1.3.1. Đến được với lượng công chúng đông đảo
Có thể khẳng định rằng hiện nay vẫn chưa có một phương tiện thông tin đại chúng nào có thế dễ dàng tiếp cận với một lượng công chúng đông đảo như truyền hình. Và cũng chính vì thế mà truyền hình luôn đặt công chúng là trọng tâm số một cho các hoạt động thông tin của minh.
Theo như Từ điên Tiếng Việt đã định nghĩa “công chủng là đông đảo những người đọc, người xem, người nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn
viên..” [44, tr. 207]. Mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa công chúng với các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng vừa là tiền đề vừa là nền tảng cho sự phát triến của báo chí và xã hội.
Đối với truyền hình - loại hình được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất trong việc tiếp cận với công chúng, thì thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân bằng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ được truyền đi trên sóng truyền hình cũng đến với công chúng một cách rộng rãi và khá hiệu quả.
Như vậy, rõ ràng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình đến được với lượng công chúng đông đảo chính là nhờ phương tiện truyền thông này. Sự kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh động, âm thanh và ngôn ngữ là những đặc trưng cơ bản của truyền hình đã đêm lại một cách thức truyền thông sống động và rộng rãi nhất, nó đáp ứng được tất cả những khả năng thu nhận thông tin của con người.
Sở dĩ truyền hình có được khả năng như vậy, trước hết là do đặc điếm về bản chất vật lí của nó. Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của truyền hình với tư cách là phương tiện tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.
Bởi lẽ:
Thứ nhất, đó là khả năng của những dao động điện tử mang tín hiệu truyền hình được máy thu hình tiếp nhận, xâm nhập vào mọi điểm không gian (trong khu vực phủ sóng của đài phát sóng). Chúng ta gọi khả năng ấy là khả năng hiện diện khắp nơi của truyền hinh.
Thứ hai, đó là khả năng truyền tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh. Chúng ta gọi thuộc tính này là tính chất hiện hình trên màn ảnh truyền hình. Nhờ khả năng hiện hình trên màn ảnh, hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất.
Thứ ba, đó là khả năng thông tin, dưới hình thức âm thanh - hiến thị, về hình ảnh động, sự việc vào đúng thời điểm diễn ra sự việc đó.
Từ những tính chất đặc thù của truyền hình, chúng ta có thể nhận định rằng: truyền hình có thể tự do mang các thông điệp tiếp cận từng nhà. Mọi người đều có thể tiếp cận thông tin, sự việc đang diễn ra được trình chiếu trên màn ảnh truyền hình mà không phải ra khỏi nhà.
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình cũng hội tụ đầy đủ các tính chất nghe - nhìn, đòi hỏi phải khôi phục những sự tiếp xúc cá nhân của công chúng đối với người truyền thông điệp, để có được sự phán xét về người đưa thông điệp ấy và về giá trị thông tin của người ấy.
Chính điều đó giải thích ý nghĩa và tính hấp dẫn của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình - đó là loại hình thông tin được nhân cách hóa bởi tác giả và những người tham gia vào sự kiện.
Theo kết quả khảo sát của Viện khoa học xã hội và Viện xã hội vùng Đông Nam Bộ năm 2014 thì hiện nay các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nằng, cần Thơ... số hộ có máy thu hình rất cao từ 85% - 90% số hộ gia đình; và tại các đô thị khác tỷ lệ này cũng khá lớn... và kết luận không có một phương tiện nào khác ngoài truyền hình trong giờ phát hình chính có thể tiếp cận được gần 60% số hộ gia đình của cả nước [23, tr. 95].
Theo Glen Williams và các chuyên gia UNICEF trong cuốn sách Những điều cần cho sự sống thì: “Số lượng vô tuyến truyền hình ở các nước đang phát triển hiện nay đã lên đến 200 triệu chiếc, nghĩa là tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua. Vô tuyến truyền truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng mạnh nhất. Ket hợp hình ảnh và ầm thanh, vô tuyến truyền hình có khả năng truyền đạt các nội dung mà đài phát thanh hoặc các tài liệu in ấn khác không thể làm được với hiệu quả như vậy” [20, tr. 31].
Ớ nước ta trên tất cả các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đều có các chuyên mục, chương trình phát đi các thông điệp bảo vệ
quyền lợi của con người nhất là quyền lợi của người lao động nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi dần các hành động của cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, thông điệp: Những thông điệp cho “Ngày làm việc an toàn” do Cơ quan Họp tác phát triển Bỉ và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức phát đi thông điệp đầy ấn tượng về kiến thức an toàn lao động, chế độ tiền lương, thời gian nghỉ trưa, các chế độ cho lao động nữ, bảo hiểm xã hội.... Chính hình thức tổ chức các thông điệp sống động và đầy đủ ấn tượng như vậy đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người công nhân và góp phần tăng năng suất lao động.
Tạo dựng những lợi thế tối đa của truyền hình, thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình đã tạo ra một làn sóng hưởng ứng của đông công chúng công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng trong việc tham gia thực hiện bảo vệ quyền lợi công nhân.
Tính chất hình ảnh đã giúp cho truyền hình nói chung và thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nói riêng đến được cả với những người không đọc được chữ hoặc không hiểu tiếng. Chỉ cần xem hình họ cũng có thể hiểu được nội dung thông điệp muốn truyền tải điều gì. Ví dụ, một người bị khiếm thính nhưng khi xem hình ảnh trong thông điệp nói vê an toàn lao động trong làm việc người đó có thể phán đoán nội dung thông điệp.
Bên cạnh đó, thông điệp về bảo vệ quyền lọi công nhân trên truyền hình ngoài các yếu tố âm thanh, hình ảnh, lời nói thì còn có sự hiển thị của chữ bán (những nội dung thông điệp chủ chốt được rút gọn) trên hình ảnh kèm theo đó là lời thuyết minh có nội dung tương tự.
Nếu so sánh với các hình thức truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình có những ưu thế nổi bật:
Báo và tạp chỉ: như chúng ta đã biết, ở nước ta, báo cùng với tạp chí hiện nay chưa thật sự phổ biến như truyền hình vì nhiều lí do, trong đó có cả
lí do báo còn khá đắt tiền đối với một số người; còn xem truyền hình nhất là truyền hình địa phương chủ yếu là miễn phí.
Đối với báo và tạp chí người đọc có thể hoàn toàn chủ động lựa chọn họ nên đọc gì và khi nào đọc, và như vậy thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên báo chí đã can thiệp vào cuộc sống sinh hoạt của người đọc ít hơn nhiều so với thông điệp trên truyền hình, bởi vì thông điệp trên truyền hình có thể chen ngang vào bất cứ một chương trình nào đang phát để bắt buộc công chúng phải tiếp cận. Thêm vào đó, số lượng các trang nội dung trên báo và tạp chí sẽ gây khó khăn cho thông điệp trong việc thu hút sự chú ý và quan tâm của người đọc. Còn đối với truyền hình thì dù thông điệp có ngắn, công chúng vẫn chỉ có thế hướng sự chú ý vào một điểm là màn hình mà không bị chi phối bởi bất kỳ một thông tin nào khác.
Trong khi truyền hình sử dụng âm thanh và những hình ảnh động cộng với ngôn ngữ để lôi cuốn sự chú ý của công chúng, thì báo, tạp chí có thể nắm bắt sự chú ý của độc giả và chuyển tải thông điệp chỉ thông qua hình ảnh tĩnh và chữ, và do vậy mất đi cơ hội thể hiện được thông tin một ách đầy đủ nhất.
Người tiếp nhận thông điệp trên báo và tạp chí nhất thiết phải đọc chữ, có đầu óc tưởng tượng và khả năng suy luận cao. Còn đối với truyền hình, nếu có một thông điệp chất lượng, đảm bảo trật tự logic của nội dung hình ảnh trình bày trong sự kết hợp hài hòa với âm thanh được phát ra thì người chưa biết đọc chữ vẫn hiểu được nội dung thông điệp muốn nói gì.
Báo phát thanh (báo nói): ưu điểm chính của phát thanh là phạm vi hoạt động rộng, bao phủ được cả đối tượng không ở nhà. Mặc dù truyền thanh lan tỏa khắp nơi và hầu như ai cũng có thể thu được sóng, nhưng nó chưa hẳn là phương tiện được lựa chọn số một. Ngoài nhược điểm chỉ truyền được âm thanh, phát thanh còn có hai nhược điểm lớn, đó là phạm vi truyền thanh bị địa phương hóa cao và mức độ chú ý của đối tượng nghe thấp. Cho nên, cơ
hội đối với các nhà truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân muốn phát sóng thông điệp chỉ có thể ở một số chương trình tin tức, thời sự.
Phát thanh ít đòi hỏi sự tham gia của đối tượng nghe. Còn truyền hình lại bắt đối tượng phải chăm chú theo dõi một cách tích cực để thưởng thức cả âm thanh và hình ảnh. Một máy radio đang phát thông điệp thường không phải là điểm tập trung chú ý cơ bản của người nghe. Radio được dùng để tạo âm thanh nền cho đối tượng nghe thực hiện hàng loạt các hoạt động như: sản xuất, làm bài, lái xe, ăn sáng, tắm gội, chuẩn bị đi ngủ...do vậy rất ít thông điệp (hay thậm chí là một đoạn thông điệp) chiếm được sự chú ý rộng rãi của các đối tượng vào thời điểm phát sóng như truyền hình.
Trong phát thanh, người nghe chỉ có cách duy nhất là tập trung khả năng thính giác để lắng nghe tiếng đọc và âm nhạc trong thông điệp, vì thế, nếu người nghe bị khiếm thính, người ta sẽ không thể hiểu được nội dung mà thông điệp muốn chuyển tải.
Pano - áp phích: người ta có thể thấy được những hình ảnh, chữ viết về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nào đó được treo trên đường phố. Với phương tiện này, những hình ảnh được quảng bá chỉ là những hinh ảnh tĩnh, đơn lẻ. Người ta chỉ có thể lựa chọn một vài hình ảnh tiêu biểu và một vài chữ cần thiết để đăng tải nội dung thông điệp. Như vậy, so với truyền hình thì thông điệp trên pano rất thiếu về thông tin, nghèo nàn về hình ảnh. Đối tượng chỉ tiếp nhận thông điệp bằng thị giác kèm theo suy luận của mình mà không được biết các nội dung khác.
Tờ rơi: đây là thông điệp vê vân đê bảo vệ quyên lợi cồng nhân có khả năng chọn lọc đối tượng cao, trực tiếp hóa giao tiếp, đúng lúc và linh hoạt về thiết kế. Nhưng tiếc là nhiều người không dành sự chú ý đúng mức cho những phương tiện truyền thông này, coi chúng là thứ không nghiêm túc.
Báo điện tử: có thể nói đây là phương tiện truyền thông đang phát triển mạnh, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối mạng internet là có thể truy cập
được. Tuy nhiên, không phải người công nhân lao động nào cũng có những chiếc smartphone và mua gói cước để có thể vào mạng. Cho nên, chắc chắn loại hình truyền thông này sẽ kém hiệu quả đối với công chúng công nhân. So với truyền hình địa phương thì nó hạn chế hơn nhiều về mức độ và khả năng tiếp cận.
1.3.2. Dễ tiếp nhận
Chính vì truyền có những lợi thế như đã nói ở trên, cho nên hầu hết các thể loại thông tin trên truyền hình làm cho công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng dễ dàng tiếp nhận. Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân do đặc tính ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm lại được sự hỗ trợ đắc lực của các yếu tố âm thanh và ngôn ngữ đã tạo ra một cấp độ thông tin mạnh mẽ, lan tỏa cao, tác động rất lớn đối với công chúng, nhất là thông điệp về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, chế độ chính sách... đối với nhóm công chúng lao động.
Những đặc tính âm thanh và màu sắc cùng hình ảnh chuyển động và các kiếu kỹ sảo chữ đã tạo cho thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân một khả năng hiếm có trong việc phát tán thông điệp đến với công chúng. Những thông điệp được phát trên truyền hình tỏ ra sống động, lôi cuốn và thú vị hơn nhiều so với bất cứ một phương tiện nào khác. Thông điệp trên truyền hình có thể tạo ra những cảnh tượng khiến người xem không thể bỏ qua, thiết lập được những trạng thái bổ trợ cho hình ảnh cùa thông tin, hoặc có thể chứng tỏ một cách đầy đủ các lợi ích của việc thực hiện hành động để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân.
Ngay cả khi so sánh với một bản tin về về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân, thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cũng bộc lộ những ưu thế riêng của nó: Bản tin chỉ có thể chuyển tải những nội dung cơ bản về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trong khi đó chỉ có những hình ảnh “trần trụi”
mà không được trau chuốt, gọt giũa, cộng với giọng đọc của phát thanh
viên/biên tập viên, không có âm nhạc và kỹ sảo hình ảnh... Còn thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình, mặc dù thời lượng cũng rất ngắn nhưng lại hội tụ được tất cả những yếu tố của điện ảnh và truyền hình (kỹ xảo hình ảnh, chữ bắn, âm nhạc, tiếng động...), hơn nữa, còn được phát sóng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tháng hoặc trong ngày, tuần, do đó, vừa sống động, hấp dẫn lại vừa thể hiện được đầy đủ nội dung thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận nhiều hơn với thông tin quan trọng của thông điệp.
Công chúng truyền hình được theo dõi cách thức truyền thông này bằng cả thính giác, thị giác, cộng với trí tưởng tượng phong phú và hài hước. Họ thấy hứng thú khi được xem những thông điệp với lời lẽ giản dị, chân thành nhưng sâu lắng thiết tha, được phát đi cùng với những hình ảnh và âm thanh đầy quyến rũ.
Nếu xét về diện mạo, người ta có thể thấy ở thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình có nét gần giống với một số quảng cáo trên truyền hình. Nhưng thực tế giữa chúng có những điểm khác khác nhau quan trọng: quảng cáo theo TS. Mai Xuân Huy trong công trình Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng lí thuyết giao tiếp đã định nghĩa “ngôn ngữ quảng cáo là một hình thái truyền thống phi cá nhân, chủ yếu được phát đi qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một dạng truyền thông không trực tiếp, có tính đơn phương một chiều giữa người có hàng hóa, dịch vụ để bán (người đăng quảng cáo) và người tiêu dùng tương lai (người đọc, người nghe và người xem quảng cáo) [28, tr. 26].
Về nội dung, quảng cáo là thông tin về sản phẩm dịch vụ mà người đăng quảng cáo đang cần bán. về bản chất, quảng cáo là một màn tự khen mình và sản phẩm của mình, về mục đích, nó nhằm tác động một cách toàn diện tới người đọc, người nghe và người xem quảng cáo, thuyết phục họ, để cuối cùng có thể bán được sản phẩm quảng cáo.
Còn thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình là hình thức truyền thông mang tính hai chiều, là dạng thông tin nhân đạo phục vụ lợi ích toàn xã hội không phải tả lệ phí cho nơi phát sóng, về nội dung là thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân, về bản chất, là cung cấp thông tin và hướng dẫn, khích lệ công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng hướng tới và thực hiện các hành động bảo vệ quyền lợi công nhân, về mục đích, nó nhằm tác động đến công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng tự bảo vệ quyền lợi của chính mình khi tham gia lao động.
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hinh không đặt ra giới hạn với bất kỳ tầng lớp nó phụ thuộc vào nhu cầu cần tiếp nhận thông tin của công chúng. Mọi người đều có thể tiếp cận với hình thức này một cách tự nhiên, thỏa mái. Với những kỹ xảo hình ảnh, cùng với tiết tấu âm thanh sống động hấp dẫn như vậy thì không chỉ người lớn, trung tuổi, lớn tuổi mà cả trẻ em cũng thích xem như chương trình quảng cáo.