Các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương trong giai đoạn từ tháng 6/2016-6/2018 đã bám sát được tình hình diễn biến đời sống pháp luật của công chúng lao động nói chung và công chúng công nhân nói riêng tại các đơn vị địa phương và trong cả nước; kịp thời cổ động, tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động nói chung và người công nhân lao động nói riêng, góp công chúng chủ động thừa hưởng quyền lợi của bản thân mình tránh được các tình trạng bóc lột sức lao động, thời gian, lương và các chính sách BHYT, BHXH.
Thông qua hoạt động truyền thông, các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thống nhất hành động góp phần nâng cao quyền lợi, lợi ích của người lao động công nhân.
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng đài truyền hình địa phương đã thế hiện những nét đặc trưng của mình thông qua hình thức khá phong phú và hấp dẫn, đem lại hiệu quả công tác truyền thông về
vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân. Đã có một số thông điệp tạo được bước đột phá về nội dung và hình thức thế hiện, tạo đà cho sự sáng tạo cao hơn đối với những thông điệp được thiết kế saư này. Cũng chính vì vậy mà các nhà truyền thông cho rằng: thông điệp vê vân đê bảo vệ quyên lợi công nhân trên sóng truyên hình địa phương đang dần trở thành hình thức truyền thông năng động và hiệu quả cao.
Những kết quả trên cũng được đánh giá bằng những con số cụ thể sau:
sau khi xem chương trình, đã có 70% khán giả cho biết họ đã hiểu được nội dung thông điệp và có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của nó; có đến 60% người được hỏi thích xem thông điệp, tin tưởng thông điệp và thực hành theo thông điệp.
Có thể nói, các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương có những bước tiến đáng kể, trở nên gần gũi hơn với cộng đồng, nhất là những năm gần đây khi nền kinh tế trong nước và quốc tế luôn gặp nhiều vấn đề khó khăn, khiến cho các doanh nghiệp không thể ổn định sản xuất, khiến ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân lao động; sức mạnh thông tin cố động đang được nâng lên rõ rệt, có sức thu hút và lôi kéo mọi người tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và người công nhân lao động nói riêng.
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương đã và đang dành được sự quan tâm to lớn không chỉ cùa công chúng truyền hình mà còn của các nhà truyền thông về pháp luật, lao động, xã hội và truyền hình trong việc hoạch định chính sách, tố chức phát động phong trào thông tin cổ bảo vệ quyền lợi công nhân trên toàn quốc.
2.5.2. Hạn chế
Nếu nhìn tổng thể, ngoài những thành công đã nêu trên, các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên đài truyền hình địa
phương thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định cần sớm được khắc phục như là:
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương: Quang Ninh, Quảng Nam, Bình Dương chưa thực sự hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm theo dõi của công chúng. Theo như kết quả thăm dò ý kiến khán giả thì mới chỉ có 50% người được hỏi đánh giá là hấp dẫn, những người còn lại trả lời là binh thường và không hấp dẫn.
Còn khá nhiều thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phuơng có nội dung thông tin nghèo nàn, hình thức đơn giản. Một số thông điệp còn mang nặng phong cách hành chính công vụ nên không thể tác động sâu vào tâm thức của công chúng khán giả. Chính vì vậy, mặc dù đuợc xây dựng theo tiêu chí ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, ấn tượng và dễ nhớ, nhưng vẫn còn nhiều thông điệp làm cho khán giả khó phân biệt được thông tin, hoặc xem xong quên ngay. Theo khảo sát có đền gần 17%
khán giả được hỏi cho rằng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương có nhịp độ nhanh và khó hiểu.
Ngay cả các nhà thiết kế khi được hỏi về lượng thông điệp cũng có nhiều ý kiến trả lời là chưa thực sự hài lòng với những thông điệp được thực hiện trong thời gian qua.
Các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương chưa có sự thống nhất chung về cách thức thể hiện, vẫn còn tình trạng được thiết kế ngẫu hứng theo ý nghĩ chủ quan của tác giả, cho nên hiệu quả tác động chưa cao.
Ngay cả những thông điệp có nội dung, hình thức, kết cấu phong phủ cũng vẫn chưa thực sự toát lên được dáng vẻ của một thông điệp truyền thông cổ động. Mặc dù thông điệp mang ý nghĩa xã hội rộng lớn nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục công chúng như quảng cáo trên truyền hình.
Việc bố trí, sắp xếp phát sóng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự tiện lợi cho người theo dõi, đặc biệt là nhóm công chúng công nhân lao động.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đăng kí phát hành thông điệp và đài truyền hình địa phương trong việc tố chức thiết kế sản xuất thông điệp. Đồng thời chưa có sự liên kết giữa các ngành chuyên môn (Sở lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động) và đài truyền hình địa phương trong việc điều tra nghiên cứu số liệu chung nên đã dẫn đến tinh trạng cùng một nội dung nhưng có hai số liệu như đã nêu trong chương này.
Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương chưa có sự giám sát, chỉ đạo và quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành liên quan trong hoạt động này, nhất là khâu lập kế hoạch cho hoạt động, thử nghiệm thông điệp, điều chỉnh theo thông tin phản hồi và cơ chế chính sách cho những người tham gia. Cho nên, thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân tuy được phát hành rộng rãi nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự như mong muốn.
Những kết luận trên đây cho thấy sự cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu, cụ thể nhằm nâng cao thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương.
Tiểu kết chương 2:
Trong chương 2 của luận văn tác giả tập trung vào giới thiệu 3 đài truyền hình địa phương thuộc diện khảo sát bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương. Đồng thời, tác giả đã tập trung khái quát về số lượng các tác phẩm có liên quan đến thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương; phân tích những nội và hình thức của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên
đài truyền hình địa phương như: vấn đề tiền lương, việc làm; vấn đề an sinh xã hội; chế độ chính sách; an toàn lao động và các vấn đề khác..
Cũng trong chương 2 của luận văn đã phân tích những hiệu quả tác động của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phát sóng trên đài truyền hình địa phương theo ý kiến nhận xét của công chúng xem truyền hình.. Đây chính là cơ sở để tác giả đánh giá những thành công, hạn chế của chương trình truyền hình địa phương trong việc thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình địa phương.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG THÔNG ĐIỆP VÈ VẤN ĐÈ BẢO VỆ QUYÈN LỢI CÔNG NHÂN
TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 3.1. Những vấn đề đặt ra
Quan hệ lao động phát triển theo hướng tăng cường đối thoại và thương lượng, đảm bảo hài hòa giữa các bên. Cùng với các chính sách của Nhà nước và sự cố gắng của các doanh nghiệp, đời sống tinh thần, vật chất của người công nhân lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, mức độ phân hóa thu nhập trong đội ngũ công nhân lao động cũng tăng theo. Người lao động có trình độ cao sẽ có việc làm ổn định, thu nhập cao và ngược lại người công nhân lao động có trình độ thấp sẽ có nguy cơ mất việc làm, việc làm không bền vững, thu nhập thấp. Hệ thống chính sách an sinh xã hội phát triển, người công nhân lao động được đảm bảo đầy đủ các chế độ bảo hiểm bắt buộc như: BHXH, BHYT, BHTN... Tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn chỉ tham gia đóng bảo hiểm cho người công nhân lao động ở mức lương cơ bản. vấn đề BHLĐ, việc làm không đảm bảo và xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, các ngành dệt may, da giày. Hợp đồng lao động với người công nhân lao động có nhiều nội dung như việc làm, thu nhập, điều kiện lao động, chế độ bảo hiểm và phúc lợi khác, song trước mắt người công nhân lao động chỉ coi trọng đến thu nhập. Tranh chấp lao động và đình công về quyền chuyển dần sang đình công và lợi ích.
Trước tình hình trên, các cơ quan Đài truyền hình địa phương - là cơ quan ngôn luận đại diện cho người lao động cùng với chính quyền các địa phương đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức trong việc thực hiện tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm với tổ chức, với người công nhân lao động và những vấn đề của báo chí:
- Về cơ hội:
Độc giả có nhu cầu thông tin chính thống, khách quan, chính xác vẫn táng, thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định.
Đài truyền hình địa phương có đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn và được cập nhật và trang bị các phương tiện làm báo hiện đại và được đánh giá cao trong mặt bằng chung của báo chí Việt Nam hiện nay.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện là động lực cho Đài truyền hình địa phương phải tìm cách đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm tiệm cận với công nghệ mới. Đài truyền hình địa phương có cơ hội sử dụng và tiếp cận công nghệ mới để đuổi và vượt các đối thủ ngoài ngành. Áp lực cạnh tranh gay gắt với các đối thủ buộc Đài truyền hinh địa phương phải không ngừng đồi mới chất lượng nội dung và hình thức để tồn tại.
Các quy định của pháp luật về bản quyền đang đi vào cuộc sống, tạo điều kiện đế Đài truyền hình địa phương khai thác hiệu quả thông điệp Đài truyền hình địa phương tự sản xuất.
- Những khó khăn từ yếu tố bên ngoài và yếu tố nội bộ tác động
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng khiến độc giả khiến cho độc giả có sự phân khúc và tiếp cận nhanh với các loại hình báo chí khác.
Đài truyền hình địa phương chưa khai thác được hết những lợi thế và sức mạnh thương hiệu để nâng cao hoạt động kinh doanh và hỗ trợ hoạt động báo chí. Đội ngũ cán bộ quản lí mỏng; đội ngũ phóng viên có trình độ nhưng đang bị suy giảm, biến động thường xuyên; đội ngũ biên tập viên, phát thanh viên chuyên nghiệp chưa mạnh; sản phẩm truyền thông chưa đa dạng...