Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 60)

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

3.2.3. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

Sinh trưởng của rừng luôn có mối quan hệ mật thiết với chính đặc điểm cấu trúc của lô rừng đó và các yếu tố môi trường khác, là mối quan hệ tác động qua lại của nhiều yếu tố, nhưng theo những quy luật lâm học nhất định. Vì vậy, việc xây dựng được những mô hình sinh trưởng của rừng trồng bằng những phương trình toán học thường được thực hiện bởi những nhà lâm học có kinh nghiệm với những phần mềm thống kê chuyên dụng. Còn trong thực tiễn, việc xây dựng những phương trình toán học này chưa được vận dụng rộng rãi.

Sinh trưởng của rừng là một quá trình biến thiên liên tục, nhiệm vụ của các nhà lâm học là phải mô hình hóa được thực trạng và diễn biến của quá trình sinh trưởng đó, để có các biện pháp kỹ thuật điều tiết sinh trưởng của rừng nhằm đạt được kết quả mong muốn. Diễn biến này, nếu được minh họa bằng hình ảnh một các trực quan, sinh động, kịp thời, chính xác thì sẽ rất hữu ích và thuận lợi cho các nhà lâm học. Để đáp ứng được yêu cầu trên, từ những số liệu cấu trúc, sinh trưởng của lô rừng ở thời điểm hiện tại cũng như theo thời gian cần được mô hình hóa thành hình ảnh bằng các thuật toán đồ họa trong máy tính.

Các yếu tố cấu trúc rừng và điều kiện nơi sinh trưởng không những tác động trực tiếp đến sinh trưởng của rừng trồng mà giữa chúng còn tác động qua lại lẫn nhau và đồng thời tác động tổng hợp đến sinh trưởng của rừng trồng.

43

Những tác động đó chính là những mối quan hệ giữa sinh trưởng của rừng trồng với một hoặc nhiều yếu tố cấu trúc rừng và điều kiện nơi sinh trưởng. Vì vậy, khi mô hình hóa quan hệ giữa sinh trưởng của rừng trồng với các yếu đó cần được mô hình hóa theo hai góc độ: Quan hệ trực tiếp và quan hệ tổng hợp bằng những phương trình hồi quy một biến và nhiều biến.

Trong thực tiễn, sinh trưởng của rừng trồng luôn chịu tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa chăm sóc rừng. Kết quả đánh giá sinh trưởng rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6-3.7.

Bảng 3.6. Sinh trưởng rừng trồng Mỡ tại xã Hưng Đạo Ô tiêu

chuẩn (cm)

D1,3

(cm/năm (m) ∆Ηvn

(m/năm) (m)

∆Ηdc

(m/năm) Dt

(m)

Dt

(m/năm)

1 7,55 1,51 6,43 1,28 4 0,79 3,08 0,61

2 7,38 1,47 6,39 1,27 3,97 0,79 3,10 0,62

3 7,56 1,51 6,51 1,30 4,21 0,84 3,12 0,62

4 7,42 1,48 6,56 1,31 4,22 0,84 3,01 0,60

5 7,46 1,49 6,68 1,33 4,25 0,85 3,09 0,61

Trung bình 7,47 1,49 6,51 1,30 4,13 0,82 3,08 0,61 Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Mỡ tại xã Hưng Đạo có sự biến động giữa các ô nghiên cứu, trong đó:

- Sinh trưởng về đường kính ngang ngực và đường kính tán cây: Sinh trưởng đường kính biến động từ 7,38 - 7,56 cm, bình quân về đường kính đạt 7,47 cm. Lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính ngang ngực biến động từ 1,47 - 1,51 cm/năm, bình quân đạt 1,49 cm/năm. Cùng với sinh trưởng đường kính ngang ngực, sinh trưởng đường kính tán cũng có sự biến động khi tuổi

44

thay đổi từ 3,01 - 3,12 m và bình quân đạt 3,08 m. Lượng tăng trưởng về đường kính tán biến động từ 0,6 - 0,62 m/năm và bình quân đạt 0,61 m/năm.

- Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành: Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn cũng có sự biến động, thông thường ở những loài cây mọc nhanh thì ở giai đoạn đầu có xu hướng sinh trưởng mạnh về chiều cao để cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, song Mỡ là một loài cây ưa sáng nhưng trong giai đoạn từ 1 - 5 tuổi thì sinh trưởng chiều cao có vẻ như kém hơn so với loài Keo và Bạch đàn. Tại khu vực nghiên cứu, sinh trưởng chiều cao vút ngọn biến động từ 6,39 - 6,68 m, bình quân đạt 6,51 m. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao biến động từ 1,27 - 1,33 m/năm và bình quân đạt 1,3 m/năm. Cùng với sự thay đổi về chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành cũng có sự thay đổi từ 3,97 - 4,25 m, bình quân đạt 4,13 m.

Lượng tăng trưởng về chiều cao dưới cành biến động từ 0,79 - 0,85 m/năm và bình quân đạt 0,82 m/năm.

Như vậy, trong cùng một điều kiện sống và chăm sóc thì ở mỗi địa điểm khác nhau thì sinh trưởng của các yếu tố điều tra cũng có sự thay đổi. Do vậy, ngoài đặc điểm sinh vật học của loài cây thì cấu trúc lầm phần cũng phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng.

Bảng 3.7. Sinh trưởng rừng trồng Mỡ tại xã Hồng Phong Ô tiêu

chuẩn (cm)

D1,3

(cm/năm) (m)

∆Ηvn

(m/năm) (m)

∆Ηdc (m/năm)

Dt

(m)

Dt

(m/năm)

1 7,33 1,46 6,33 1,26 4,16 0,83 3,51 0,70

2 7,29 1,45 6,15 1,23 4,07 0,81 3,56 0,71

3 7,50 1,50 6,31 1,26 4,13 0,82 3,74 0,74

4 7,24 1,44 6,13 1,22 3,99 0,79 3,49 0,69

5 7,14 1,42 5,99 1,19 3,93 0,78 3,20 0,64

Trung bình 7,25 1,46 6,18 1,24 4,06 0,81 3,50 0,70

45

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Mỡ tại xã Hồng Phong có sự biến động giữa các ô nghiên cứu như sau:

- Sinh trưởng về đường kính ngang ngực và đường kính tán cây: Sinh trưởng đường kính ngang ngực rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu biến động từ 7,14 - 7,33 cm, bình quân đạt 7,25 cm. Lượng tăng trưởng định kỳ hàng năm (∆D1,3) biến động từ 1,42 - 1,50 cm/năm và bình quân đạt 1,46 cm/năm.

Sinh trưởng đường kính tán biến động từ 3,2 - 3,74 m, bình quân đạt 3,5 m.

Lượng tăng trưởng đường kính tán hàng năm biến động từ 0,64 - 0,74 m/năm và bình quân đạt 0,7 m/năm.

- Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng chiều cao vút ngọn biến động từ 5,99 – 6,33 m, bình quân đạt 6,18 m. Lượng tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân từ 1,19 – 1,26 m/năm. Theo đó, sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao dưới cành cũng có sự sai khác giữa các vị trí nghiên cứu, sinh trưởng chiều cao dưới cành biến động từ 3,93 – 4,16 m, bình quân đạt 4,06 m. Lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao dưới cành biến động từ 0,78 – 0,83 m/năm.

3.2.3.2. Đặc điểm tăng trưởng rừng trồng Mỡ

Kết quả xác định tăng trưởng của rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.8-3.9.

Bảng 3.8. Tăng trưởng rừng trồng Mỡ tại xã Hưng Đạo

Ô tiêu chuẩn

(cây/ha) (m2/ha) (m3/ha)

G (m2/năm)

∆Μ (m3/ha/năm)

1 1552 6,95 22,34 1,39 4,47

2 1532 6,79 21,78 1,36 4,27

3 1540 6,82 22,21 1,37 4,44

4 1526 6,6 21,64 1,32 4,33

5 1496 6,54 21,84 1,31 4,37

Trung bình 1529 6,74 21,96 1,35 4,38

46

Tăng trưởng rừng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó của cây rừng trong một đơn vị thời gian. Mục đích của đo và tính tăng trưởng của cây là nhằm xác định tốc độ sinh trưởng, từ đó có thể dự đoán sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho các mục đích khác nhau trong kinh doanh rừng. Tăng trưởng là hiệu số đại lượng sinh trưởng ở các thời gian khác nhau.

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, mật độ bình quân lâm phần biến động từ 1496 - 1552 cây/ha, nếu tính bình quân cho cả 5 OTC là 1529 cây/ha. Cùng với sự biến động về mật độ thì tổng tiết diện ngang lâm phần cũng có sự biến động từ 6,54 - 6,95 m2/ha và bình quân đạt 6,74 m2. Tăng trưởng về tổng tiết diện ngang biến động từ 1,31 - 1,39 m2/ha/năm và bình quân đạt 1,35 m2/ha/năm.

Cùng với biến động về mật độ và tiết diện ngang lâm phần, trữ lượng bình quân biến động từ 21,64 - 22,34 m3/ha, bình quân đạt 21,96 m3/ha. Tăng trưởng về trữ lượng hàng năm biến động từ 4,27 - 4,47 m3/ha/năm và trung bình đạt 4,38 m3/ha/năm.

Bảng 3.9. Tăng trưởng rừng trồng Mỡ tại xã Hồng Phong

Ô tiêu chuẩn ht

(cây/ha) (m2/ha) (m3/ha)

G (m2/năm)

∆Μ (m3/ha/năm)

1 1560 6,58 20,84 1,31 4,16

2 1524 6,36 19,56 1,27 3,91

3 1513 6,68 21,09 1,34 4,21

4 1486 6,12 18,75 1,20 3,75

5 1524 6,10 18,28 1,22 3,65

Trung bình 1521 6,37 19,70 1,28 3,94

Kết quả bảng 3.9 cho thấy, cùng với sự biến đổi của các nhân tố điều tra (D, H) thì mật độ cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng

47

của cây nói chung và lâm phần nói riêng. Tại khu vực nghiên cứu rừng trồng Mỡ sau 5 năm trồng cho thấy, trên các mật độ trồng khác nhau sinh trưởng của cây Mỡ đã bắt đầu thể hiện sự khác biệt, dặc biệt là sự biến động về tổng tiết diện ngang toàn lâm phần và tổng trữ lượng, trong đó:

Mật độ bình quân toàn lâm phần biến động từ 1.486 - 1.560 cây/ha, bình quân đạt 1521 cây/ha. Tổng tiết diện ngang bình quân toàn lâm phần biến động từ 6,10 - 6,68 m2/ha và bình quân đạt 6,37 m2/ha. Lượng tăng trưởng bình quân lâm phần biến động từ 1,20 - 1,34 m2/ha.

Cùng với sự biến động về mật độ thì trữ lượng bình quân toàn lâm phần biến động từ 18,28 - 21,09 m3/ha và bình quân đạt 19,70 m3/ha. Lượng tăng trương bình quân từ 3,65 - 4,21 m3/ha/năm, bình quân đạt 3,94 m3/ha/năm.

Như vậy có thể thất rằng, rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu có sự biến động về các yếu tố điều tra lâm phần (D, H, Dt,..) trong đó yếu tố mật độ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tăng trưởng của lâm phần bởi lẽ ngoài đặc điểm sinh trưởng cây cá lẻ thì sinh trưởng của lâm phần còn phụ thuộc vào mối quan hệ, sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng trên và dưới mặt đất, trong quá trình này một số cây sẽ bị loại bỏ khỏi lâm phần hoặc nằm dưới tán rừng vì có chiều cao và đường kính nhỏ, sinh trưởng kém, tán lá vàng úa hoặc cụt ngọn dẫn đến làm giảm tổng tiết diện ngang và trữ lượng toàn lâm phần.

3.2.3.3. Tình hình sâu bệnh hại rừng trồng Mỡ tại khu vực nghiên cứu

Sâu bệnh hại có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cũng như chất lượng hình dạng thân cây. Do vậy, việc đánh giá tình hình sâu bệnh hại rừng trồng có ỹ nghĩa quan trọng trong kinh doanh rừng. Kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại rừng trồng được tổng hợp ở bảng 3.10.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, tại khu vự nghiên cứu rừng trồng Mỡ đã xuất hiện một số loài sâu hại Mỡ như: Ong ăn lá mỡ, sâu ken và câu cấu, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức độ nhẹ. Về bệnh thấy xuất hiện bệnh bồ hóng (Meliola sp) và bệnh hán thư (Btryosphaeria sp) cũng ở mức độ nhẹ.

48

Như vậy, về sâu bệnh hại Mỡ trên khu vực đối với các chủ rừng cần tiếp tục theo dõi phát hiện mức độ gây hại trong thời gian tới, đặc biệt đối với loài Ong ăn lá mỡ, loài này phát triển rất mạnh, rất dễ phát dịch rất khó phòng trừ, đặc biệt đối với những rừng Mỡ tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.10. Thống kê tình hình sâu bệnh hại rừng trồng Mỡ

STT Tên loài sâu bệnh hại

Tên loài sâu bệnh hại theo tiếng la tinh

Mức độ gây hại I. Sâu hại

1 Sâu ong ăn lá Mỡ Shizocera SP Nhẹ

2 Sâu kèn Amatissa sp Nhẹ

II. Bệnh hại

6 Bồ hóng Meliola sp. Nhẹ

7 Bệnh thán thư Btryosphaeria sp Nhẹ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng cây mỡ (manglietia conifera dandy) tại huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)