Giải pháp về kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Mỡ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 72)

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

3.4.5. Giải pháp về kỹ thuật chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Mỡ

- Mật độ trồng rừng ban đầu: Trồng rừng có mật độ ban đầu đầy đủ, điều tiết mật độ thông qua tỉa thưa kịp thời tạo không gian dinh dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển của cây, của rừng trồng theo từng giai đoạn, hạn chế phát triển cành nhánh, chủ động áp dụng các biện pháp tỉa cành nhân tạo. Qua nghiên cứu cho thấy, mật độ trồng rừng có ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng, tăng trưởng và năng suất rừng. Mật độ có đầy đủ mới cho sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối cá thể và lâm phần cao. Vì vậy cần thiết phải điều tiết mật độ, tùy theo mục đích kinh doanh

55

rừng, cần có mật độ rừng tương thích. Mật độ rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu biến động từ 1.660 cây/ha (2 x 3 m) đến 1.880 cây/ha (2 x 2,5 m) phổ biến trong thực tiễn đã hợp lý chưa? Đề tài đã xem xét và nhận thấy mật độ hiện tại rừng Mỡ tại khu vực nghiên cưu là thưa, không hợp lý. Nếu trồng rừng ở mật độ trồng 1.660 cây/ha, cự ly trồng (2 x 3 m), cây có chiều cao dưới cành thấp, cành nhánh phát triển rất mạnh về phía có khoảng trống giữa hai hàng cây, điều đó chứng tỏ mật độ trồng ban đầu không hợp lý. Mật độ này giúp cây phát triển cành nhánh ngay từ những năm đầu nên không có lợi, cần trồng dầy hơn tạo điều kiện cho cây rừng phát triển đường kính và chiều cao mới đem lại năng suất cao. Thường trong thực tế trồng rừng, tỷ lệ cây chết lớn hơn 15% và không tiến hành trồng dặm, dẫn đến mật độ rừng trồng thưa.

Tại Bình Gia, rừng trồng Mỡ với mục tiêu lấy gỗ kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái (mục đích phòng hộ), do vậy cần áp dụng cự ly trồng hợp lý là (2 x 2 m) để có mật độ trồng ban đầu là 2.500 cây/ha là cần thiết và phải trồng dặm để duy trì mật độ. Mật độ này đảm bảo khoảng sống tốt, rừng nhanh khép tán, hạn chế sinh trưởng cỏ dại, xúc tiến tỉa cành nhánh, giúp cây sinh trưởng phát triển đều cả đường kính, chiều cao và đường kính tán, đồng thời tăng cường được khả năng phòng hộ của rừng.

- Chăm sóc rừng trồng: Trồng rừng khác với trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, phải đầu tư nhiều công của, thu hồi vốn chậm. Vì vậy cần có quan điểm kinh doanh lợi dụng tổng hợp. Qua nghiên cứu cho thấy, cần áp dụng mô hình Nông lâm kết hợp cho kinh doanh rừng trồng Mỡ trong 2 - 3 năm đầu, để vừa có nông sản trước khi rừng khép tán, vừa làm giảm chi phí trong công tác chăm sóc rừng trồng. Trong quá trình canh tác cây nông nghiệp, đất rừng thêm tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và quan trong hơn là thực bì (cỏ dại, cây bụi, thảm tươi) được xử lý. Cần thực hiện nghiêm công tác chăm sóc rừng trồng trong 3 năm đầu (như làm cỏ, vun gốc, cắt tỉa cành nhánh) tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển.

56

- Tỉa thưa rừng trồng: Tỉa thưa mật độ tạo không gian sống phù hợp để cây phát huy tối đa tiềm năng phát triển là rất quan trọng. Cắt tỉa cành nhánh và chặt tỉa thưa mật độ (chặt bỏ những cây không mong muốn để làm giảm mật độ lâm phần) là hoạt động có liên quan chặt chẽ đến nhau. Thông thường, tỉa thưa chỉ diễn ra khi tán lá của cây bắt đầu giao nhau (trước khi cạnh tranh) và điều này có thể xảy ra ở tuổi 4 - 5 sau khi trồng, nên tỉa thưa mật độ trước khi cây bắt đầu có sự giao tán. Do những lâm phần Mỡ trên địa bàn nghiên cứu đã khép tán hoàn toàn, sự phân hóa sinh trưởng cây rừng đã diễn ra mạnh. Mặt khác, đây là những lâm phần thuần loài, đều tuổi nên cần chặt tỉa thưa nuôi dưỡng rừng Mỡ tại khu vực nghiên cứu theo các phương pháp sau:

+ Chặt tỉa thưa cơ giới: Phương pháp này được áp dụng với mục đích cơ bản là mở rộng không gian sống, qua đó giảm bớt sự chèn ép giữa các cây rừng góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho những cây rừng để lại nuôi dưỡng sinh trưởng tốt cho đến kỳ chặt nuôi dưỡng tiếp theo. Theo đó, chặt nuôi dưỡng cơ giới được đề xuất đó là tỉa thưa theo hàng và tỉa thưa cây trong hàng. Các cây tỉa thưa phải được đảm bảo phân bố đều trên diện tích, không chặt quá 3 cây liền kề (để tránh tạo khoảng trống trong rừng). Định hướng cho cây chặt đổ không ảnh hướng đến các cây đứng xung quanh. Đối tượng chặt tỉa thưa là những cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh thuộc cấp sinh trưởng IV - V. Ngoài ra, cần kết hợp với biện pháp tỉa cành, xới đất, phát quang dây leo bụi rậm để tán rừng phát triển cân đối.

+ Chặt nuôi dưỡng tầng dưới kết hợp cùng với chặt nuôi dưỡng chọn lọc:

Phương pháp này được áp dụng từ lần tỉa thưa thứ hai trở đi. Mục đích phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới kết hợp cùng với chặt nuôi dưỡng chọn lọc là điểu chỉnh hình thái thân cây thông qua giảm mật độ lâm phần, tỉa cành nhánh cây, thúc đẩy sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính và chiều cao của những cây tiếp tục để lại nuôi dưỡng. Đối tượng chặt là những cây thuộc cấp sinh trưởng kém nằm dưới tầng rừng chính (thuộc cây cấp IV - V) và những cây

57

không đạt mục tiêu kinh doanh (như cụt ngọn, nhiều cành và cành to...) ở tầng trên thuộc cây cấp III. Do đó, cùng với việc loại trừ những cây có phẩm chất xấu, lần chặt này còn có nhiệm vụ tạo dáng thân cây thông qua cắt tỉa cành nhánh cây. Cắt tỉa cành nhánh là loại bỏ các cành khô phần dưới tán cây vào trước mùa sinh trưởng, mục tiêu chính của việc cắt tỉa là để tăng giá trị của gỗ bằng cách hạn chế mắt gỗ, thứ hai là tập trung phát triển thân chính. Việc loại bỏ các cành nhánh lên đến một độ cao mong muốn được thực hiện đầu tiên gần thời điểm khép tán. Cắt tỉa phải được lặp đi lặp lại nhiều lần trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

Số lượng cây được tiến hành tỉa thưa sẽ tùy thuộc vào từng lâm phần và thời điểm sinh trưởng của cây. Thời gian chặt tỉa thưa được tiến hành vào mùa khô khi cây rụng lá, tốt nhất là trước mùa sinh trưởng, sau mỗi lần tỉa thưa cần dọn vệ sinh rừng, làm đường băng cản lửa theo quy định phòng cháy, chữa cháy rừng. Quá trình chặt nuôi dưỡng chỉ áp dụng đối với những lâm phần có tổng diện tích tán lớn hơn 10.000 m2. Những lâm phần chưa đủ tiêu chuẩn cần để lại nuôi dưỡng và chỉ áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và vệ sinh rừng.

Như vậy, phương thức tỉa thưa tầng dưới sẽ loại bỏ được những cây ở tầng bị đào thải và chèn ép (cây cấp IV - V) hình thành rừng có cấu trúc một tầng khép kín, để lại những cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tròn đều, không bị cụt ngọn hay hai thân, cành nhỏ và tỉa cành tốt, tán lá cân đối. Theo đó, những cây để lại nuôi dưỡng là những cây thuộc cấp sinh trưởng I, II và III theo cách phân loại bằng hàm lập nhóm. Tỉa thưa tầng dưới chỉ thu hoạch những cây kém chất lượng trong khu rừng, nên hiệu quả kinh tế tức thời ngay tại lúc tỉa thưa là thấp.

Tuy nhiên, nếu tính cả chu kỳ kinh doanh rừng thì hiệu quả kinh tế lại rất cao, và lượng tăng trưởng của khu rừng nuôi dưỡng là cao nhất so với các phương thức tỉa thưa khác.

- Tuyển chọn cây trong chặt nuôi dưỡng: Rừng trồng với bất kỳ mục tiêu nào ban đầu, cuối cùng đến tuổi thành thục vẫn cần phải khai thác tận dụng gỗ.

58

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng đã chỉ ra rằng, tuổi khai thác chính rừng trồng Mỡ ở khu vực nghiên cứu từ 15 - 20 năm tùy theo mục tiêu gỗ lớn hay gỗ nhỏ. Như vậy, việc tuyển chọn cây chừa cây chặt cần dựa trên những nguyên tắc sau:

+) Thu hoạch trung gian tất cả những cây gỗ kém giá trị, đồng thời không làm ảnh hưởng đến những cây để lại nuôi dưỡng.

+) Chặt cây xấu, để lại cây tốt tiếp tục nuôi dưỡng đến kỳ khai thác chính nhằm nâng cao chất lượng rừng và cải thiện chất lượng gỗ ở cuối chu kỳ kinh doanh.

Từ những nguyên tắc tuyển chọn cây chừa cây chặt, tác giả đề xuất những cây để lại nuôi dưỡng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như sau:

+) Khi tạo rừng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ chế biến gỗ đồ mộc gia dụng, những cây để lại nuôi dưỡng là những cây sinh trưởng bình thường đến tốt, có đặc điểm thân thẳng, tròn đều, không cụt ngọn hay hai thân, cành nhỏ và tỉa cành tự nhiên tốt, tán lá cân đối. Theo đó, những cây để lại nuôi dưỡng là những cây thuộc cấp sinh trưởng I – III theo phân cấp của Kraft.

+) Nếu tạo rừng với mục đích cung cấp gỗ xẻ và đồ mộc cao cấp, những cây để lại nuôi dưỡng là những cây sinh trưởng nhanh, thân thẳng và tròn đều, cành nhỏ và tỉa cành tự nhiên tốt, tán lá cân đối. Theo đó, những cây để lại nuôi dưỡng là những cây thuộc cấp sinh trưởng I – II theo phân cấp của Kraft.

Như vậy, cây bị loại bỏ hay chặt tỉa thưa trung gian là những cây đã chết, những cây bị sâu bệnh hay gẫy đổ, những cây sinh trưởng kém, những cây cạnh tranh với cây để lại nuôi dưỡng, những cây thân thấp và tán rộng, những cây cụt ngọn hay hai thân, những cây thân cong đến rất cong. Nói chung, những cây bị loại bỏ hay chặt tỉa thưa là những cây trước hết thuộc cấp sinh trưởng IV - V, kế đến là một phần cây thuộc cấp sinh trưởng III có thân xấu (thân cong, nhiều cành to).

59

- Cường độ chặt nuôi dưỡng rừng Mỡ: Trong trồng rừng thuần loài, dù với mục đích phòng hộ, kinh tế, hay môi trường đều cần thiết phải tiến hành nuôi dưỡng, đặc biệt phần thân cây hình thành nên trữ lượng rừng. Cường độ tỉa thưa được quyết định bởi phát triển chiều cao và tiết diện ngang thân cây. Về mặt lý thuyết, mật độ cây/ha nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn gốc cây giống, tuổi và chất lượng vị trí trồng rừng. Tuy nhiên, tăng trưởng đường kính bị ảnh hưởng bởi mật độ. Rừng trồng Mỡ được tạo lập ngoài phục vụ mục đích phòng hộ còn nhằm cung cấp gỗ làm đồ mộc gia dụng và đồ mộc cao cấp, vì vậy những cây để lại đến kỳ khai thác chính phải có những tiêu chuẩn cơ bản như: thân thẳng, tròn đều, tán lá cân đối, cành nhỏ và tỉa cành tự nhiên tốt, chiều cao dưới cành lớn.

60

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)