3.3. Điều hành hoạt động của bộ phận buồng
3.3.4. Quản trị an toàn và an ninh
3.3.4.1. An toàn trong hoạt động của bộ phận phòng ngủ
* An toàn tính mạng và tài sản của khách
Khách sạn sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về tính mạng và tài sản của khách nên khách sẽ tìm kiếm một nơi an toàn để nghỉ lại. Đó là một trong những lý do quan trọng để khách chọn một cơ sở lưu trú có uy tín để lưu lại.
Thường thì tai nạn khách hay gặp trong phòng tắm, ví dụ: trường hợp bị bỏng nước nóng do nhiệt độ cài đặt quá cao, sàn nhà tắm trơn trượt do gạch lát nền hay do nước đổ trên sàn mà khách không chú ý. Các công tắc điện trong phòng ngủ phải lắp đặt hệ thống chống giật điện. Đặc biệt là đối với các khách sạn cao tầng vấn đề phòng chống hỏa hoạn làm đe dọa đến tính mạng của khách là vô cùng quan trọng.
Ở các resort ven biển hay trên núi thì việc ngăn ngừa các loại côn trùng, rắn có nọc độc vô phòng cũng rất được coi trọng để tránh rủi ro cho khách khi bị cắn.
Trong khi lưu lại khách sạn, hầu hết khách đều có tâm lý chủ quan mặc dù đã có trang bị két an toàn cho tài sản nhưng khách ít khi cất tài sản quí trong két mà để ra ngoài hoặc có cất vào két nhưng đôi khi quên khóa cửa két sắt dẫn đến việc nẩy sinh lòng tham của nhân viên hay có kẻ đột nhập từ bên ngoài. Việc mất mát tài sản của khách rất thường xuyên xảy ra, khách du lịch sẽ cảm thấy buồn phiền tiếc nuối tài sản đã mất, suy nghĩ đó ảnh hưởng đến cả chuyến đi, khách sạn phải tốn nhiều công sức, thời gian để xử lý và gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động. Do đó việc tìm ra các nguyên nhân gây ra mất an toàn cho khách quan trọng đến việc sống còn của khách sạn và tìm ra cách khắc phục là điều mà ban quản lý phải giải quyết.
*An toàn của nhân viên
Hầu hết các tai nạn là kết quả của sự bất cẩn, thiếu tập trung, nhầm lẫn và cẩu thả. Quy tắc chung nhất là: “tai nạn không tự nó xảy ra - chính con người đã gây ra nó”. Chính vì nguyên nhân này, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm hành động thật cẩn thận trong suốt quá trình làm việc để tránh xảy ra tai nạn.
Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn ở nơi làm việc là:
- Đổ
- Vỡ - ví dụ cốc vỡ tạo ra các mảnh thủy tinh nhọn dễ gây đứt tay.
- Vật cản - đồ đạc để ở hành lang hoặc cầu thang dễ làm khách vấp ngã.
- Chạm vào các đồ vật lạ.
- Sàn nhà ướt - Cửa sổ mở.
- Do chạy, đi nhanh hơn so với bình thường.
- Sử dụng máy móc chưa được hướng dẫn sử dụng.
- Đi vào các khu vực không thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình - ví dụ khu vực chứa ga, có nhiều trang thiết bị điện.
- Tay ướt mà cầm vào ổ cắm điện.
- Sử dụng những máy móc không hoạt động tốt - ví dụ: dây điện hở.
Phòng ngừa tai nạn
Điều quan trọng nhất là đừng để tai nạn xảy ra. Có thể thực hiện điều này bằng cách thật chú ý và cẩn thận trong công việc. Hơn nữa, khi tai nạn xảy ra chúng ta nên biết nơi đặt đồ sơ cứu y tế và cách sử dụng chúng.
Phòng ngừa vấp ngã:
- Nhặt ngay lập tức những thứ rơi trên sàn nhà.
- Tránh để sàn nhà quá ướt sau khi chùi - không được chạy khi không cần thiết.
- Đi loại giầy phù hợp, cẩn thận khi đi giầy cao gót.
- Khi sử dụng thang leo phải kê thang an toàn.
- Mở cửa sổ khi lau chùi chúng, không dựa vào cửa sổ khi lau chùi vì có thể mất thăng bằng ngã nhào ra ngoài.
- Báo cáo về các hư hỏng nhỏ cần bảo dưỡng vì những hư hỏng này có thể gây ra tai nạn
- Ánh sáng yếu cũng rất nguy hiểm tại vị trí cầu thang.
- Không để vật dụng ở cầu thang.
Phòng ngừa đứt tay:
- Dọn sạch mảnh cốc, chén vỡ ngay lập tức, gói chặt lại và cho vào thùng rác riêng để tránh đứt tay cho nhân viên thu gom rác.
Phòng ngừa bị điện giật:
- Không để ổ và phích cắm điện chạm vào nước.
- Không sử dụng máy hút bụi có dây điện mòn, sờn.
Phòng ngừa chấn thương cá nhân:
- Ra, vào theo đúng cửa quy định - Không được chạy nhảy, đùa giỡn.
- Không để vật ở hành lang, cầu thang, chắn lối thoát hiểm.
- Không nên mang quá nhiều vật dụng làm chắn tầm nhìn của bạn. Đừng bước khi không thấy lối đi.
- Nên cẩn thận khi sử dụng dụng cụ có cán dài vì có thể làm vỡ cửa kính hoặc chạm vào người khác.
- Không để ngỏ cửa các tủ quần áo.
- Không mang vác nặng một mình.
- Không vuốt tay trên bề mặt mà bạn không nhìn thấy phòng có mảnh kính hay đinh nhô.
- Nếu bạn gặp tai nạn, phải báo ngay cho người quản lý.
* An toàn trong sử dụng, bảo quản và pha chế hóa chất
Đối với người vận chuyển, bảo quản và sử dụng hóa chất phải được đào tạo, huấn luyện về mặt an toàn. Chú ý các điểm sau:
- Sử dụng hóa chất nơi thoáng khí - Đóng chặt nút đậy sau khi sử dụng
- Cất giữ hóa chất dễ cháy ở nơi có nhiệt độ phù hợp - Khi không sử dụng phải cất vào kho bảo quản - Trang bị bảo hộ khi pha chế, sử dụng
- Không nên gạn, sang chất tẩy rửa - Không hút thuốc khi sử dụng
- Không đốt vỏ bình xịt khi đã sử dụng hết vì có thể gây nổ.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa theo đúng hướng dẫn, không trộn hóa chất, tuân theo hướng dẫn về sự thông thoáng kho bãi.
- Dụng cụ đựng hóa chất phải có nhãn mác.
Tai nạn có thể gây ra các vết đau, vết thương, tốn kém chi phí và làm giảm thu nhập. Do đó bạn phải nắm vững các quy định pháp luật áp dụng cho các phòng ban, bộ phận cũng như toàn khách sạn. Thủ tục báo cáo về tai nạn Mọi tai nạn xảy ra cho khách hay nhân viên dù ở mức độ nào cũng phải báo cáo cho cấp trên của bạn và phải ghi vào sổ ghi chép tai nạn hoặc làm biên bản. Những thông tin cần thiết là ngày, giờ, diễn biến của tai nạn. Nhân viên và khách liên quan, người quản lý hoặc giám sát có mặt lúc đó.
*Phòng chống cháy nổ
Hỏa hoạn: Hỏa hoạn gây ra nhiều hậu quả đáng sợ. Nó có thể gay thiệt hại đến tính mạng con người.
Nguy cơ phổ biến nhất gây ra các đám cháy là: Các mẩu tàn thuốc cháy dở, các thiết bị điện hỏng hóc, quá tải, dây diện bị chập.
Các yếu tố gây hỏa hoạn:
- Nguồn nhiệt: Tia lửa điện, thuốc lá cháy dở - Không khí
- Chất cháy: Giấy bỏ, vải vóc Nếu bạn loại bỏ một trong các yếu ố trên, khả năng xảy ra cháy sẽ hạn chế, ví dụ: Bạn có thể hạn chế đám cháy bằng cách đóng cửa buồng và không để nó lây lan, việc này là ngăn cản không khí với đám cháy.
Sử dụng bình cứu hỏa Các thiết bị chữa cháy hoạt động bằng cách:
- Làm nguội chất cháy - bằng vòi, ống phun nước
- Ngăn chặn nguồn không khí - bọt, bột, chăn trùm đám cháy...
Các phương pháp chữa cháy:
- Nguyên liệu cháy là chất rắn (gỗ, giấy, vải...) - dùng nước - Thiết bi điện - bình xịt cacbonic, cắt điện
- Chất rắn/lỏng dễ cháy - bình xịt bọt
- Dầu mỡ ăn - trùm chăn Phòng ngừa hỏa hoạn
- Học thuộc cách bố trí và địa thế của khách sạn cũng như biết sử dụng: Lối thoát hiểm, bình chữa cháy, chuông báo cháy, cửa thoát hiểm và thoát khói ra ngoài.
- Không hút thuốc lá ở khu vực cấm, dập ngay các mẫu thuốc lá cháy dở - Kiểm tra thiết bị điện, báo cáo về các hư hỏng của chúng
- Không chặn cửa thoát hỏa hoạn hay để đồ chắn ngang lối thoát.
Cháy - Nguyên tắc và quy trình - Ấn chuông báo cháy
- Gọi bộ phận chữa cháy
- Giúp khách sơ tán, không sử dụng thang máy - Không được chạy vội vàng
- Kiểm tra để chắc chắn mọi người đã sơ tán, nên tập trung mọi người ở một chỗ trung tâm.
- Đóng chặt cửa chính, cửa hành lang và cửa sổ.
- Chữa cháy an toàn với trang thiết bị phù hợp.
Sơ cứu
+ Vết bỏng nhẹ và bỏng nước sôi:
- Đặt chổ bị bỏng dưới vòi nước lạnh chảy từ từ hoặc nhúng vào nước lạnh trong khoảng 10 phút hoặc đến khi vết bỏng đã dịu bớt.
- Tháo nhẫn, đồng hồ, giầy... ra khỏi chổ bị bỏng trước khi nó phồng rộp.
- Sử dụng bông, băng sạch, không có lông sơ.
- Không sử dụng bông băng có tính kết dính.
- Không dùng thuốc xoa bóp, thuốc mỡ để thoa vết bỏng.
- Không nặn vết phồng rộp hoặc can thiệp vào vết thương.
- Nhờ nhân viên y tế giúp đỡ.
+ Vết đứt nhỏ và vết trầy da:
- Rửa sạch vết thương, sát trùng và băng bó
- Nếu máu tiếp tục chảy, đặt bông vào vết thương, giữ chặt trong khoảng 20 phút.
- Nếu nghi ngại về vết thương, nhờ nhân viên y tế giúp đỡ.
+ Khó thở:
- Nới lỏng cổ áo
- Đưa cho nạn nhân một túi giấy để thở vào và hút ra nhằm ổn định hơi thở của họ.
- Nhờ nhân viên y tế giúp đỡ.