Vị trí địa lý của dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN (HEO) NÁI SINH SẢN TẠI KHU CHĂN NUÔI BÓ TÁT (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

Dự án được thực hiện tại thôn Đon Úy, xã Tân Hương, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích đất sử dụng 136.228,9m2.

Vị trí tiếp giáp khu vực triển khai dự án như sau:

Phía Đông: Giáp đường giao thông;

Phía Tây: Giáp Núi đá;

Phía Nam: Giáp Núi đá;

Phía Bắc: Giáp Núi đá và khu đất trồng cây hang năm.

Hình 1.1.. Vị trí khu vực thực hiện dự án

Vị trí dự án

Hình 1.1. Bản đồ vị trí mặt bằng của dự án

Tọa độ các điểm mốc ranh giới của dự án (Theo tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107015’, múi chiếu 30) như sau:

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm mốc ranh giới của khu vực Dự án STT Tọa độ hệ VN 2000

STT Tọa độ hệ VN 2000 Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 2413514.964 394462.482 32 2413131.260 394231.560 2 2413482.226 394479.602 33 2413148.100 394214.070 3 2413450.755 394491.176 34 2413148.100 394201.900 4 2413441.302 394486.151 35 2413174.260 394198.560 5 2413426.160 394488.330 36 2413196.180 394213.890 6 2413418.716 394493.315 37 2413218.060 394255.170 7 2413414.342 394502.361 38 2413264.490 394262.680 8 2413413.526 394507.907 39 2413264.010 394267.300 9 2413410.160 394509.420 40 2413312.367 394254.221 10 2413373.020 394491.440 41 2413326.490 394246.790 11 2413353.550 394502.350 42 2413339.880 394244.920 12 2413323.760 394499.700 43 2413378.890 394231.780 13 2413305.700 394472.170 44 2413390.500 394216.820 14 2413295.270 394491.170 45 2413391.340 394195.190 15 2413271.000 394491.740 46 2413403.020 394184.880 16 2413234.380 394489.730 47 2413414.703 394160.000

STT Tọa độ hệ VN 2000

STT Tọa độ hệ VN 2000 Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 17 2413215.180 394495.000 48 2413423.510 394165.140 18 2413204.770 394494.860 49 2413433.123 394185.453 19 2413185.220 394499.350 50 2413407.430 394187.910 20 2413145.840 394509.400 51 2413406.330 394221.760 21 2413133.640 394599.210 52 2413415.940 394242.500 22 2413140.880 394704.600 53 2413434.870 394239.230 23 2413154.780 394703.730 54 2413441.030 394235.930 24 2413168.520 394790.460 55 24134425.970 394255.130 25 2413116.380 394768.940 56 2413442.300 3942722.330 26 2413097.500 394772.560 57 2413446.620 394304.930 27 2413081.600 394767.020 58 2413464.620 394362.120 28 2412994.300 394180.020 59 2413480.220 394361.450 29 2413032.850 394234.630 60 2413480.270 394387.6820 30 2413070.810 394253.430 61 2413486.060 394407.500 31 2413126.440 394261.960

[Nguồn: Báo cáo thuyết minh Dự án đầu tư, năm 2023]

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án a. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

Toàn bộ đất trong khu vực dự án là đất được quy hoạch dành cho nông nghiệp khác (NKH) do huyện Bắc Sơn quản lý. Khu đất với diện tích 136.228,9m2:

Bảng 1.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án STT Loại đất Ký hiệu loại đất Diện tích (m2)

1 Đất bằng hoang hóa chưa được

sử dụng BCS 284,2

2 Đất trồng cây hàng năm BHK 8.031,6

3 Đất trồng cây lâu năm CLN 99.571,1

4 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 28.342

Tổng cộng 136.228,9

(Nguồn: Bản vẽ Quy hoạch 1/500 của dự án) Trên đất dự án không có các công trình công cộng hoặc đân cư trên đất. Địa hình đất phức tạp, không có ao, hồ, suối và các đường điện cao thế đi qua. Các hộ dân nhận khoán đất trồng rừng sản xuất của Huyện trong vùng dự án không có người dân sinh sống trên đất, một số chỉ đến làm vườn và ở nơi khác. Nhà ở của các hộ chủ yếu là nhà tạm trồng vườn vì đây là đất nông nghiệp, không phải đất ở, đa số các hộ dân không đăng ký hộ khẩu thường trú trên đất.

Trong khu vực dự án phần lớn là đất trồng cây lâu năm (99.571,1m2) như: cam, quýt, bưởi,... Theo quy hoạch dự án có đất trồng cây hàng năm khoảng 8.031,6m2, tuy nhiên khu vực đất trồng cây hàng năm hiện tại đang bị bỏ hoang, người dân không trồng bất kỳ các loại cây hàng năm nào.

Hình 1.3 . Hiện trạng đất tại khu vực dự án

Diện tích khu đất cũng đã được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất năm 2023 trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trong khu đất thực hiện dự án - Hin trng giao thông

Hiện trạng giao thông có đường bê tông vào tới vị trí trí khu đất rộng khoảng 3 – 4,5m nằm ở phía đông bắc khu đất. Bên trong khu đất chỉ có các nhánh đường mòn, đường đất do dân sinh tự mở để phục vụ sản suất. Nhìn chung tuyến đường vào dự án khá thuận lợi và đảm bảo cho quá trình vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án.

- Hin trng cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho dự án được lấy từ nguồn điện 22/0,4kV của trạm biến áp khu vực thôn Don Uý.

- Hin trng h thng thông tin vin thông

- Hiện trạng thông tin liên lạc: Xung quanh bên ngoài khu vực thực hiện dự án tại xã Tân Hương có các nhà khai thác dịch vụ thông tin liên lạc chính bao gồm Tổng công ty Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông FPT và một số nhà mạng khác.

- Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc do VNPT cung cấp tín hiệu cho dân cư xung quanh khu vực nghiên cứu.

- Mạng di động: Đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực này. Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA.

- Dịch vụ truyền hình được cung cấp quảng bá, miễn phí từ Đài Truyền hình Việt nam và Đài Truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, 2 đài truyền hình trên cung cấp tín hiệu cáp có tính phí. Bên cạnh đó còn có các đài truyền hình các tỉnh lân cận.

- Hin trng cấp nước

Hiện nay trên địa bàn xã Tân Hương đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung nhưng chất lượng nước chưa đảm bảo nên người dân vẫn đang sử dụng các nguồn nước hợp vệ sinh như giếng khoan, giếng đào và các khe nước mó; các nguồn nước này tương đối đảm bảo về chất lượng và lưu lượng nên không xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

- Hin trng h thng thoát nước, qun lý cht thi rn, cht thi nguy hi + Hệ thống tiêu thoát nước mặt khu vực: Qua khảo sát, hệ thống thoát nước của xã chưa được đầu tư. Nước mưa một phần tự ngấm xuống dưới đất, một phần thoát tự nhiên theo độ dốc địa hình.

Khu vực đất tự nhiên thực hiện dự án có địa hình cao ráo, thoáng mát không bị ngập nước. Cao độ của vị trí dự án và khu vực xung quanh là gần như nhau, không có sự chênh lệch lớn, cao độ dao động từ cos +338 đến +347. Nước tập trung về các khe nước nhỏ sau đó đổ ra các suối lớn hơn, về mùa khô các khe và suối ít nước hoặc không có nước nhưng về mùa mưa nước lên và xuống rất nhanh. Do đó, địa hình dễ thoát nước mặt khi có mưa lớn hoặc lũ. Dự án sau khi san nền sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa kết nối với hiện trạng địa hình khu vực xung quanh về phía cuối trại.

+ Hiện trạng thoát nước thải: Nước thải phát sinh phần lớn thoát cùng hệ thống thoát nước mưa theo các khe suối cạn trong khu vực.

Đối với nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình được thoát bằng hình thức tự ngấm hoặc thoát tự nhiên theo độ dốc địa hình.

+ Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Khu vực xung quanh Dự án có mật độ dân cư thưa thớt, mức độ đô thị hóa không cao nên chất thải rắn chiếm lượng rất nhỏ, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Chất thải rắn trên địa bàn xã đã được tổ chức phân loại tại nguồn và được người dân tự xử lý tại chỗ.

Hiện trên địa bàn huyện Bắc Sơn có Công ty TNHH MTV dịch vụ và thương mại Phúc Lộc thực hiện thu gom chất thải sinh hoạt, khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt.

- Hiện trạng thu gom chất thải nguy hại: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có đơn vị thu gom CTNH, do vậy khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án sẽ liên hệ với các đơn vị có đủ chức năng thu gom và xử lý.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường, cụ thể là: vị trí thực hiện dự án không thực hiện trong khu dân cư tập trung; không xả nước thải vào nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; không sử dụng đất của: khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản, các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên, vùng đất ngập nước quan trọng; không có yêu cầu di dân, tái định cư.

Hình 1.4. Mối tương quan giữa vị trí thực hiện dự án với các khu vực xung quanh

V trí d án đến khu dân cư

+ Vị trí xây dựng chuồng trại cách khu dân cư gần nhất là khu dân cư thôn Bó Tát khoảng 650 km về phía Đông Bắc, cách thị trấn Bắc Sơn khoảng 19km về phía Đông Nam;

+ Dự án cách Trường Mầm non Tân Hương khoảng 3km về phía Tây Nam, cách Trường Tiểu học và THCS xã Tân Hương 1 khoảng 3,5km về phía Tây Nam.

+ Dự án cách cách UBND xã tân Hương khoảng 3km về phía Tân Nam;

V trí d án đến các tuyến giao thông

Hiện tại, Vị trí khu đất nằm cách đường Quốc Lộ 1B khoảng 19 km, có đường giao thông vào trại là đường mòn liên thôn nhỏ chủ yếu cho người dân đi bộ vào canh tác nông nghiệp và những phương tiện cơ giới phổ thông đi lại. Nhìn chung đi vào dự án khá thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án.

Vì vậy, vị trí dự án đảm bảo quy định khoảng cách từ trang trại đến đường giao thông chính tối thiểu 100 m theo quy định tại mục 2.1.2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

V trí d án đến h thng sông, sui

Trong khu vực thực hiện dự án có khe nước chảy ngầm về suối Nhất Hòa, suối chảy về đầu nguồn của sông Thương. Lòng suối rộng 3-5 m. Chế độ thủy văn của suối:

được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trùng với mùa mưa và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nước suối phục vụ cho hoạt động tưới tiêu của nhân dân trong khu vực và lưu thông dòng chảy vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn không có dòng sông nào chảy qua, nguồn nước bắt nguồn từ các núi chảy ra suối trên địa bàn các xã, thôn.

Kết lun: Vị trí dự án đảm bảo khoảng cách an toàn: “Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét theo quy định tại điểm 4, điều 5 của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, ngày ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Nhìn chung, đây là vùng có điều kiện địa lý, kinh tế xã hội thuận lợi cho việc đầu tư trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án a. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

- Phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, gắn với tiêu thụ, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi lợn theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.

- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi lợn hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi lợn địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.

- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương.

* Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

- Chăn nuôi, hợp tác đầu tư chăn nuôi heo theo phương pháp nuôi công nghiệp hiện đại và mô hình khép kín, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt.

- Dự án xây dựng một trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản tạo ra các giống lợn tốt phục vụ nhu cầu của thị trường

b. Loại hình

- Chăn nuôi lợn Nái và sản xuất giống lợn.

c. Quy mô dự án

- Dự án được thực hiện tại Đon Úy, xã Tân Hương, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích đất sử dụng 136.228,9 m².

- Quy mô chăn nuôi gồm:

Xây dựng khu trang trại chăn nuôi lợn nái với công suất 3.000 con lợn nái/năm;

100 con lợn đực giống, cung cấp thị trường 60.000 con lợn giống/năm.

d. Công nghệ và loại hình dự án

- Công nghệ của Dự án: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ chăn nuôi, hợp tác đầu tư chăn nuôi theo phương pháp nuôi công nghệ hiện đại và mô hình khép kín (được trình bày chi tiết theo mục 1.4 của chương này).

- Loại hình dự án: đầu tư mới.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN (HEO) NÁI SINH SẢN TẠI KHU CHĂN NUÔI BÓ TÁT (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(272 trang)