Dự tính hiệu quả kinh tế rừng trồng Mỡ tuổi 5 tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Dự tính hiệu quả kinh tế rừng trồng Mỡ tuổi 5 tại khu vực nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng trồng là một khâu rất quan trọng để từ đó giúp các chủ rừng, các nhà đầu tư,.... có cách nhìn nhận thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng khi so sánh với các cây trồng khác. Mặt khác giúp chủ đầu tư xây dựng được phương án quản lý, khai thác rừng một cách hợp lý và hiệu quả tránh lãng phí tài nguyên, vật lực và nhân lực trong kinh doanh lâm nghiệp. Kết quả dự tính hiệu quả kinh tế được trình bày trong bảng 3.11.

49

Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế từ đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm

(cm) (m)

ht

(cây/ha) (m2/ha) (m3/ha)

G (m2/năm)

∆Μ (m3/ha/năm)

Hưng Đạo 7,47 6,51 1529 6,74 21,96 1,35 4,38 Hồng Phong 7,25 6,18 1521 6,37 19,70 1,28 3,94

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu rừng trồng Mỡ ở tuổi 5 các chỉ tiêu về đườnh kính và chiều cao bình quân nhìn chung còn thấp (đường kính bình quân lớn hơn 7 cm và chiều cao vút ngọn trên 6 m). Tổng tiết diện ngang từ 6,37 – 6,74 m2/ha và tổng trữ lượng toàn lâm phần từ 19,7 – 21,9 m3/ha. Như vậy, rừng trồng Mỡ đang trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng và phát triển (cấp tuổi I) do vậy cần phài tiếp tục nuôi dưỡng để cây đạt kính thước lớn hơn trong những năm tiếp theo. Mặt khác, hiện tại mật độ bình quân toàn lâm phần còn rất lớn trên 1500 cây/ha, do vậy cần phải tiến hành phân cấp sinh trưởng (theo phân cấp của Kraft) từ đó làm cơ sở chọn lọc nhân tạo thông quan tỉa thưa mật độ rừng, trong đó tập trung chặt tỉa nhóm cây cấp V cấp IV và một phần cây cấp III để tạo không gian dĩnh dưỡng thúc đẩy sinh trưởng tăng trưởng cho những cây cấp I và cấp II để lại trong lâm phần.

Như vậy, tại tuổi 5 rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu cần tiếp tục nuôi dưỡng để tăng sinh đường kính và chiều cao tối đa, từ đó trên cơ sở sinh vật học nhà đầu tư sẽ tiến hành khai thác khi rừng đạt tuổi thành thục sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại thành thục khác.

3.3.2. Xác định các ch tiêu v hiu qu kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạch toán trồng rừng và phát triển kinh tế tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Mỡ được tổng hợp ở bảng 3.12-3.13.

50

Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Mỡ tại xã Hưng Đạo Ô tiêu chuẩn Trữ lượng

(m3/ha/chu kỳ)

NPV (đồng)

IRR (%)

BCR (lần)

VAIN (đ/ha/năm)

1 22,34 4.635.071 12,2 1,158 927.014,2

2 21,78 4.367.257 11,8 1,145 873.451,4

3 22,21 4.524.325 11,9 1,154 904.865,0

4 21,64 4.213.321 11,6 1,142 842.664,2

5 21,84 4.334.648 11,7 1,152 866.929,6

Trung bình 21,962 4.414.924,4 11,84 1,1502 88.2984,88 Kết quả bảng 3.12 cho thấy, tại xã Hưng Đạo các chỉ tiêu: Lợi nhuận ròng (NPV) đạt được từ 4,2 - 4,64 triệu đồng/ha/chu kỳ; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) đạt từ 11,6 - 12,2%, khi chiết khấu ở tỷ lệ 8% (Theo lai suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay phát triển sản xuất). Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (đã chiết khấu 8%) đạt từ 1,142 - 1,158 lần, tức là khi bỏ ra 1.000 đồng đầu tư vào trồng rừng Mỡ, đến tuổi 5 nếu khai thác thì đạt được 1.158 đồng thu nhập. Lợi nhuận ròng (VAIN=NPV/ha/năm) trồng rừng mỡ đạt dưới 01 triệu đồng/ha/năm.

Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Mỡ tại xã Hồng Phong

Ô tiêu chuẩn Trữ lượng (m3/ha/chu kỳ)

NPV (đồng)

IRR (%)

BCR (lần)

VAIN (đ/ha/năm)

1 20,84 3.989.768 10,6 1,113 797.953,6

2 19,56 3.987.477 10,2 1,098 797.495,4

3 21,09 4.123.626 11,2 1,105 824.725,2

4 18,75 3.887.543 9,98 1,078 777.508,6

5 18,28 3.876.243 9,87 1,069 775.248,6

Trung bình 19,70 3972931,4 10,37 1,0926 794586,28

51

Kết quả bảng 3.13 cho thấy, tại xã Hồng Phong các chỉ tiêu: Lợi nhuận ròng (NPV) đạt được từ 3,8 - 4,1 triệu đồng/ha/chu kỳ; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) đạt từ 9,87 - 11,2%, khi chiết khấu ở tỷ lệ 10,37% (Theo lai suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay phát triển sản xuất). Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (đã chiết khấu 10,37%) đạt từ 1,06 - 1,11 lần, tức là khi bỏ ra 1.000 đồng đầu tư vào trồng rừng Mỡ, đến tuổi 5 nếu khai thác thì đạt được 1.113 đồng thu nhập. Lợi nhuận ròng (VAIN=NPV/ha/năm) trồng rừng Mỡ đạt dưới 01 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy, chu kỳ kinh tế hay tuổi thành thục về kinh tế của rừng là thời điểm khai thác rừng có lợi nhất về mặt kinh tế. Nguyên lý xác định chu kỳ khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan điểm lợi nhuận tối đa cho rằng, chủ rừng cần phải xem xét mức thu nhập tăng lên hàng năm hay thu nhập cận biên (kí hiệu ΔSA, đồng/ha) và những chi phí phải gánh chịu hàng năm (chi phí cận biên hay chi phí cơ hội của vốn = I*SA, với I là mức lãi suất vay vốn trồng rừng, SA (đồng/ha) là giá trị sản phẩm của rừng ở tuổi A năm) nếu tiếp tục nuôi rừng thêm một năm. Nói theo cách khác, để xác định được tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế, chủ rừng cần phải so sánh giữa lợi ích thu được từ vốn rừng gia tăng hàng năm (ΔSA, đồng/ha) với chi phí cơ hội của vốn phải chịu thêm hàng năm (I*SA, đồng/ha). Chi phí phải chịu thêm hàng năm chính là khoản tiền mà chủ rừng có thể nhận được khi việc khai thác rừng được thực hiện sớm hơn và đầu tư thu nhập do khai thác rừng vào những hoạt động kinh doanh khác mang lại mức lãi suất hiện hành (I,%).

Tóm lại, để đạt được lợi nhuận tối đa, chủ rừng chỉ nên tiếp tục nuôi rừng khi tỷ lệ gia tăng giá trị thu nhập hàng năm (ΔSA/SA) vẫn cao hơn mức lãi suất hàng năm (I%) hay ΔSA > i*SA. Ngược lại, khi (ΔSA/SA) = I hay ΔSA = I*SA, thì chủ rừng cần phải thu hoạch sản phẩm của rừng. Bởi vì, sau tuổi có sự cân bằng giữa (ΔSA/SA) với I hay ΔSA = i*SA, thì tỷ lệ (ΔSA/SA) < I hay ΔSA – I*SA sẽ tiến đến zero và sau đó nhận giá trị âm, nghĩa là chi phí cơ hội của vốn

52

lớn hơn giá trị gỗ sản phẩm tăng lên hàng năm. Khi điều đó xảy ra, việc trì hoãn thu hoạch rừng sẽ dẫn đến những thiệt hại về kinh tế. Vì thế, tuổi thành thục về kinh tế của rừng là thời điểm mà tại đó (ΔSA/SA) = I hay ΔSA = I*SA.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)