Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bình Gia là huyện vùng cao miền núi, nằm ở phía Tây, cách thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây. Bình Gia có tọa độ địa lý từ 21044'52" đến 22018'52" vĩ độ Bắc và từ 106004'12" đến 106032'32" kinh độ Đông, trong đó có địa giới hành chính như sau:
-Phía Đông giáp huyện Văn Lãng, Văn Quan;
-Phía Tây giáp huyện Na Rì-Bắc Kạn;
-Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.
-Phía Bắc giáp huyện Tràng Định;
19
Vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố khó khăn cơ bản cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa Bình Gia và các vùng phụ cận, nhất là các trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
* Địa hình
Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 25 - 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.
Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:
- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như xã Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia và một phần ở các xã Thiện Thuật, Mông Ân.
- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 25 - 300, chiếm tới 70%
diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.
- Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.
- Các dải đồi thoải có độ dốc 15 - 200, có diện tích khoảng 4.000 ha.
Dạng địa hình này có thể khai thác phát triển lâm nghiệp.
Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc,... Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khai thác tiềm năng thiên nhiên.
* Khí hậu
20
Bình Gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt. Là huyện có mùa Đông lạnh và khô, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau: Nhiệt độ không khí bình quân năm 20,8°C; Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 37,3°C; Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -1,0°C; Lượng mưa trung bình năm: 1.540 mm; Số ngày mưa trong năm 134 ngày; Độ ẩm không khí trung bình năm 82%; Lượng bốc hơi bình quân năm 811 mm; Số giờ nắng trung bình khoảng 1.466 giờ/năm.
Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên, gió Bắc, gió Đông Bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả như đào, lê, mơ, mận...
* Thủy văn
Sông ngòi trên địa bàn huyện chủ yếu là các suối nhỏ, có một sông lớn là sông Văn Mịch (theo tên địa phương), có đập Phai Danh (cung cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy lợi của nhân dân khu vực lân cận).
Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50km là nguồn nước quan trọng, tại đây có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Pác Khuông chảy qua và có rất nhiều con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi.
Hồ Phai Danh: Danh thắng hồ Phai Danh xã Hoàng Văn Thụ (hiện nay chưa được đưa vào mục danh thắng của huyện) có thể khai thác và phát triển thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Chiều dài hồ 1.200 m, chiều rộng 200 m, có 2 mặt đập, mặt đập chính dài 125 m, mặt đập phụ khoảng 50 m, tổng diện
21
tích mặt nước 2,7 km2, bao quang hồ là những rừng hồi, chè xanh thắm quyến rũ. Giữa hồ là một đảo nổi, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
Thác Đăng Mò có nước quanh năm, nhưng mùa mưa, lượng nước về sẽ nhiều hơn và hùng vĩ hơn. Nếu không phải vào lúc mưa lớn hay có lũ, dòng thác rất hiền hòa, với độ dốc, độ sâu vừa phải.
Suối thác Mơ: là một con suối bắt nguồn từ đỉnh Khau Ra, cách bến đò Văn Mịch khoảng 4km, hệ thống đường xá đang xây dựng nên việc tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn. Điểm Suối thác Mơ là một điểm chưa được đưa vào khai thác du lịch, mới chỉ được người dân địa phương biết tới. Tuy nhiên, đây là một điểm đến mới lạ và có cảnh quan tự nhiên đẹp, hoang sơ, yên bình.
Thác Thang Sao: Thuộc xã Quang Trung, cách thị trấn Bình Gia khoảng 15km. Đường đi đã được trải nhựa, tuy nhiên để tiếp cận được chân thác cần phải đi bộ khoảng hơn 1km, đường ven suối.
* Thổ nhưỡng
Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ (Fk), chiếm 4% diện tích đất tự nhiên.
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Chiếm 49,2% diện tích tự nhiên.
Đất đỏ vàng trên đá macma axít (Fa): Chiếm 28% diện tích tự nhiên.
Đất phù sa ngòi suối (Py): Chiếm 0,8% diện tích tự nhiên.
Đất dốc tụ (D): Chiếm 5% diện tích tự nhiên. Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv):
Chiếm 0,4% diện tích tự nhiên.
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Chiếm 5,8% diện tích tự nhiên. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Chiếm 1,5% diện tích tự nhiên.
Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3% diện tích tự nhiên.