Quản trị an toàn môi trường khu vực buồng

Một phần của tài liệu Bai giang chuong3 dieu hanh hoat dong kinh doanh luu tru (Trang 66 - 69)

3.3. Điều hành hoạt động của bộ phận buồng

3.3.5. Quản trị an toàn môi trường khu vực buồng

Thống kê mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn nhựa, đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, trong đó, chủ yếu là sản phẩm từ nhựa, nhựa dùng 1 lần và túi nilon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của cộng đồng, ô nhiễm môi trường sâu và lâu, bởi phần lớn rác thải nhựa phải mất đến 1.000 năm mới phân hủy. Hiện nay, khi mà khẩu hiệu “nói không với đồ nhựa” được nhiều người hưởng ứng – xuất hiện một số khách sạn chuyển sang dùng những đồ dùng, vật dụng thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa hay túi nilon. Điều này mang lại một số ích lợi nhìn thấy như:

+ Giảm đáng kể lượng rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng ra môi trường + Tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho việc thay thế, nhất là những sản phẩn dùng 1 lần

+ Góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, chung tay giảm thiểu rác thải nhựa đến các nhân viên trong khách sạn, cộng đồng Nghề Khách Sạn và toàn xã hội – tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu khách sạn, từ đó, giữ chân khách lâu hơn.

Ngoài ra, thế hệ Millennials (còn được gọi là thế hệ Y, những người sinh ra trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2000) hiện là nguồn khách hàng chính của ngành khách sạn - nhà hàng & du lịch. Phần lớn đối tượng khách này có xu hướng ủng hộ các hoạt động thân thiện với môi trường, do đó, họ đề cao những doanh nghiệp có sự quan tâm và có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường – sẵn sàng chi thêm tiền để sử dụng dịch vụ tại nơi có những biện pháp cụ thể để bảo vệ và có trách nhiệm trong việc giảm thiệt hại của doanh nghiệp lên môi trường… Xét riêng trong môi trường khách sạn, một Tập đoàn khách sạn có tiếng tại Việt Nam cho biết, trong cả năm 2018, hệ thống khách sạn của Tập đoàn này đã phục vụ khoảng 1,1 triệu ống hút nhựa, 2,3 triệu túi nhựa, hơn 1 triệu cốc nhựa, hộp nhựa và gần 200 tấn túi nilon. Thế mới thấy, ngành khách sạn góp một phần không nhỏ vào lượng rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng thải ra môi trường. Do đó, cần có nhiều hơn những biện pháp giảm thiểu tại chỗ hữu hiệu trong bối cảnh cấp bách như hiện nay. Thực tế nhất là thay thế nhiều nhất có thể các loại vật dụng khách sạn thân thiện với môi trường. Tại các khách sạn xu hướng sống xanh cũng ngày được mở rộng ví du: xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây hoặc dùng hệ thống điện năng lượng mặt trời để chạy máy điều hòa, nước nóng... Sử dụng các thiết bị điện có dán dãn eco-green mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn thiết bị bình thường rất nhiều.

Thay thế bóng đèn tiết kiệm điện- đèn led cho tất cả các loại bóng đèn trong khách sạn để tiết kiệm điện năng tiêu thụ (mặc dù chi phí đầu tư ban đầu là khá đắt đỏ). Thay thế đồ dùng nhựa và túi nilon bằng những vật dụng thân thiện với môi trường mang lại nhiều ích lợi cho khách sạn.

Các loại vật dụng khách sạn thân thiện với môi trường

Thế nào là vật dụng thân thiện với môi trường?

Một vật dụng được đánh giá là thân thiện với môi trường nếu:

+ Có khả năng tái sử dụng nhiều lần giúp giảm thiểu lượng rác thải ra

+ Dễ xử lý hoặc tiêu hủy, phân hủy được, không tạo ra những chất độc hại gây ảnh hưởng đến an toàn môi trường

Các loại vật dụng khách sạn thân thiện với môi trường

- Đồ amenities Một bộ amenities khách sạn đầy đủ lên đến gần 20 vật dụng, toàn bộ là những đồ dùng 1 lần, phải thay mới mỗi ngày nếu có khách và sau mỗi lượt khách – chủ yếu từ nhựa và bọc ngoài bằng túi nilon. Do đó, nếu không có sản phẩm thay thế, lượng rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường là vô cùng lớn, đồng thời, khách sạn cũng phải liên tục mua bộ amenities mới. Với đồ amenities, khách sạn có thể dùng:

+ Các loại túi - hộp đựng đồ - túi đựng dao cạo, tăm bông, bàn chải, lược, xà bông, kim chỉ, chụp tóc - túi giặt là - vỏ đựng vệ sinh - đồ dùng phòng tắm dạng khô…

được chuyển sang làm bằng vải hoặc giấy tự phân hủy

+ Bàn chải đánh răng bằng nhựa được thay bằng rơm có thể phân hủy sinh học + Thay thế đồ dùng phòng tắm (đồ dùng vệ sinh cá nhân) cỡ nhỏ bằng các sản phẩm cỡ lớn, nhất là xà phòng rửa tay, dầu gội, sữa tắm… sẽ được đựng trong các bình gốm lớn có vòi xịt để cắt giảm tối đa lượng bao bì nhựa, đồng thời cũng giúp khách sạn tiết kiệm chi phí đồ tiêu hao mỗi ngày

+ Dép đi trong nhà được thay thế bằng dép vải, có thể giặt sạch - mới và tái sử dụng cho những lượt khách sau… Nhiều khách sạn chuyển sang phục vụ đồ dùng phòng tắm kích cỡ lớn thay thế loại mini size như trước đây

- Đồ phục vụ phòng khách Ngoài đồ amenities kể trên, các đồ phục vụ phòng khách khác như chai đựng nước suối, túi trà/ cà phê, túi đựng rác… cũng là đồ nhựa và túi nilon.

Vậy làm gì để bảo vệ môi trường?

+ Thay thế chai nhựa đựng nước suối bằng chai thủy tinh hoặc ly sứ có thể tái sử dụng nhiều lần + Trà/ cà phê phục vụ khách miễn phí có thể đựng trong hộp nhựa, hộp inox hay túi giấy có thể phân hủy

+ Túi đựng rác nilon được thay thế bằng túi vải hay túi nilon thân thiện với môi trường

+ Ruột chăn và ruột gối được nhồi bằng 100% vật liệu tái chế…

3.3.5.2. Rác thải tái sử dụng và không sử dụng

Rác tái chế là gì? Rác không tái chế là gì? Các loại rác thải nào thì tái chế được?

Lợi ích khi tái chế rác thải không phải ai cũng biết.

Tái chế rác thải là phương pháp xử lý rác thải hiệu quả được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người chưa thực

sự hiểu về rác tái chế cũng như những lợi ích khi tái chế rác thải. Để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề tái chế rác thải cũng như phương pháp bảo vệ môi trường hợp lý.

Rác tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế.

Chúng được phân loại và cho vào các nhà máy tái chế để tạo thành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới bán ra thị trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Các loại rác có thể tái chế được gần như đều ở dạng rắn như đồng, nhôm, inox, nhựa, sắt thép… Chúng sẽ được thu gom lại, phân loại và tiến hành tái chế theo đúng quy trình.

Rác không thể tái chế là các loại rác thải đã qua sử dụng không còn khả năng tái chế mà chỉ có thể tiến hành xử lý và đưa ra môi trường. Những loại rác này không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và vệ sinh môi trường.

Trong đời sống hàng ngày, rác thải không thể tái chế có thể dễ dàng tìm thấy như bát vỡ, sành sứ, túi nilon, hộp xốp, bóng đèn cháy… Quá trình phân hủy của rác thải không thể tái chế mất rất nhiều thời gian và có nguy cơ ô nhiễm rất lớn, do đó chúng không được khuyến khích sử dụng.

Các loại rác thải nào có thể tái chế được? Dưới đây là một vài loại rác thải có thể sử dụng để tái chế được, bạn hãy tham khảo và tiến hành phân loại rác trước khi đưa ra môi trường nhé.

• Các chai lọ, thùng chứa được làm từ nhựa

• Bao bì nhựa mềm

• Chai, lọ thủy tinh

• Phế liệu sắt thép, nhôm, bình phun

• Hộp giấy, bìa carton, giấy in, giấy viết

• Hộp đựng sữa, đựng nước trái cây

• Lá nhôm, inox,

• Nồi, xoong, chảo kim loại hỏng

• Báo, tạp chí, sách vở, bảng biển không còn khả năng sử dụng

Trong khi đó, những loại rác thải không nên cho vào thùng rác tái chế bao gồm:

• Rác thải vô cơ

• Rác thực vật

• Mảnh vỡ thủy tinh, gốm sứ

• Tã, bỉm

• Quần áo

• Rác sinh hoạt hàng ngày

Đây là lưu ý quan trọng giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong việc phân loại, xử lý rác thải.

Lợi ích của việc sử dụng rác tái chế

o Hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Bai giang chuong3 dieu hanh hoat dong kinh doanh luu tru (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)