1.2.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền lợi người công nhân Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chr có mục đích là phấn đấu vỉ độc lập, tự do của Tồ Quốc và hạnh phúc của nhân dân. Trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/09/1945 Người trích dẫn Tuyên ngôn độ lập nước Mỹ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được”. Với cương vị là lãnh tụ của Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: Mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng hết sức tránh. Người tâm niệm: “Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dần được học hành. Những nhu cầu và lợi ích thiết thực đó vẫn đang được đặt ra trong quá trình thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam khỉ chúng ta thực hiện nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay” [57, tr. 179].
Là chính đảng của giai cấp công nhân, đại diện duy nhất cho lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; là đảng sinh ra từ một dân tộc bị áp bức, từ phong trào yêu nước và phong trào công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử đều đưa ra nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc (lợi ích căn bản lâu dài và lợi ích trực tiếp) lên hàng đầu. Chương trình tóm tắt của Đảng ta (năm 1930): “Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản... không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi giai cấp công nhân và nông dân cho giai cấp khác”. Báo cáo chính trị tại Đại hồi Đảng lần II (1951): Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Nghị quyết số 167/NQ-TW, BCH Trung ương Đảng ngày 21/09/1967 đề ra nhiệm vụ: “Phải hết sức chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của công
nhân, viên chức với khả năng của mình. Việc chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức hiện nay chủ yếu là thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ và chỉnh sách đã ban hành, bô sung hoặc sửa đôi những cái không hợp lí, giải quyết tốt vấn đề phân phối và vận động quần chúng tự tô chức tốt đời sống của mình. Đảng và Nhà nước cần có nhiều biện pháp tích cực và thiết thực nhằm giải quyết tốt các vấn đề đó đồng thời phải đề cao vai trò làm chủ quần chúng để tự đảm đương lấy một phần. Phê phán nghiêm khắc những biêu hiện thiếu quan đỉêm giai cấp trong việc phục vụ đời sống công nhân, viên chức" [36].
Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) xác định: “Công đoàn cùng với Nhà nước chăm lo giải quyết các vấn đề thiết thực về đời sống, về phúc lợi tập thể, về điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi... đảm bảo những quyền lợi chỉnh đáng của công nhân, viên chức..."
Đại hội Đảng lần VI (1986) chủ trương tăng cường xây dựng các luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân, vừa khuyến khích đầu tư phát triển, vừa hạn chế bất công xã hội. từng bước nhận thức rồ vai hơn về nhiều hình thức phân phối: theo lao động, theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương pháp xây dựng giai cấp công nhân: “Tồ chức tốt việc đào tạo và nâng cao học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân; khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Đấy mạnh công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo gắn liền với lao động, sản xuất, bảo đảm đến năm 2000 hầu hết công nhân đều có trình độ văn hóa từ phô thông cơ sở trở lên, có kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tạo thêm việc làm, cải thiện điều kiện lao động" [38].
Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII (1986): “Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế thừa nhận trên thực tế còn
có bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo nhât định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của công nhân lao động” [39].
Điều lệ Đại hội Đảng lần thứ X (2006): “Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân là người Việt Nam và người nước ngoài đầu tư sản xuất kỉnh doanh theo pháp luật là chủ trương đúng đắn của Đảng ta. vấn đề đặt ra là phải hạn chế mức độ bóc lột bằng quy định và chính sách của Nhà nước và chủ doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của người lao động, đời sống ngườỉ lao động ngày càng được nâng cao, xử lí đủng đắn quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp” [2].
Đại hội Đảng lần thứ XI (2001): “Sửa đổi, bổ sung các chỉnh sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiêm xã hội, bảo hiêm y tế, cải thiện điều kiện ở, làm việc.... đê bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sổng vật chất và tinh thần của công nhân” [3].
1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước quy định quyền lợi của công nhân
Thứ nhất, công nhân lao động được bảo đảm việc làm: lựa chọn công việc, nghề nghiệp theo khả năng, trình độ; lựa chọn nơi làm việc thích hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân, gia đình; tự do xác lập quan hệ lao động với bất kỳ người sử dụng lao động, bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Hai là, người công nhân lao động đảm bảo quyền được trả công theo lao động.
Ba là người công nhân lao động được bảo đảm quyền về bảo hiểm lao động: làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh lao động; hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ bồi dưỡng sức khỏe...
Bốn là người công nhân lao động bảo đảm quyền được nghỉ ngơi. Điều 56 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quy định thời gian lao động... chế độ nghỉ ngơi đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương...”.
Năm là người công nhân lao động đảm bảo quyền lợi tự do thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.
Sáu là người công nhân lao động đảm bảo thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội.
Điều 56 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quỵ định... chế độ Bảo hiếm xã hội đối với ông chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phảt triên các hình thức Bảo hiêm xã hội khác đối với người lao động".
Bảy là người công nhân lao động đảm bảo quyền được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều coi trọng nhiệm vụ chăm lo, cải thiện, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân nói chung, người lao động nói riêng trong đó có giai cấp công nhân. Đó là cơ sở, căn cứ để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.