Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu
3.2.1. Hiện trạng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu
Mỡ được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, như Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Kạn... Ngoài ra còn được trồng rải rác ớ các tỉnh Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An. Tại khu vực nghiên cứu, ngoài những cây trồng lâm nghiệp mọc nhanh hiện có trên địa bàn như: Thông, Keo, Bạch đàn,... và một số loài cây bản địa như: Quế, Hồi, Sở,.. được trồng để cung cấp lâm sản ngoài gỗ với diện tích khác nhau thì cây Mỡ cũng đã được đưa vào cơ cấu cây trồng Lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.
Kết quả được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Diện tích rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu
TT Địa điểm Tổng diện tích (ha)
Cây Mỡ
Tỷ lệ (%)
Loài cây khác (Keo, Lát,
Hồi)
Tỷ lệ (%)
1 Hưng Đạo 200 130 65 70 35
2 Hồng Phong 255 115 45 140 55
Tổng 455 245 210
Kết quả bảng 3.4 cho thấy:
36
Tại xã Hưng Đạo, tổng diện tích rừng trồng là 200 ha, trong đó diện tích trồng các loài cây như Keo, Lát, Quế, Hồi,.... là 70 ha ở những cấp tuổi khác nhau và chiếm tỷ lệ 35% so với tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn xã.
Rừng trồng Mỡ là 130 ha chiếm tỷ lệ 70% so với tổng diện tích rừng trồng toàn xã, trong đó loài cây này được quy hoạch là rừng trồng gỗ lớn, trong tương lai sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp của địa phương.
Tại xã Hồng Phong, tổng diện tích rừng trồng là 255 ha, trong đó 140 ha là diện tích rừng trồng gồm các loài như: Lát, Keo lá tràm, Hồi, Quế,... chiếm tỷ lệ 55% so với tổng diện tích rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. Diện tích rừng trồng Mỡ đạt 115 ha, chiếm 45% so với tổng diện tích rừng trồng của xã.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, theo chỉ đạo của ngành lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh phải tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn lên 20 - 25%, trong đó tập trung vào các giống mới đã được cải thiện có năng suất cao, nhằm tăng giá trị rừng trồng trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm và ổn định chính trị và văn hóa đời sống của người trồng rừng. Vì vậy, cùng với các khu vực trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hai xã Hồng Phong và Hưng Đạo cũng đã thưc hiện tốt công tác chỉ đạo của ngành trong đó tập trung phát triển rừng trồng gỗ lớn (rừng mỡ) bên cạnh diện tích các loài cây khác, từ đó tạo tiền đề cho công tác xóa đói giả nghèo tại địa phương.
3.2.2. Kỹ thuật trồng rừng Mỡ đã áp dụng tại khu vực nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có quy trình trồng rừng Mỡ (QTN-86), quy trình tỉa thưa rừng Mỡ (QTN24-82), quy trình kinh doanh rừng chồi Mỡ (QTN) đã được ban hành. Quy trình trồng rừng Mỡ đã được hầu hết các tỉnh có trồng rừng Mỡ áp dụng. Tuy nhiên, quá trình áp dụng có những điểm không tuân thủ đầy đủ những quy định của quy trình. Hơn nữa, một số kỹ thuật trồng Mỡ đã tỏ ra có nhiều hạn chế, chưa thúc đẩy việc kinh doanh rừng Mỡ theo hướng thâm canh và định hướng cung cấp gỗ lớn cho ngành lâm nghiệp.
37
Trước đòi hỏi của thực tế, đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới, nhằm xây dựng rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh rừng trồng bền vững, trồng rừng gỗ lớn (Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030), thì vấn đề đánh giá hiệu quả kỹ thuật trồng rừng Mỡ có năng suất cao cung cấp gỗ lớn tại huyện Bình Gia là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Đây là một bước đệm quan trọng nhằm tạo đà cho việc nâng cao giá trị kinh tế cho rừng trồng nói chung và rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu.
3.2.2.1. Chất lượng cây giống khi trồng rừng
Giống là 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhằm để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, gồm: Giống, lập địa và các biện pháp kỹ thuật tác động vào cả quá trình kinh doanh rừng. Trong trồng rừng, nhất là trồng rừng thâm canh cần phải chú trọng đồng thời cả 3 yếu tố: i/ Giống phải được cải thiện theo năng suất và chất lượng sản phẩm (gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ); ii/ Xác định đúng lập địa cho loài cây trồng rừng, tức là phải chọn nơi trồng phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài cây trồng; iii/ Xác định được những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp để tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất có thể. Trong đó, giống là đối tượng chính liên quan trực tiếp đến sản phẩm của rừng trồng và mục đích kinh doanh, nó mang trong mình bộ mã di truyền (gen) đã được chọn lọc theo định hướng của con người.
Nếu có giống tốt được trồng trên lập địa tốt, tức là môi trường sinh thái phù hợp, đồng thời được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp thì sẽ cho sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. Ngược lại, nếu giống chưa được cải thiện mặc dù được trồng trên lập địa tốt và được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp thì cũng không cho năng suất và chất lượng sản phẩm như mong đợi. Vì vậy, giống có vai trò rất quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5.
38
Bảng 3.5. Nguồn giống cây Mỡ tại các vườn ươm của huyện Bình Gia
Nguồn giống Địa điểm nhân giống
Sản lượng cây giống
Chất lượng cây xuất vườn
Đạt Tiêu chuẩn Quốc Gia
TCVN 12714- 2:2019
- Hợp tác xã cây giống Thu Loan;
- Hợp tác xã Công Đức.
1.900.000 cây xuất vườn/năm
- Tình trạng thể chất tốt;
- Chất lượng cây xuất vườn đúng tiêu chuẩn.
Không đạt Tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 12714- 2:2019
- HTX Hoàng Anh;
- HTX Quế Thạch Tân Hòa;
- HTX Tân Thái;
- HTX Nông LN Hồng Phong;
-...
7.000 cây xuất vườn/năm
- Tình trạng thể chất trung bình;
- Chất lượng cây xuất vườn trung bình.
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Bình Gia, năm 2023) Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có tổng số 17 vườn giống cây lâm nghiệp bao gồm các loài như: Bạch đàn, Keo, Thông... do các tổ chức, cá nhân tự gieo ươm, nhưng trong đó chỉ có 02 vườn ươm đủ điều kiện và có giấy phép kinh doanh, theo đúng quy định, được sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, các giống cây trồng lâm nghiệp đã được khảo nghiệm đảm bảo năng suất, chất lượng và cho giá trị kinh tế cao trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng và chiếm 14,28% so với tổng số vườn ươm trên địa bàn huyện. Giống để phục vụ trồng rừng Mỡ ở huyện Bình Gia được cung cấp bởi 2 vườn ươm này nên chất lượng cây giống cũng đã được đảm bảo theo hợp đồng của chương trình trồng rừng gỗ lớn của huyện.
39
Với 2 đơn vị cũng cấp giống cây đảm bảo chất lượng thì số cây giống sản xuất hàng năm trong các vườn ươm đạt chuẩn quốc gia xấp xỉ 1,9 triệu cây/năm, đặc biệt hiện nay công tác quản lý giống cây lâm nghiệp đang được thực hiện, nên các vườn ươm muốn tồn tại bền vững cần phải xây dựng vườn giống của mình đạt chuẩn quốc gia được được kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, tỉnh.
Còn lại 15 (chiếm 76%) cơ sở sản xuất cây giống trên địa bàn chưa đăng ký về hoạt động kinh doanh, số cây giống được sản xuất từ vườn ươm chưa đạt chuẩn hàng năm đạt 0,7 vạn cây/năm. Những vườn ươm này, trong quá trình sản xuất và cung cấp giống ra thị trường cũng được sự giám sát, kiểm tra của các đơn vị quản lý như: Trạm Khuyến nông huyện, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp & PTNT,.. trước khi xuất vườn nhằm đảm bảo chất lượng và lợi ích của người trồng rừng trên địa bàn huyện.
3.2.2.2. Kỹ thuật trồng rừng Mỡ đã được áp dụng tại khu vực nghiên cứu Mỡ là một loài cây được trồng khá phổ biến ở các tình miền núi phía bắc trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Mỡ thường phân bố ở độ cao tuyệt đối 300-400 m trở xuống, trong các hệ đồi núi thấp dạng bát úp.
Mỡ thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình năm 22 - 240C, lượng mưa trên 1600 mm, riêng vùng có gió Lào thì lượng mưa phải đạt trên 2.000 mm và cần độ ẩm không khí trên 80%. Không trồng Mỡ ở nơi có gió Lào thổi mạnh. Mỡ mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.
Mỡ là loài cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt. Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2 - 3 m. Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hướng, xong tập trung ở tầng đất mặt trong khoảng sâu 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe. Tổng hợp từ kết quả điều tra 70 hộ dân tham gia trồng rừng cây Mỡ tại khu vực nghiên cứu như sau:
40
a) Kỹ thuật phát dọn thực bì và làm đất: Nơi có thực bì thưa, cao dưới 1m thì phát toàn diện, dọn sạch theo đường đồng mức hoặc gom đống, đốt cục bộ đề phòng cháy lan. Nơi có thực bì rậm rạp cao trên 1 m phát băng rộng 2 m theo đường đồng mức, dọn sạch rải đều theo đường đồng mức. Làm đất bằng phương pháp cuốc theo băng và không làm đất toàn diện để hạn chế xói mòn rửa chôi đất. 100% chủ rừng làm đất theo phương pháp thủ công.
b) Kỹ thuật cuốc hố: Cuốc hố trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày. Ở nơi đất bằng kích thước hố trồng là 30x30x30 cm. Những nơi có độ dốc lớn kích thước hố 40x40x40 cm, cuốc hố theo hình nanh sấu. Bón lót từ 0,2 - 0,3 kg/hố bằng phân NPK, trộn đều phân bón với đất mặt rồi lấp hố trước từ 7 - 10 ngày.
c) Tiêu chuẩn cây con trồng rừng: Cây giống được ươm trong bầu Polyetylen trong vườn ươm, khi cây từ 4 tháng đến 6 tháng có kích thước chiều cao vút ngọn (H) từ 30 - 50 cm; đường kính cổ rễ (D00)từ 0,3 - 0,5 cm. Có từ 5 - 6 lá, cây khoẻ mạnh, lá xanh tốt, không bị cụt ngọn và sâu bệnh là đủ tiêu chuẩn trồng rừng.
d) Mật độ trồng rừng: Mật độ trồng thường khác nhau tùy thuộc vào địa hình và độ dốc, thường biến động từ 1.660 cây/ha (2,5 × 2,5 m) đến 2.000 cây/ha (2,5 x 2 m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m;
trồng theo đường đồng mức của lô thiết kế, kết quả 100% số hộ dân đều tuần thủ đúng về mật độ trồng, cũng có một số hộ gia đình trồng mật độ lớn hơn.
e) Thời vụ trồng: Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi. Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10. Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa rào, đất ẩm, tránh những ngày tháng nóng, nước bốc hơi nhiều hoặc vào ngày mưa to.
g) Trồng cây: Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước. Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng. Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2 - 5 cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.
41
Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 1 - 2 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80 - 100 cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốc hơi mạnh cây dễ bị vàng úa. Ngược lại không để cây con bị cớm lâu.
Lấp đất tơi xốp 2/3 bầu cây, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm vào gốc cây tạo hình mâm sôi, cao hơn mặt hố 2 - 3 cm.
h) Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng * Chăm sóc rừng
- Năm đầu, chăm sóc 2 lần: Lần 1 sau khi trồng 1 - 2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80 cm.
Lần 2 vào tháng 10 - 11, phát thực bì và vun xới quanh gốc rộng 80 cm. Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10 - 11.
- Năm thứ 2, chăm sóc 02 lần: Lần 1 vào tháng 02 - 4, chăm sóc như lần 1 năm đầu. Bón thúc mỗi gốc 200g NPK (5:10:3) hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Lần 2 vào tháng 10 - 11, phát thực bì toàn diện, dẫy cỏ vun xới quanh gốc 1 m, tỉa cành cao đến 1 m, phát thực bì quanh gốc rộng 1 m.
- Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3 - 4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 - 2,0 m. Dẫy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như bón lần 1 nhưng rạch bón cách gốc 40 - 50 cm. Lần 2 vào tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy cỏ quanh gốc cây.
- Làm băng trắng cản lửa, rộng 8 - 10 m, trước mùa khô. Nghiêm cấm chặt phá cây, trâu bò phá hại rừng.
* Nuôi dưỡng rừng
- Tỉa cành, tỉa thân từ năm thứ 2 trở đi phải tỉa thưa, tỉa cành trước mùa sinh trưởng. Tỉa cành sát vào thân, để cách thân khoảng 5 cm.
- Tỉa thân: Tỉa những cây có nhiêu thân, để lại 1 thân tốt nhất, cắt sat với thân để lại. Tỉa thưa 3 lần
- Chọn cây tỉa: Cây sinh trưởng kém , bị sâu bệnh, cong keo;
42
- Phương pháp: Đánh dấu từng cây trước khi chặt.
* Bảo vệ rừng
- Thường xuyên tuyên truyền, ngăn chặn người chặt phá, cấm chăn thả gia súc khi cây chưa đạt chiều cao 5 m.
- Thường xuyên kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại, có biện pháp chống cháy rừng.