Nội dung thông điệp được hiểu là tất cả những gì xuất hiện trên một phương tiện truyền thông đại chúng, từ các bài báo, tin tức hay hình ảnh in ấn trên báo chí cho tới âm thanh và hình ảnh được phát sóng trên đài phát thanh hay truyền hình hoặc các loại hình truyên thông khác. Thông điệp chính là nội dung thông tin mà những người thực hiện chiến dịch truyền thông muốn truyền đạt tới công chúng. Thông điệp phải rõ ràng, một nghĩa, phải quan tâm đến việc kích thích lợi ích của công chúng. Nội dung thông điệp cần dễ nhớ, chính xác, thích hợp, tin cậy, gây ấn tượng mạnh mẽ tới công chúng và kích thích mọi người hành động
Qua khảo sát trên các đài truyền hình địa phương các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương trong thời gian từ tháng 6/2016-6/2018 chúng tôi
thu được kết quả các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi người công nhân như sau (xem biểu đồ 2.1):
Biểu đồ 2.1. Các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi người công nhân trên sóng truyền hình địa phương
Từ biểu đồ 2.1 trên cho thấy trong 2 năm, tổng số tin, bài được phát sóng mang nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, nội dung thông điệp liên quan đến chế độ chính sách là ít nhất chỉ chiếm 7%; những thông tin, bài, chương trình nói về thông điệp việc làm và tiên lương chiêm tỉ lệ lớn nhât với 30,1%. Bên cạnh đó, các thông điệp vê an sinh xã hội, an toàn lao động cũng chiêm tỉ lệ khá lớn với 23%- 29%.
Có thể lí giải sự chênh lệch giữa các nội dung thông điệp được phát sóng trên đài truyền hình địa phương như sau: đội ngũ phóng viên, biên tập viên - các nhà thiết kế thông điệp thường xây dựng những thông điệp mà họ quan tâm hơn là những vấn đề có tính mới và có tính thời thời sự. Mặt khác, khi xem xét tần xuất các thông điệp trên truyên hình địa phương nhiêu hơn cả.
Bởi lẽ, đây cũng chính là những vấn đề cốt lõi khi nhìn nhận về vấn đề quyền lợi của người công nhân lao động, đồng thời cũng là những vấn đề thường xảy ra những thay đổi trong quá trình lao động sản xuất đối với những người công nhân hơn những vấn đề khác. Dầu vậy, vẫn cần có một sự cân bằng hơn
về tần suất xuất hiện giữa các nội dung thông điệp liên quan đến quyền lợi người công nhân nhằm mang lại cái nhìn tổng thể và toàn diện về vấn đề này.
2.2.1. Về việc làm, tiền lương
Có lẽ việc làm và tiền lương được của người công nhân lao động luôn là những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm chú ý đối với người thiết kế thông điệp nên nó chiếm tới 30% tổng số các tác phẩm thông điệp về bảo vệ quyền lợi người lao động.
Để đưa ra những thông điệp bảo vệ việc làm và tiền lương người công nhân lao động trên truyền hình có phản ánh thực trạng đời sống của người công nhân lao động với những đồng lương ít ỏi, khả năng đáp ứng những chi phí sinh hoạt hàng ngày thấp cùng với những mỗi lo toan về cuộc sống thực tại. Đan xem giữa việc phản ánh thực trạng trên những người thiết kế chương trình có đưa ra những thông điệp về quyền lợi của người công nhân trong lao động và hưởng lương thông qua các quy định luật pháp của nhà nước, để thông qua đó công chúng công nhân có thể biết được quyền lợi của chính mình.
Truyền hình Quảng Ninh, tháng 10/2017 có tác phẩm Bữa cơm công nhân thời tăng giá có đoạn: Sau giá xăng và điện tãng thì cuộc sống của đa số công nhân càng thêm chật vật. Các chủ nhà trọ cũng mượn cớ để tăng giá phòng. Anh Nguyễn Văn Sơn, 38 tuối, công nhân mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh cho biết tiền sinh hoạt hàng tháng của gia đình chị cũng tăng do giá cả ngoài chợ tăng liên tục. Lương cứng của vợ chồng anh cộng lại được hơn 7 triệu. Tiền nhà trọ, tiền điện, nước, học phí, sữa cho con... đã mất hơn 1 nửa số lương ấy. Nếu ốm đau hay gai đình ở quê có việc đột xuất thì phải vay mượn - anh Sơn than thở. Đồng lương ít ỏi mà chi phí sinh hoạt ngày một tăng nên thông thường bữa ăn của công nhân chỉ có rau. Vì vậy, cần phải có những hành động thiết thực hơn để nâng cao chất lượng bữa ăn cho mỗi công nhân.
Cùng chung mối quan tâm trên truyền hình Quang Nam và truyền hình Bình Dương trong tác phẩm Tết của người công nhăn tháng 2/2018 có đoạn:
Với mức lương trung bình 3,5 triệu đồng/tháng chưa đủ lo chi phí sinh hoạt hằng ngày, nhiều công nhân phải dành tháng cuối lao vào những “đêm trắng”
tăng ca triền miên để có thêm thu nhập, mong tích cóp thêm một khoản tiền đi xe, tiền mua quà cáp về sum họp cùng gia đình. Những đêm trắng tăng ca của người công nhân cũng đã được truyền hình Bình Dương ghi lại phản ánh một cách chân thực và cụ thế, với những lời bình: Một “đêm trắng” tăng ca để tích lũy tiền vè quê ăn tết bắt đầu từ 18 giờ sau khi kết thúc ca chính thức lúc 17 giờ. Khoảng thời gian trống giũa 2 ca làm việc, nhiều công nhân chỉ kịp lùa vài chén cơm đạm bạc gồm: đậu hũ chiên, rau muống luộc và mấy con cá khô để sau tiếp tục cho một ca làm việc mới kéo dài tới sáng hôm sau. Thời gian biểu đó được lặp đi lặp lại đều đặn trong cỡ một tháng để mong có một cái tết
“ấm áp” có quà và có tiền về nuôi cha mẹ, con cái.
Những tác phẩm truyền hình trên cho thấy một thực trạng việc làm của người công nhân lao động đang làm việc quá sức và quá thời gian quy định của Bộ luật lao động. Tại điều 70, thời gian làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. Điều 71 quy định: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc; người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Điều 72 quy định mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục); người lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần; trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người lao động phải được đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân mỗi tháng ít nhất là bốn ngày.
Theo quy định của luật lao động hiện nay thi các chủ thể doanh nghiệp được quyền cãn cứ vào mức lương trên thị trường lao động để xác định mức
lương theo từng vị trí, chức danh công việc làm cơ sở đẻ thương lượng, thỏa thuận với người lao động. Trên cơ sở đó, trả lương theo hợp đồng thỏa ước lao động tập thể gắn với năng xuất và kết quả lao động. Tại điều 56, chương IV của Bộ luật lao động có quy định: “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn là một phần tích lũy tài sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính mức lương cho các loại lao động khác”. Tuy nhiên, với mức lương của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đưa ra thì người công nhân không thể sống nổi và hậu quả có thể dẫn đến các vụ tranh chấp lao động giữa người công nhân với các doanh nghiệp.
Với những tác phẩm phản ánh về đời sống của người công nhân gắn liền với việc làm, tiền lương truyền hình địa phương của các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương đã cung cấp cho công chúng có được cái nhìn khách quan, chân thực nhất về những vụ việc đang diễn ra. Đồng thời, đưa ra những thông điệp bảo vệ lợi ích của công nhân về việc làm, tiền lương để có có thể giải quyết những thắc mắc của mình.
2.2.2. Về vấn đề an sinh xã hội
Bên cạnh những vấn đề về việc làm, thu nhập, tiền lương thì các chế độ chính sách an sinh xã hội đối với người công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp cũng có nhiều các thông điệp mà đài truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương muốn đưa tới với mọi công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng.
Tác phẩm sẫn sàng đại diện đòi quyền lợi cho công nhân trên truyền hình Quảng Ninh tháng 12/2016 là một trong những thông điệp khá nổi bật về vấn đề an sinh xã hội. Trong tác phấm này người xem truyền hình được phản ánh tình trạng khiếu lại của công nhân trên địa bàn tỉnh về tình trạng các doanh nghiệp trốn tránh không ký hợp đồng và đóng các khoản phí bảo hiểm
xã hội cho các nữ công nhân Công ty TNHH H&M Vina. Chương trình truyền hình đã phân tích những vi phạm về luật lao động của Công ty H&M Vina tại Khoản 1, điều 141 Bộ luật Lao động: Loại hình xã hội bắt buộc được áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và từ tuất.
Cũng cùng vấn đề này truyền hình Quảng Nam có tác phẩm Công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất gửi con ở đâu? Tháng 09/2017 cũng đã cung cấp cho người xem truyền hình những tình trạng khó khăn về các vấn đề an sinh xã hội của người công nhân lao động. Chương trình truyền hình đã có những cuộc gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi với những người công nhân tại các khu công nghiệp đế ghi nhận về tình trạng này cho thấy: đa phần các cặp vợ chồng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chọn giải pháp gửi con tại các điểm giữ trẻ tự phát, hộ gia đình không đủ điều kiện vật chất, không có nghiệp vụ sư phạm chăm sóc trẻ em cũng đành “nhắm mắt” trao con cho “bảo mẫu” như “phù thủy giấu mặt” do đồng lương của công nhân, thường xuyên phải tăng ca nên khó có thế đón con theo giờ quy định tại các công trường...
Cũng liên quan đến vấn đề an sinh xã hội truyền hình Bình Dưỡng dành những mối quan tâm về nhà ở cho những người công nhân lao động: Nhà ở cho công nhân thu nhập thấp tại Bình Dưỡng - vẫn chỉ là mơ ước, tháng 5/2016. Mở đầu tác phẩm truyền hình là những con số thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội tại Bình Dương hiện đang có 1,6 triệu công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có đến 70% công nhân lao động là người ngoại tỉnh đến làm việc và có nhu cầu thuê nhà ở.
Trong đó chỉ có từ 7-10% số công nhân lao động này được ở trong các khu nhà ở được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ doanh nghiệp.
Còn lại 90% số lao động có nhu cầu thuê nhà ở phải tự thu xếp nhà trọ của các hộ dân cư tự xây dựng trong các khu cư dân lân cận. Như vậy, có thể thấy thực trạng chăm sóc đến các vấn đề an sinh xã hội của các doanh nghiệp đối với người công nhân lao động đã đi trái lại hoàn toàn theo Nghị quyết 20-NQ/
TW đã đề cập: Trong số các đối tượng là giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì công nhân lao động ở các khu công nghiệp tập trung là đôi tượng cân ưu tiên chăm lo, nhât là chăm lo vê nhà ở, bởi nếu không có chỗ ở thì chắc chắn công việc cũng không ổn định. Nghị quyết số 18/NQ-CP và quyết định 66/2009/TTg áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhằm động viên mọi nguồn lực tham gia phát triển nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, cho đến nay sau gần 10 năm triển khai, kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn.
Với những thực trạng trên có thể thấy vấn đề an sinh xã hội đối với người công nhân lao động hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức từ phía các doanh nghiệp việc đưa ra thực trang này người thiết kế thông điệp muốn gửi thông điệp đối với các cơ quan chức năng nhà nước cần phải có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến các vấn đề an sinh xã hội của người công nhân.
2.2.3. Về chế độ chính sách
Qua khảo sát các tác phẩm về thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương từ tháng 6/2016-6/2018 có thể thấy thông điệp về chế độ chính sách chỉ chiếm 7% trong tổng số các tác phẩm về thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân.
Truyền hình Bình Dương có tác phẩm Ngừng việc để phản đối cách xếp lương mới tháng 05/2016 đã phản ánh các vụ việc tại Công ty TNHH Theodore chuyên chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu có hơn 3000 công nhân đã nhất loạt ngừng việc, kéo ra công ty để phản đối cách xếp lương mới của
Ban giám đốc công ty. Công ty TNHH Theodore hiện đang sử dụng hơn 4000 công nhân, nhưng nhu cầu của công ty cần sử dụng khoảng 6000 công nhân mới đủ. Đã thế sau Tết nguyên đán, không ít công nhân đã từng làm việc tại đây không quay trở lại nên công ty càng thiếu. Do đó, bn giám đốc công ty đã đưa ra quyết sách thu hút lao động bằng cách: những người công nhân được tuyển dụng năm 2017 có mức lương 2,9 triệu đồng, trong khi số người lao động cũ chỉ có mức lương cơ bản 2,7 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn tăng lương cho số công nhân tuyển dụng năm 2017 cao hơn công nhân có thâm niên đang làm việc. Điều 57 Luật lao động quy định: Chính phủ công bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ BHXH, BHYT, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác của người lao động sau khi lấy ý kiến của người sử dụng lao động. Tại khoản 4, điều 58 của Luật này quy định: Người lao động tăng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lượng theo thỏa thuận của hai bên;
nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng phải được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Với cách trả lương này tuy không vi phạm mức “sàn” do pháp luật lao động quy định, nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc xây dựng thang - bảng lương và không phù họp với quan niệm chung của công nhân lao động phổ thông. Không chỉ vậy, bài viết còn phản ánh những bức xúc của người công nhân về việc công ty chi bữa ăn theo giờ tăng ca buổi tối thấp, chỉ khoảng 4.000 đồng/giờ (nếu tăng ca 3 tiếng chỉ 12.000 đồng/suất).
Tại truyền hình Quảng Nam tháng 11/2016 cũng đã phản ánh trường hợp công ty Sô Đa Chu Lai có hơn 600 công nhân ngừng việc để buộc giám đốc xem xét chính sách tiền lương, cải thiện chất lượng bữa ăn, bãi bỏ các quy quản lý hà khắc. Chương trình truyền hình có đoạn phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thu cho biết: công nhân chúng tôi phải làm việc tăng ca 5 ngày/
tuần, 3 giờ/ngày, song thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Chất lượng bữa ăn giữa ca không đảm bảo chất lượng, khiến công nhân không thể tái tạo
lại sức lao động. Mức lương cơ bản giữa công nhân cũ và mới sàn sàn bằng nhau, khiến chúng tôi cảm thấy thiệt thòi. Chưa hết, công ty còn đưa ra mức lương chuyên cần 160.000 đồng/tháng, song nếu công nhân chỉ cần vi phạm những lỗi nhỏ là bị cắt hết.
Với những dẫn chứng cho thực trạng vấn đề về chế độ chính sách của các công ty sai phạm trên có thể thấy người công nhân hiện nay vẫn còn bị áp bức bóc lột, có nhiều vấn đề bất cập khiến người công nhân lao động bị chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, người thiết kế chương trình truyền hình mong muốn đưa ra thông điệp hướng tới những cơ quan chức năng có trách nhiệm cần phải có những giải pháp thích đáng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người công nhân lao động.
2.2.4. Về an toàn lao động
Xuất phát từ những diễn biến của tình hình tai nạn lao động của người công nhân trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát các bài đã được phát sóng trên truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương chúng tôi nhận thấy thời gia qua đã có 10% bài đưa ra thông điệp về vấn đề này.
Truyền hình Quảng Ninh tháng 5/2018 trong bài “Tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn tăng” có đưa tin về Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bài tổng kết cho biết một số thông tin phản ánh tình trạng tai nạn lao động đang gia tăng tại các khu mỏ, khu công nghiệp, khu chế xuất: “Theo thống kê của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Quảng Ninh năm 2018 (các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) xảy ra 552 vụ tai nạn lao động làm 597 người bị tai nạn, trong đó: số vụ tai nạn lao động chết người là 25 vụ, số người chết là 26 người, số người bị thương nặng 338 người, sổ người bị thương nhẹ là 215 người”. Thông điệp mà bài viết muốn đưa ra trong chương trình mục tiêu là cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, ngăn