số ít các loài cây như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Urophylla, Thông Caribê, Bồ đề, Thông nhựa, Thông đuôi ngựa,.... thì cây Mỡ cũng đã được khảo nghiệm về giống cây rừng, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, tỉa thưa và khai thác.
Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia. (Nguyễn Quang Hà, 2001).
Trong những năm vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh một số loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề, Thông,.... thì Mỡ cũng được đưa vào danh mục những loài cây trồng chủ yếu trong lâm nghiệp. Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết như sau:
12
Bùi Thế Đồi (2022) khi nghiên cứu về chọn lọc cây trội Mỡ làm cây mẹ cho thấy, các cây trội đều có hình thái cân đối, thân thẳng, sinh trưởng và phát triển tốt. Đường kính trung bình dao động 25,2 - 41,2cm; chiều cao vút ngọn trung bình biến động 18,4 - 25,3m; chiều cao dưới cành trung bình dao động từ 11,7 - 18,3m và đường kính tán trung bình dao động từ 5,0 - 7,5m;
độ vượt trội về thể tích từ 1,58 - 4,1 lần so với trung bình quần thể. Quần thể rừng trồng dự tuyển ở Thanh Hóa, Hòa Bình và Nghệ An có mức độ đa dạng di truyền khá cao, quần thể rừng trồng dự tuyển Yên Bái và Tuyên Quang ở mức độ đa dạng di truyền trung bình. Quần thể rừng trồng dự tuyển BK và PT nên xem xét khi mở rộng phát triển. Cũng theo tác giả, tại vùng Tây Bắc:
02 xuất xứ có triển vọng là Chiêm Hóa, Bạch Thông; vùng Đông Bắc: 02 xuất xứ có triển vọng là Chiêm Hóa và Thanh Chương; và vùng Bắc Trng Bộ: 02 xuất xứ triển vọng là Chiêm Hóa và Bá Thước.
Lê Đắc Thắng và cs (2020) khi nghiên cứu về rừng trồng Mỡ tại tỉnh Tuyên Quang cho thấy, các giá trị bình quân về sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích lầm phần rừng trồng Mỡ tăng theo tuổi bởi kích thước cây cá lẻ luôn tăng. Theo đó, mật độ của lâm phần giảm dần theo tuổi từ 16,4- 31,5% qua mỗi lần tỉa thưa, trong đó mật độ bình quân giảm từ 25,2% ở tuổi 5 xuống 4,9% ở tuổi 10.
Cùng với các nghiên cứu về rừng trồng Mỡ, Trần Duy Rương (2013) khi nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Bình Định, cho thấy, các dòng Keo lai được trồng thuần loài có sinh trưởng trung bình, lượng tăng trưởng dao động từ 118 - 130,9 m3/ha/7 năm, trung bình là 124,3 m3/ha, tăng trưởng trung bình năm là 17,8m3/ha, doanh thu dao động từ 86,6 - 101,8 triệu đồng/ha/7 năm. Lợi nhuận ròng dao động từ 29,4 - 37,1 triệu đồng/ha/7 năm, IRR dao động từ 32 - 35,8%, trung bình là 33,5%. Rừng trồng Keo lai lấy gỗ ở Phù Mỹ, Bình Định mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương. Trồng
13
rừng Keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và phục vụ xuất khẩu nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ & sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, rừng trồng Keo lai góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường.
Theo Đỗ Anh Tuân (2013), chu kỳ kinh doanh Keo lai có ảnh hưởng quyết định đến trữ lượng, năng suất, tỷ lệ các loại gỗ và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trữ lượng tăng dần từ tuổi 5 đến tuổi 9 và tuổi thành thục sản lượng vào 7,5 năm. Năng suất gỗ, tỷ lệ các loại gỗ có giá bán cao cũng tăng dần theo chu kỳ kinh doanh. Ở các mức lãi suất vay thấp (8,5% và 10,0%/năm), các chỉ tiêu NPV và NPV/ha/năm đều có sự gia tăng rõ rệt theo chiều tăng của chu kỳ doanh; trong đó có sự gia tăng nhanh chóng về các chỉ tiêu này khi tăng chu kỳ kinh doanh lên 7 năm, sau đó tăng dần ở các chu kỳ dài hơn (8 và 9 năm). Ở các mức lãi suất cao hơn (từ 12,0 - 14,0%/năm), chu kỳ kinh doanh tối ưu về mặt tài chính là 7 năm. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chu kỳ kinh doanh Keo lai đề xuất là từ 7 năm, thay vì 5 hay 6 năm như hiện nay.
Võ Đại Hải và cộng sự (2006), Nghiên cứu đã đề cập đến biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chính sách và thị trường trong việc trồng rừng sản xuất ở vùng núi phía Bắc. Với rừng cung cấp gỗ lớn các loài cây Mỡ, Keo tai tượng, Sa mộc thì cần chuyển hướng mục tiêu kinh doanh cung cấp gỗ lớn kết hợp với gỗ nhỏ, kết hợp tái sinh chồi với rừng Mỡ, Sa mộc và tái sinh hạt luân kỳ 2 với Keo tai tai tượng với Keo lá tràm vừa nâng cao được năng suất và sản lượng thay cho gỗ nhỏ.
Nghiên cứu của Lê Đức Thắng và cộng sự (2020) cho thấy trữ lượng các lâm phần rừng trồng Mỡ có thể xác định thông qua các nhân tố như độ tuổi lâm phần, các chỉ tiêu sinh trưởng, mật độ lâm phần, đường kính gốc, chiều cao cây.
Nghiên cứu của Bùi Thế Đồi và Trần Thị Trang (2019) khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Mỡ (Manglietia conifera) tại vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho thấy, khi
14
được trồng với mật độ 1.666 cây/ha, tuy có tỷ lệ sống thấp nhất ở cả hai giai đoạn điều tra 24 tháng và 42 tháng tuổi, nhưng cây Mỡ đạt sinh trưởng chiều cao tốt nhất lần lượt là 2,05 m và 4,6 m; trong khi sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất khi đạt 42 tháng tuổi (trung bình 6,30 cm). Nghiên cứu đã khẳng định rằng mật độ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao, còn sinh trưởng về đường kính tán lá và chất lượng rừng thì chưa rõ. Do vậy, để trồng rừng Mỡ nhằm kinh doanh gỗ lớn, nên trồng rừng với mật độ 1.660 cây/ha, cự ly 3 x 2 m và trong thời gian nuôi dưỡng có thể tiến hành tỉa thưa khi rừng bắt đầu khép tán để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây Mỡ.
Theo Lại Thị Thanh (2022), nghiên cứu ảnh hưởng của phân NPK đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây Mỡ (Manglietia conifera Dandy) ở giai đoạn cây con cho thấy, khi bón phân NPK với hàm lượng thích hợp (0,5 g/cây) có tác dụng làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh như tăng diện tích lá, khối lượng bộ rễ, hàm lượng diệp lục, hàm lượng vitamin C, axit hữu cơ tổng số, hàm lượng đường khử, hàm lượng amon tự do và làm tăng hoạt tính của các enzym catalaza, perozydaza từ đó làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Từ kết quả của những nghiên cứu trên, hàng loạt các quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật trồng đã được ban hành và áp dụng trồng rừng thành công ở nhiều nơi, góp phần đáng kể vào công tác phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, khâu chuyển giao và dịch vụ kỹ thuật còn yếu, đặc biệt là vấn đề thị trường.
1.1.2.3. Nghiên cứu về tình hình quản lý bảo vệ rừng
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 3/4 diện tích là đồi núi và hơn 80%
dân số sống ở nông thôn miền núi và nghề nghiệp chính là sản xuất nông – lâm nghiệp. Cuộc sống của họ từ bao đời nay đã gắn bó chặt chẽ với rừng và đất rừng. Cùng với tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, với sự mở rộng và phát triển
15
của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự phụ thuộc của người dân địa phương và những tác động của họ vào TNR cũng ngày càng lớn. Do vậy mà công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng càng cần phải được quan tâm và chú trọng hơn nữa.
Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Mốc đánh giá sự thay đổi đầu tiên đó là việc nước ta cho ra đời luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 điều chỉnh các mối quan hệ và hành vi trong quản lý và bảo vệ rừng. Đây là một căn cứ pháp lý có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý bảo vệ rừng.
Có thể thấy rằng các hoạt động quản lý bảo vệ rừng đã dần chuyển sang một giai đoạn mới, việc quản lý bảo vệ rừng đã được coi trọng ngay từ gốc dưới sự tham gia của cả xã hội và đã đạt được những hiệu quả tích cực. Đây là một sự đánh dấu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành lâm nghiệp của Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu về tác động qua lại giữa con người và TNR cả trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đã phân tích được những vấn đề thuộc lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa con người và TNR là cơ sở để xây dựng các phương án quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ở các khu vực khác nhau.
1.1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001), đã nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung Tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai. Kết quả cho thấy ở vùng Trung Tâm các chỉ tiêu NPV và IRR (9%) đều thể hiện kinh doanh có lãi; ở các tỉnh Đông Nam Bộ chỉ tiêu IRR đạt khá cao khoảng từ 17 - 19%. Tác giả nhận định, với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất rừng trồng bình quân không đạt được trên 15 m3/ha/năm thì tỉ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được các mức như đã tính toán.
16
Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2004) ở vùng Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho thấy: việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc và mật độ trồng) đã cho năng suất rừng trồng Keo lai bình quân đạt trên 20 m3/ha/năm.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy, tỷ lệ lãi suất nội tại (IRR= 16%), đây là hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lâm nghiệp, tác giả khẳng định năng suất cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của quá trình đầu tư.
Theo Võ Đại Hải và các cộng sự (2005), khi nghiên cứu các mô hình rừng trồng sản xuất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy hiệu quả kinh tế xã hội các mô hình rừng trồng sản xuất. Đối với nhóm lấy gỗ thì tỷ suất thu nhập và chi phí BCR dao động không lớn lắm và đều lớn hơn 1 ở tất cả các mô hình, nghĩa là kinh doanh lâm nghiệp hiện nay đều có lãi, trong đó giá trị BCR cao là ở các rừng trồng Keo tai tượng, Keo Lai, Keo lá tràm, Mỡ với trị số BCR đạt từ 1,9 - 2,5 tại các điểm khảo sát. Cũng cần lưu ý một điểm rằng, cùng một loài cây những ở những lập địa khác nhau, điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng chế biến sản phẩm khác nhau giá trị BCR cũng rất khác nhau vì năng suất rừng, giá bán sản phẩm khác nhau.
Cần chú ý rằng Mỡ và Keo tai tượng giá trị thu nhập tính cho gỗ nhỏ những thực tế ít ra 1/3 nguyên liệu được bán tính theo giá trị gỗ lớn 1,2 - 1,3 triệu đồng/m3, nên thực tế BCR sẽ cao hơn nữa. Mặt khác, đây cũng là cây có khả năng cung cấp gỗ lớn kết hợp gỗ nhỏ với chu kỳ 15 - 20 năm nên không chỉ suất thu nhập được tăng , mà tính bền vững về môi trường sinh thái cũng tốt hơn cho nên cần có chuyển hướng về mục tiêu kinh doanh 2 loài cây này theo hướng đó thay vì chỉ đáp ứng cung cấp gỗ nhỏ.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát và Đoàn Hoài Nam, (2006), đã đề xuất rằng: Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng tuy đã đạt được những thành tựu nhất định về năng suất, những hiệu quả
17
kinh tế của các mô hình rừng trồng thâm canh như thế nào cũng là vấn đề thời sự đáng được quan tâm. Các tác giả đã dựa trên cơ sở một số mô hình có thể dự đoán được trữ lượng vào cuối chu kỳ kinh doanh, căn cứ vào dự toán kinh phí thực tế xây dựng mô hình gọi là dự toán thực tế và căn cứ vào giá bán sản phẩm tính tại thời điểm hiện tại để đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng mô hình.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho 6 mô hình trồng rừng thâm canh ở các vùng sinh thái được nghiên cứu và tổng hợp vào bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế của các mô hình khá cao, biểu hiện bằng các chỉ tiêu trên bảng như NPV, IRR, BCR đạt giá trị càng cao thì mô hình càng có hiệu quả kinh tế.
Trong 6 mô hình thì cao nhất là mô hình trồng Keo lai ở Bình Dương có, NPV:
34,85 và tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) đạt 19,20%, với tỷ suất thu nhập trên chi phí đạt 2,68 (tức là một 1nghìn đồng vốn đầu tư bỏ ra thì sau 8 năm có thể thu về thu nhập là 2,68 nghìn đồng); Thấp nhất là mô hình trồng Thông Caribê ở Vĩnh Phúc, chu kỳ kinh doanh dài (15 năm), nhưng NPV chỉ đạt 17.910 đồng, BCR đạt 1,79 (tức là một 1nghìn đồng vốn đầu tư bỏ ra thì sau 8 năm có thể thu về thu nhập là 1,79 nghìn đồng), IRR đạt 9,57%. Các tác giả nhận định với Thông Caribê và Keo lá tràm phải kết hợp cả mục tiêu gỗ nhỏ và gỗ lớn thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo công bố của Công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc cho thấy: Đối với rừng trồng mới, chu kỳ kinh doanh từ 5,5 - 6,5 năm, đầu tư từ 11,5 - 12,5 triệu đồng/ha (kể cả lãi vay ngân hàng), đối với rừng chồi Bạch đàn chu kỳ kinh doanh 5 năm, đầu tư từ 5 - 5,5 triệu đồng/ha. Nếu rừng trồng Bạch đàn có mật độ ổn định từ 900 cây/ha trở lên, khi khai thác, sau khi đã trừ chi phí bãi I (chặt ha, sửa đường, thiết kế, thuế …) thu hồi được 22 triệu đồng/ha để trả vốn nhà nước, rừng trồng keo mật độ từ 1100 cây/ ha trở lên thì thu hồi vốn đạt 20 triệu/ha đối với các lâm trường Hữu Lũng và Đồng Sơn - Lạng Sơn, thu hồi 16 triệu đồng/ha đối với lâm trường Phúc Tân - Thái Nguyên (Giá tính tại thời điểm quý 4/2005).