Đe đánh giá thực trạng nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng xem truyền hình có quan tâm đến thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình đài địa phương. Chúng tôi tiến hành sử dụng bẳng hỏi và chọn mẫu đối tượng là 300 công chúng đang sống và làm việc tại 3 tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương và thu được kết quả sau:
2.4.1. Số lượng người xem
Như đã trình bày ở phần trên, truyền thông về thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và thay đổi hành vi hành động giúp cho công chúng lao động có sự am hiểu, và thấy được quyền lợi của mình trong khi tham gia lao động. Để minh chứng thực tiễn cho lập luận này, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát nhằm thăm dò ý kiến của công chúng công nhân về mức độ quan tâm đến thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương và thu được kết quả như sau (xem biểu đồ 2.2): có 34%
người được hỏi thường xuyên theo dõi thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương; 29,3% người thỉnh thoảng theo dõi thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương và cũng có đến 23,7% người không theo dõi thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương.
Biểu đồ 2.2. Mức độ quan tâm theo dõi thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương của công chúng
Chúng tôi tiếp tục khảo sát ý kiến của 300 khán giả có độ tuổi từ 18 đến trên 60 mức độ yêu thích và thường xem thường xuyên theo dõi thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình nào?. Kết quả khảo sát thu đuợc như sau (xem biểu đồ 2.3):
Biểu đồ 2.3. Các đài truyền hình mà công chúng thường xuyên theo dõi thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân
Nhìn vào biểu đồ 2.3. trên có thể thấy công chúng công nhân thường xuyên theo dõi thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương nơi mình làm việc chiêm tỉ lệ cao nhât với 67%, sau đó là các đài truyền hinh trung ương với 20% và ở các đài khác là 13%. Kết quả này cho thấy công chúng công nhân có sự quan tâm nhất định đến thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình.
2.4.2. Đánh giá chất lượng thông điệp
Để biết được những nội dung thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương được công chúng đón nhận như thế nào, với câu hỏi khảo sát: Theo quỷ vị những thông tin nào sau đây giành được sự quan tâm của vị? tác giả luận văn thu được kết quả như sau (xem biểu đồ 2.4):
Biểu đồ 2.4. Những nội dung thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương được công chúng đón nhận
Kêt qủa biêu đô 2.4 cho thây ở cả 5 nội dung thông điệp vê bảo vệ quyên lợi công nhân đều nhận được sự quan tâm là 100%. Đây cũng chính là lí do khi tiến hành khảo sát, chúng tôi thu được kết quả có đến 65,4% công chúng cho rằng thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương thật sự phong phú và 66% cho rằng nội dung các thông điệp thật sự thiết thực (xem biểu đồ 2.4; 2.5):
Bảo hiêm y tê chính sách
Biểu đồ 2.5. Độ phong phú của những thông đỉệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương theo nhận xét của công chúng
Biểu đồ 2.6. Độ phong phú của những thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương theo nhận xét của công chúng
Để đánh giá được chất lượng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 300 đối tượng (độ tuổi từ 18 đến trên 60) và thu được kết quả: có 35,3% công chúng cho rằng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương là hấp dẫn; 32% cho rằng bình thường; 19,3% cho rằng không hấp dẫn và 13,4% công chúng có ý kiến khác.
Biểu đồ 2.7. Mức độ hấp dẫn khi xem thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương của công chúng
Để đi vào chi tiết đánh giá thời lượng thời lượng của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương chúng tôi tiến hành khảo sát trên 300 đối tượng và thu được kết quả sau (biểu đồ 2.8):
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của khán giả về thời lượng của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình
Qua biểu đồ 2.8 cho thấy thời lượng của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình nhìn chung có 25% người xem đánh giá là có thời lượng dài, 42% người xem cho rằng thời lượng trung bình, có 23% người xem đánh giá có thời lượng ngắn và có đến 10% khán giả cho rằng thời lượng phát sóng thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương là quá ít.
Để biết chi tiết hơn mức độ thấu hiểu những thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương, chúng tôi tiến hành khảo sát, với 300 phiếu khảo sát và kết quả thu được kết quả sau (xem biểu đồ 2.9):
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của khán giả về mức độ thấu hiểu những của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình
Nhìn vào biểu đồ 2.9 có thể nhận thấy rằng số lượng người xem truyên hình đánh giá rât cao vê mức độ thâu hiên những của thông điệp vê vân đê
bảo vệ quyên lợi cồng nhân trên sóng truyên hình. Có 11% công chúng khán giả cho răng không hiểu lắm, 11,3% công chúng khán giả cho rằng không hiểu.
Nhìn chung, thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo. Cách thể hiện súc tích đúng bản chất của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương. Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả xem chương trình.