Một số tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình mang thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 35 - 49)

Các chương trình truyền hinh mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình dịa phương có một ý nghĩa quan trọng.

Chương trình không chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân tại địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân của công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng mà còn thực hiện nhiều chức năng khác cùa cơ quan báo chí trong phạm vi về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân như: chức năng thông tin, giám sát và phản biện xã hội...

Đe đánh giá chất lượng của các chương trình truyền hinh mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên các chương trình truyền hình, bên cạnh các tiêu chí: thông tin phong phú, đa chiều; có phù hợp với đối

tượng thông tin; có gần gũi và hấp dẫn công chúng không; có sự phân tích sâu không? có tính thời sự không? thời điểm phát sóng có phù hợp không? kết cấu tác phẩm, hình thức thể hiện có hấp dẫn, độc đáo không?.... Tóm lại, chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình phải đảm bảo một số tiêu chí sau:

1.4.1. Yêu cầu về nội dung

Thứ nhất, thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phải chính xác, đảm bảo tính định hướng. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tất cả các cơ quan báo chí, nhất là đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân. Sự xác thực cuả thông tin trong chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân là yêu cầu mang tính bắt buộc, bên cạnh đó thông tin này cũng phải mang tính định hướng dư luận, định hướng công chúng báo chí. Bởi hiện nay có rất nhiều vấn đề nảy sinh tranh chấp quyền lợi giữa người công nhân và các doanh nghiệp, nếu thông tin một cách không chính xác, thiếu định hướng sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn.

Thứ hai, là thông tin phải nhanh nhậy, kịp thời. Đây được coi là bản chất để làm nên các chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình mang thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nói riêng, đó là tính nhanh nhậy của thông tin. Giá trị của thông tin ở chỗ thông tin đó có mới hay không.

Trong xu thế cạnh tranh thông tin như hiện nay, ngoài phát thanh, truyền hình, hệ thống mạng điện tử cũng có khả năng cập nhập thông tin rất nhanh. Nếu không phát huy được lợi thế của mình, đài sẽ mất đi công chúng.

Thứ ba, là thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cần phải phong phú, đa dạng. Trong một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nếu chỉ đề cập đến một vấn đề hoặc một nhóm nhở vấn đề sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Chính vì vậy, thông tin phản ánh

trong chương trình phải đảm bảo cân đối giữa thông tin chính trị, kinh tế xã hội địa phương.

Thứ tư, là thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phải gọn gàng, súc tích, dễ hiểu bởi lẽ đặc thù của truyền hình, phát thanh đó là nói một lần, vì vậy nếu không kịp thời theo dõi sát người xem rất khó có thể hinh dung được nội dung của thông tin. Nếu quá dài, không chỉ làm đối tượng khó tiếp nhận, khó nắm bắt được nội dung, mà nó còn chiếm thời lượng của các chương trình khác.

Thứ năm, là chương trình mang thông điệp vê vân đê bảo vệ quyên lợi cồng nhân phải thiết thực, bổ ích với công chúng. Đây cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Nếu như trước đây thông tin trong chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cơ bản là đơn chiều, thì ngày nay thông tin của báo chí là đa chiều. Nếu thông tin đưa lại không có nội dung hoặc nội dung không hấp dẫn, gần gũi, thiết thực thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Tất cả các đài truyền hình đều tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu chung như đã nói ở trên. Chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân của các Đài PT-TH địa phương không nằm ngoài ngoại lệ này. Bên cạnh đó là đưa tin các sự kiện, hiện tượng diễn ra trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận nhưng có liên quan, tác động đến đời sống, văn hóa xã hội của người dân địa phương. Nội dung thông tin vừa phải phù hợp, khách quan, mang tính định hướng chính trị.

1.4.2. Yêu cầu về hình thức thể hiện

Thứ nhất là yêu cầu về thê loại. Trong một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân, sừ dụng nhiều thể loại khác nhau như: Tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn... và mỗi thể loại có một thế mạnh riêng, có hình thức thể hiện riêng. Đòi hỏi người làm chương trình phải sắp xếp sử dụng các thế loại này một cách hợp lí.

Thứ hai là yêu cầu về hình ảnh. Khi nói đến truyền hình, yếu tố quan trọng hàng đầu là hình ảnh, vì nó trực tiếp tác động đến thị giác của người xem. Hình ảnh là kí hiệu thông tin riêng biệt của truyền hình, là dấu hiệu để phân biệt truyền hình với các thể loại khác. Hình ảnh trong chương trinh truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh, để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng. Đó là nguyên tắc về khuân hình, cỡ cảnh, góc quay...

Một nội dung tốt, nếu thiếu hình ảnh tốt sẽ mất đi hiệu quả tuyên truyền, hiệu quả thông tin. Bố cục hinh ảnh, chất lượng hỉnh ảnh tốt sẽ đỡ được rất nhiều cho lời bình, và tạo hiệu quả cao trong cung cấp thông tin.

Hình ảnh trong các tin, bài phải ăn khóp, xâu chuỗi của sự kiện và có logic hợp lí theo đúng trình tự của sự kiện.

Khuân hình phải đảm bảo sự trang trọng, săc nét, không rung và tránh lặp đi lặp lai nhiều lần gây nhàm chán cho công chúng.

Thứ ba là yêu cầu về âm thanh: Âm thanh trong chuơng trình truyền hình bao gồm: âm thanh hiện truờng; tiếng động ở trường quay và tiếng động hình hiệu, nhạc cắt.

Về âm thanh hiện trường - đây cũng là yêu cầu đối với các thề loại trong một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên các đài địa phương. Tiếng động của âm thanh và chân thực, sống động càng tạo được hiệu quả cao đối với người tiếp nhận. Trong âm thanh hiện trường có hai loại, thứ nhất là tiếng động tại hiện trường diễn ra sự kiện, thứ hai là âm thanh cùa người trả lời phỏng vấn, của phóng viên hiện giãn.

Đối với loại âm thanh thứ nhất đòi hỏi âm thanh phải chân thực, đúng bối cảnh sự kiện. Trong thời sự, không được sử dụng tiếng động giả, trong

những trường hợp hết sức cần thiết, việc sử dụng tiếng động giả phải phù hợp với sự kiện và đảm bảo liền mạch.

Đối với loại tiếng động thứ hai, vì đây là tiếng động theo chú ý cùa người phóng viên, nên đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, trong đó âm thanh trước hết phải rồ ràng, ngôn ngữ phổ thông. Mỗi địa phương có một phương ngữ, âm riêng lên giọng phải phù hợp với địa phương đó. Một yêu cầu khác, đó là tiếng động của người dẫn, người trả lời phỏng vấn phải có tiết tấu nhanh, dứt khoát, và mạch lạc.

Về tiếng động ở trường quay: nếu như tiếng động ở hiện trường tạo sự chân thực, sinh động, tăng phần hấp dẫn cho sự kiện và cho thông tin thì tiếng động tại trường quay cũng khá quan trọng. Vì nó sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng đế truyền tải đến người xem. Trong tiếng động của trường khoe cũng có hai loại tiếng động, đó là tiếng động của người dẫn chương trinh và tiếng động của nhạc hiệu, nhạc khác trong mỗi bản tin thời sự.

Với những yêu cầu đặt ra như thế nào, âm thanh ở đây phải rõ ràng, rành mạch, đúng giọng phổ thông. Hiện nay trong chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân vẫn cơ bản là người dẫn chương trình đọc tất cả các tin bài. Vì vậy dễ dẫn đến nhàm chán. Trong loại tiếng động này nên có nhiều giọng đọc, nhất là phóng viên, biên tập viên cần thể hiện các tác phẩm của minh. Soạn độc cũng góp phần tạo nên ý đồ, hiệu quả của nội dung tin bài.

Tiếng động hình hiệu, nhạc cắt: một chương trình có thời lượng dài, các thông tin được kết nối với nhau bằng lời dẫn của người dẫn chương trình. Tuy nhiên, quy trình này lặp đi lặp lại cũng gây nhàm chán. Vì vậy, ngoài người dẫn chương trình cần có những đoạn nhạc cắt hoặc hình xem để chuyển thông tin, chuyển nội dung.

1.4.3. Về kết cấu chương trình

Kết cấu chương trình đó chính là sự sắp xếp bố trí các tên bài một cách hợp lý, lôgic theo mảng đề tài, theo sự kiện. Theo nhóm tác giả G. V.

Cudombectxốp, X. L. Xvich, I. La. lurốpxki trong cuốn Báo chí truyền hình

“thì việc dàn dựng một chương trình như vậy là sự thể hiện tài năng hết sức cao của nhà báo, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, một sự trưởng thành về chính trị và ỷ thức công dân, một trình độ nghề nghiệp đỉch thực' [21, tr. 105].

Có thể thấy việc xây dựng kết cấu của một chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân là hết sức quan trọng, không chỉ đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm của nhà báo, mà còn đòi hỏi cả về tư tưởng, lập trường chính trị. Kết cấu chương trình trường đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, sắp xếp một cách khoa học, nhuần nhuyễn, họp lý, người sắp xếp bản tin phải biết linh động trong trường họp. Nên biết phải sử dụng mảng sự kiện nào được ưu tiên trước, sự kiện nào đưa sau, phải tuân thủ theo một trình tự nhất định. Tùy theo sự kiện, tính chất sự việc để sắp xếp chương trình. Việc sắp xếp lại cũng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem.

Thứ hai, sắp xếp chương trình theo mảng đề tài, sẽ giúp cho công chúng có cái nhìn tổng quát, xâu chuỗi, so sánh và tiện theo dõi những lĩnh vực mà minh quan tâm.

Thứ ba, việc sắp xếp bản tin cũng phải đảm bảo cân đối được các thể loại, về nội dung, sự kiện, lĩnh vực. Việc sắp xếp này sẽ cho khán giả một cái nhin toàn diện hơn về những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Như vậy, có thể thấy việc sắp xếp kết cấu một chương trình là rất cần thiết, so với nội dung chương trình thì việc sắp xếp, bố trí kết cấu cũng không kém phần quan trọng. Không có một môtíp nào trung cho việc sắp xếp chương trình truyền thông về chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ

quyền lợi công nhân, mà nó phụ thuộc vào sự kiện, vấn đề, phụ thuộc vào sự linh hoạt của nhà báo, để tạo ra một chương trình hợp lý, có lôgic, lễ tiếp nhận.

1.4.4. Người dẫn chương trình

Người dẫn chương trình không nhất thiết phải có ngoại hình đẹp, nhưng nhất thiết phải gây được thiện cảm với khán giả. Người ấy không phụ thuộc vào hàng tri thức “cao đạo” nhưng lại có sự hiểu biết và lòng cảm thông. Người dẫn chương trình không tự khai thác thông tin, nhưng người ấy có bốn phận cung cấp thông tin một cách khéo léo và tinh tế. Người dẫn chương trình truyền hình cần sự tự tin. Người ấy đọc tin một cách đĩnh đạc, có ngữ điệu truyền cảm.

Cách nhìn nhận này đã được đúc kết toàn bộ những yêu cầu thiết thực của một người dẫn chương trình truyền hình. Hiện nay nhiều đài trong cả nước đang sử dụng phát thanh viên đế dẫn chương trình mà thiếu vắng các biên tập viên, phóng viên dẫn, vì vậy chất lượng dẫn chương trình không cao.

Yêu cầu đặt ra cho người dẫn chương trình hiện nay đó là: (1) có ngoại hinh tốt, dễ nhìn, giọng đọc chuẩn, truyền cảm, biết làm chủ lời dẫn, của các tin tức, biết cách dẫn dắt và xâu chuỗi thông tin; (2) có sự hiểu biết rộng về các vấn đề, nhất là có khả năng biên tập; (3) có khả năng bình tĩnh để xử lý các vấn đề trong chương trình dẫn.

Người dẫn chương trinh có vai trò hết sức đặc biệt, vì là người dẫn dắt câu chuyện. Như vậy người dân mới có thể tiếp nhận được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.4.5. Thời lượng, thời điểm phát sóng chương trình

Vê thời lượng chương trình: thời lượng chương trình truyên hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phổ biến trong khung khổ chương trình truyền hình chuyên đề (giới hạn thường là 15 phút, hoặc 30 phút

cũng được quy định thường là 15 phút, hoặc 30 phút và chỉ được phép giao động trong khoảng thời gian rất ít. Tuy nhiên không khắt khe như chương trình Thời Sự mà có những trường hợp cần ekip, chương trình có thể được kéo dài hoặc thu ngắn để phù hợp với các sự kiện hay trong chương trình và phù hợp với một khung chương trình.

Hiện tất cả các đài truyền hình đều có một lịch phát sóng rất rõ ràng và chính xác. Vì vậy kéo dài, hoặc giúp nhắn bản tin này sẽ bị ảnh hưởng đến các chương trình kế cận. Ngoài việc đảm bảo ổn định thời lượng thì độ dài thời lượng của các chương trình cũng rất quan trọng, vì nếu một chương trình thời sự quá ngắn sẽ dẫn đến việc thông tin cung cấp cho khán giả ít hơn, nhiều vấn đề cần phân tích mổ xẻ sẽ rất khó thực hiện.

Về thời điểm phát sóng chương trình: việc sắp xếp thời điểm phát sóng chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phải được tính toán một cách chặt chẽ, phù hợp để có thể thu hút được nhiều đối tượng theo dõi. Hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã được bố trí phát sóng vào khung giờ tương đối phù hợp trong ngày.

Như vậy đế thực hiện một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân có rất nhiều vấn đề được đặt ra, từ yêu cầu về nội dung, hình thức thể hiện đến các vấn đề về thời gian, thời lượng phát sóng. Mỗi yêu cầu đều có một vai trò, vị trí quan trọng, nếu đáp ứng các tiêu chí yêu cầu này chương trình trước mắt sẽ phù họp hơn, hấp dẫn hơn với công chúng xem truyền hình.

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ một số khái niệm thông điệp, giai cấp công nhân, quyền lợi người công nhân, truyền hình địa phương;

Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cồng nhân của tồ chức Công đoàn

Việt Nam. Từ nghiên cứu các khái niệm, tác giả đưa ra một số nhận xét, quan điểm của mình với mong mốn đóng góp thêm một số ý kiến về chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên các chương trình truyền hình địa phương hiện nay.

Trong luận văn này, tác giả đã đánh giá và chỉ ra những ưu thế của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình so với các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Luận văn cũng tiến hành xem xét đặt ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương hiện nay như: Yêu cầu về nội dung, về hình thức thể hiện, về kết cấu chương trình, người dẫn chương trình, thời lượng, thời điểm phát sóng chương trình... đây là những yếu tố bắt buộc đối với cac chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nói riêng nhằm từng bước xây dựng chương trinh truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hinh một cách hợp lí, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng đông đảo bạn xem truyền hình.

Những kết quả đạt được trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w