Hình thức thể hiện thông điệp

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 61 - 74)

Hình thức theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa “tó toàn thể nói chung những gì làm thành mặt bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biêu hiện nội dung” [44, tr. 442].

Với cách tiếp cận trên, có thể hiểu một cách khái quát về hình thức của thông điệp thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương là cách thức thể hiện, bố trí, sắp xếp các yếu tố nội dung thông điệp nhằm tạo nên một kiểu dáng và phong cách thích hợp mang những nét đặc trưng của một thông điệp cổ động về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân.

Cùng với nội dung, hình thức thông điệp thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng hiệu quả truyền thông. Hình thức thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương chủ yếu thể hiện ở: kết cấu, bố cục, độ lớn về thời gian (thời lượng), hình ảnh trong thông điệp, ngôn ngữ...

2.3.1. Thông qua các chuyên trang, chuyên mục

Kết cấu của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố, nội dung thông tin, hình ảnh và âm thanh tạo nên tổng thể đặc trưng của một thông điệp mang tính chất cổ động và giáo dục. Còn bố cục - đó là sự sắp đặt, kết nối, liên hệ,

là cấu trúc hợp quy luật của tác phẩm, là quan hệ giữa từng phần của kết cấu (giữa yếu tố cấu thành) tạo thành một tác phẩm thông điệp cổ động thống nhất. Đó chính là nguyên tắc tổ chức chất liệu.

Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình giàu tính sáng tạo, cho nên bản thân nó cũng mang nhiều phong cách thể hiện rất đa dạng và phong phú. Nếu nghiên cứu và xem xét thông điệp dưới góc độ nghệ thuật, người ta có thể thấy ngoài những yếu tố mang tính cổ động giáo dục thì nó còn hàm chứa rất nhiều yếu tố giống như quảng cáo thông thường.

Nhưng có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình bao giờ cũng mang tính giáo dục, vận động cao. Nếu xem một số thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương trong thời gian từ tháng 06/2017- 06/2018 tác giả luận văn nhận thấy có một kiếu kết cấu khá phố biến bao gồm:

Phần giới thiệu vấn đề: thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình thường được bắt đầu bằng thông tin mang tính khái quát các nội dung về quyền lợi công nhân mà thông điệp muốn nêu với dung lượng thông tin hết sức ngắn gọn. Thường gặp hơn cả là cách vào đề trực tiếp. Ví dụ, trong tháng 01/2018 Đài PT-TH Quảng Ninh có phát sóng thông điệp về quyền lợi của công nhân khi tham gia Bảo hiểm xã hội.

Phần tiếp theo giải quyết vấn đề: phần này cũng giống như giới thiệu vấn đề, khá ngắn gọn, chỉ tập tập vào nêu biện pháp chứ không đi sâu phân tích từng vấn đề trong thông điệp, nhằm mang đến cho công chúng những thông tin cơ bản, giúp người xem dễ hiểu,dễ nhớ. Ví dụ như thông điệp về hợp đồng lao động: lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

không được trả lương, quấy rối tình dục, mỗi năm làm việc là V1 tháng lương;

xa thải người lao động vì lí do kết hôn và sinh con bị phát 3 năm tù.

Phần kết luận: phần này thường hàm chứa lời kêu gọi, thúc giục, cổ vũ công chúng công nhân hãy tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Qua khảo sát, một số thông điệp về bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương thông điệp về việc làm, tiền lương, phần kết thúc có câu: “công nhân có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không hị phân biệt đối xữ\ kèm theo đó là những hình ảnh một loạt các công nhân đang được học việc, hướng dẫn làm hồ sơ xin việc... (Đài PT-TH Bình Dương, tháng 12/2017). Còn đối với thông điệp về an toàn lao động, phần kết thúc có câu: “vì an toàn sức khỏe và tỉnh mạng bản thân mình mỗi nguờỉ công nhân phải tự nhận thức an toàn lao động là nguyên tắc hàng đầu”, kèm theo đó là hình ảnh các công nhân đang làm việc tại khu hầm mỏ than được trang bị quần áo, mũ bảo vệ, khẩu trang, đèn pin, giầy ủng.... (Đài PT-TH Quảng Ninh, tháng 10).

Nhìn chung về hình thức kết cấu thông điệp về bảo vệ quyền lợi người công nhân trên sóng truyền hình địa phương thời gian qua đề có chung một đặc điểm là tính sôi động, hấp dẫn, thể hiện được những nét đặc trưng riêng.

Nhưng nếu xét về tính sáng tạo thì các thông điệp còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Chẳng hạn, như việc chỉ tập trung thành một kết cấu nhất định, ít có sự đột phá về phong cách thể hiện, gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Và như thế, tất nhiên khả năng sáng tạo về mặt hình ảnh, ngôn ngữ và âm thanh cũng bị hạn chế đi rất nhiều.

2.3.2. Thời lượng và sự sắp đặt thời lượng đối với thông điệp

Thời lượng được hiểu là lượng thời gian dành cho một việc nhất định nào đó. Thời lượng của thông điệp là độ dài ngắn về thời gian của nó. Thời lượng là yếu tố chi phối trực tiếp đến nội dung, hình thức của tác phẩm và cả người thiết kế thông điệp; thời lượng cũng chính là giới hạn để người thiết kế

thông điệp xác định được liều lượng thông tin và sắp xếp các chi tiết gọn gàng hợp lí, phù họp với đặc trưng tác phẩm.

Nếu như ở phần mở đầu, một thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương thường có thời lượng trung binh từ 30 giây đến 1 phút. Tuy nhiên, cũng có những thông điệp do không phân tách hoặc rút gọn nên thông tin bị kéo dài tới hơn 1 phút, ví dụ như thông điệp về chế độ, chính sách của người công nhân lao động được phát sóng vào ngày 11/9/2018 tại Đài PT-TH Quảng Ninh. Ngược lại, cũng có thông điệp chỉ có 30 giây, ví dụ như thồng điệp vê việc làm phát sóng vào ngày 28/6/2018 tại Đài PT-TH Bình Dương.

Theo các nhà thiết kế, thời lượng 45 giây là vừa đủ cho thông điệp mang tính chất cổ động giáo dục, phù hợp với cách tiếp cận của cộng đồng, nếu dài quá thông tin sẽ bị loãng, còn ngắn quá thì không thể cung cấp đủ thông tin. Và khảo sát những thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương trong thời gian từ tháng 06/2017- 06/2018 cho thấy một thực tế là: việc thiếu sự quy định chung về thời lượng thông điệp đã dẫn đến tinh trạng không có sự thống nhất về thời lượng. Thời lượng thông điệp dài hay ngắn phụ thuộc vào từng nội dung thông tin, hoặc tùy thuộc vào ý tưởng của người thiết kế.

Chẳng hạn như thông điệp về chế độ chính sách, chế độ BHYT trên Đài PT- TH Bình Dương (tháng 6/2018) có tổng thời lượng 1 phút 20 giây. Trong khi đó thông điệp về tiền lương và họp đồng lao động (tháng 6/2017) chỉ có 35 giây. Hoặc thậm chí cũng nói về các chế độ chính sách, nhưng thông điệp về BHYT trên Đài PT-TH Quảng Ninh và Quảng Nam có sự chênh lệch nhau khá lớn, ví dụ như thông điệp về quyền lợi BHXH sau nợ đọng (tháng 1/2018, Đài PT- TH Quảng Ninh) có thời lượng là 35 giây. Cũng vẫn chủ đề đó, nhưng Đài PT-TH Quảng Nam phát sóng thì lại có thời lượng vừa tròn 1 phút....

2.3.3. Hình ảnh và cách sử dụng hình ảnh thông điệp

Theo như Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa ‘‘Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khỉ cụ quang học (máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong tâm trF [44, tr. 441]. Theo cách hiểu như vậy, hình ảnh trong thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân là những hình ảnh thu được từ Camera (máy quay phim) và chúng ta có thế nhìn thấy được. Đó là những con người và cảnh vật mang đậm tính nghệ thuật điện ảnh. Với thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân những dấu hiệu có thể nhìn thấy như: màu sắc, hình dáng, cử động và cách sắp xếp, bố cục hình ảnh.

Khác với các loại hình truyền thông khác (báo in, báo điện tử, phát thanh) yếu tố hình ảnh trong tác phẩm truyền hình nói chung và thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nói riêng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu như diễn ngôn có hay, âm nhạc ấn tượng đến mấy mà hình ảnh thì lại sơ sải không hấp dẫn thỉ tác phẩm đó dù có được phát sóng nhiều lần cũng không thế đem lại hiệu quả cao. Khi nghiên cứu về hình ảnh các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất là hình ảnh mang tính thị phạm cao. Nó hàm chứa những nội dung có tính chất giảng dạy và hướng dẫn thực hành như: hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ làm việc, BHYT, BHXH... Bất kỳ một thao tác nào của nhận vật trình diễn trong thông điệp đều có độ chính xác về chuyên môn cao.

Thứ hai là hình ảnh mang tính sáng tạo nghệ thuật cao. Đó là những hình ảnh tiêu biếu có sự dàn dựng, đạo diễn công phu nên hết sức sinh động và gợi cảm. Hình ảnh là sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, ánh sáng được dàn dựng kết hợp với kỹ sảo điện ảnh làm cho người xem có những sự cảm nhận và liên tưởng sâu sắc.

Thứ ba là hình ảnh có sự gọt giũa, sàng lọc từ các nguồn tư liệu có sãn và được các nhà thiết kế tạo dựng nhờ sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật công nghệ truyền hình. Việc các nhà thiết kế thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân có sử dụng hình ảnh tư liệu đó liên quan đó là do những hình ảnh đó không thể có trong thực tế để ghi lại được. Cũng không loại trừ một nguyên nhân nữa đó là do phóng viên hoặc những người làm biên tập và đạo diễn không muốn mất thời gian và công sức vào việc dàn dựng lại cảnh quay, trong khi nguồn tư liệu của đồng nghiệp đang có sãn và tiếp cận chẳng mấy khó khăn, hơn nữa việc dàn dựng, bố trí cũng gây nhiều tốn kém về kinh phí...

Có một đặc điểm chung là hầu hết những hình ảnh tư liệu được dùng đều được các nhà thiết kế chưa lựa chọn một cách kỹ lưỡng nên khi chiếu lên màn ảnh vẫn được khán giả chấp nhận. Song cũng có hình ảnh chất lượng kém do được ghi lại đã lâu, hoặc việc bảo quản băng không được tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng cùa thông điệp.

Nhìn chung, những hình ảnh động và tĩnh trong thông điệp vê vân đê bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương đã bước đầu tạo dựng được sự hứng khởi đón nhận của công chúng, tạo nên một phong cách mới lạ trong khâu thiết kế, dàn dựng. Nhưng, nếu nhìn về chi tiết thì còn nhiều hạn chế cần phải bàn như:

Thứ nhất là về chất lượng hình ảnh. Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự việc. Từ đó có thể nói, chất lượng hình ảnh là phẩm chất, giá trị của cảnh vật, cảnh tượng và con người được được tạo nên từ ống kính camera, người quay phim và cả khâu thiết kế dàn dựng.

Chất lượng hình ảnh còn được thể hiện qua màu sắc, ánh sáng, đường nét, cảnh vật, bối cảnh không gian và cách sắp xếp bố cục.

Qua khảo sát một số thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương như: tiền lương, việc làm, hợp đồng lao động, BHYT, BHXH, chúng tôi có

nhận xét rằng: Hầu hết các thông điệp đều tận dụng hinh ảnh tư liệu đã được sử dụng trong các chương trình khác (thời sự, phóng sự...) hoặc hình ảnh cũ đã có sẵn trong kho tư liệu. Việc đó dẫn đến tình trạng hình ảnh kém chất lượng, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính biểu cảm, tiết tấu bị chắp vá, chung chung chưa cụ thể nên không có sức hấp dẫn cao.

Thứ hai đó là việc lạm dụng kỹ xảo hình ảnh. Kỹ sảo hình ảnh là khả năng phối hợp ý tưởng tác giả cùng với các phương pháp kỹ thuật hiện đại tạo ra những hình ảnh chuyển động nghệ thuật một cách tinh xảo theo ý đồ của tác giả.

Thời đại ngày nay được coi là thời đại của khoa học công nghệ, việc sử dụng kỹ xảo hình ảnh trong truyền hình là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, phải dử dụng như thế nào cho phù họp mới là điều quan trọng. Khảo sát các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bỉnh Dương từ tháng 6/2016-6/2018, chúng tôi nhận thấy ngoài việc làm tăng thêm yếu tố hấp dẫn và sinh động của hình ảnh thì kỹ sảo cũng bộc lộ một số các hạn chế như:

Sự lạm dụng kỹ sảo hình ảnh một cách bất hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng gây nên sự chuyển động lộn xộn của hình ảnh, làm rối mắt người xem, không hiển thị rõ chủ đề phục vụ cho chủ đề chính của thông tin.

Sự lạm dụng kỹ sảo hình ảnh làm cho hình ảnh không trung thực, mất đi sự cân bằng giữa yếu tố màu sắc và ánh sáng hình ảnh.

Thứ ba là về diễn xuất của diễn viên. Diễn xuất là thể hiện nhân vật của kịch hoặc phim truyện trong vai mình đóng, trình bày tiết mục ở sân khấu.

Vậy diễn xuất trong nội dung thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình là sự thể hiện những khả năng diễn xuất của mình trước ống kính camera tạo nên một hình tượng nhân vật theo đúng với tính chất cùa nội dung thông điệp.

Trong thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, ngoài những thông điệp ít có sự đạo diễn dàn dựng về hình ảnh, thì cũng đã có một số thông điệp rất chú ý tới vấn đề này. Chẳng hạn như trong các thông điệp về BHYT, BHXH tháng 12/2017 trên Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Quảng Nam, Đài PT-TH Binh Dương đã tổ chức thiết kế các chương trình gameshow, hội thi, người chơi đã tham gia nhận vai đóng kịch các tình huống, họ đã diễn xuất khá tốt, làm cho thông điệp tạo ra bước đột phá mới về phong cách thể hiện: vừa mang tính hài hước, vừa mang tính giáo dục, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng. Các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình chủ yếu chuyển tải nội dung thông tin giáo dục bằng các yếu tố kịch nghệ xen lẫn với âm thanh lời nói của nhân vật, còn lời thuyết minh sau màn hình chủ yếu là lời kêu gọi thúc đẩy công chúng lao động nói chung và công chúng công nhân lao động nói riêng tích cực bảo vệ quyền lợi của chính mình khi tham gia sản xuất kinh tế.

2.3.4. Ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là bao gồm hệ thống những âm, từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người cùng một cộng đồng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. Ỏ mức độ nào đó giống như quảng cáo nếu xét về phong cách học, ngôn ngữ thông điệp cổ động không thuộc hẳn vào một phong cách ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết. Là loại ngôn ngữ có tính chính thức xã hội, có chuẩn bị, có gọt giũa và cũng bao gồm hai hình thức văn viết và văn nói, nhưng ngôn ngữ thông điệp cũng thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ khác nhau, từ khẩu ngữ tự nhiên cho đến các phong cách gọt giũa khoa học, chính luận, hành chính, văn chương... về mặt này, rõ ràng nó rất tương đồng với phong cách ngôn ngữ thông tấn - tuyên truyền. Tuy nhiên, khác với phầ lớn các phong cách ngôn

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w