CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI RƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH 6 tháng đầu năm;
nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023 của UBND xã Tân Hương như sau:
2.1.2.1. Điều kiện về kinh tế
a. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới:
- Về chăn nuôi gia súc, gia cầm; công tác phòng chống bệnh cho cây trồng, vật nuôi, tình hình nuôi trồng thủy sản cơ bản ổn định: Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xảy ra lẻ tẻ một số bệnh tiêu chảy, phân xanh;
công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện; duy trì thực hiện tốt công tác thủy sản cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Tình hình thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây ăn quả trên địa bàn; công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng: Tổ chức thực hiện ra quân làm thủy lợi, xây dựng hệ thống nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, làm đường giao thông nông thôn và tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023;
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng cây phân tán, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả; công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, tập trung triển khai thực hiện chương trình trồng rừng; trồng cây phân tán theo kế hoạch, tăng cường công tác tuyền truyền về phòng cháy chữa cháy rừng.
- Công tác phòng chống thiên tai được quan tâm, theo dõi chặt chẽ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện kịp thời: Trong 6 tháng đầu năm 2023 không có thiên tai, bão, lũ xảy ra trên địa bàn xã.
- Tình hình, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Ngay từ đầu năm, UBND xã tăng cường triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 (Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/02/2023 của UBND xã về việc Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Tân Hương năm 2023). Rà soát, đăng ký các nguồn lực vốn để triển khai thực hiện Chương trình trong năm 2023. Tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ các tiêu chí nông thôn mới năm 2022 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt.
b. Hoạt động xây dựng
- Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; tiến độ và khối lượng thực hiện các công trình, dự án xây dựng: Đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn đầu tư năm 2022 như đường giao thông Nà Tấu; đường giao thông vào nhà Văn hóa thôn Đon Úy - Co Tin đã nghiệm thu công trình; Các công trình dự án chuyển tiếp:
Trường Mầm Non, Trường TH&THCS, Nhà Văn hóa, Trạm y tế xã hiện nay vẫn đang thi công xây dựng. Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 chuyển tiếp sang do xã làm chủ đầu tư cải tạo, nâng cấp Sân thể thao xã đang thực hiện; nguồn vốn đầu tư phát triển chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiệu số và
miền núi năm 2023, đường giao thông Khưa Cái-Lân Vỳ và phải Mỏ Luông hiện nay đã ban hành các Quyết định thực hiện và giao mặt bằng; đối với nguồn vốn các Chương trình MTQG và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hiện nay UBND xã vẫn đang triển khai thực hiện
- Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Trong 6 tháng đàu năm 2023, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước đạt khoảng 504 triệu đồng các sản phẩm chủ yếu gồm: Gạch ba banh; xay xát gạo, nghiền bột các loại. Các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bán các mặt hàng Bánh kẹo phục vụ cho nhu cầu của người dân. Hoạt động vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục được cải thiện, nâng cao chất lượng.
2.1.2.2. Điều kiện về xã hội a. Giáo dục và đào tạo
Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố, đáp ứng nhu cầu học tập, duy trì tốt các hoạt động dạy và học, đặc biệt là ngay sau nghỉ Tết Nguyên đán; hoàn thành sơ kết học kỳ I, tổ chức ôn tập và thi cuối năm học 2022 - 2023; Trường Tiểu học và THCS đề xuất lựa chọn danh mục sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 theo đúng quy định. Các đơn vị trường học thực hiện tốt các chế độ chính sách cho học sinh theo quy định. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán; Nghiêm túc thực hiện các nội dung: đảm bảo an toàn giao thông; không có các hành vi gây cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng; không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Đặc biệt, không tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các loại.
b. Văn hóa – Thông tin, thể thao
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung về phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 tới người dân;
tuyên truyền, tổ chức các hoạt động Mừng Đảng - Mừng xuân Quý Mão năm 2023;
Tuyên truyền về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân năm 2023; tuyên truyền về kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng CSVN (03/02) và đón tết Nguyên đán Quý mão năm 2023; tuyên truyền kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội cứu quốc quân I (23/02/1941-23/02/2023);….
c. Y tế
Thực hiện tốt công tác Y tế - Dân số, duy trì thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ vùng dịch để theo dõi, điều tra và báo cáo theo quy định. Tăng cường công
tác tuyên truyền, kiểm tra về việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quản lý hành nghề dược tư nhân.
Tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện các giải pháp, phương án thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả trên địa bàn; công tác triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn xã (tính đến ngày 10/5/2023) được duy trì thực hiện hiểu quả
* Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Những tác động tích cực:
Trang trại chăn nuôi lợn (heo) nái sinh sản tại Khu chăn nuôi Bó Tát đi vào hoạt động có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng cho khu vực:
+ Góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi của địa phương, làm điển hình cho phát triển kinh tế trạng trại, thay đổi thói quen canh tác và nuôi trồng kiểu cũ kém hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn.
+ Cung cấp nguồn con giống sạch chất cao cho trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
+ Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Chủ đầu tư và đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương và Nhà nước thông qua các khoản thuế.
+ Dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho người lao động và việc làm ổn định.
+ Khi dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương
Khu vực xây dựng trạng trại có vị trí địa lý, địa hình, địa chất và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp để xây dưng trang trại chăn nuôi lợn cụ thể:
+ Xa khu dân cư tập trung, thoáng mát, đảm bảo yêu về vệ sinh và khoảng cách trong chăn nuôi. Do vậy hoạt động chăn nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực dự án;
+ Xung quanh dự án là đồi núi nên ngăn cản được sự phát tán mùi ra môi trường bên ngoài;
+ Giao thông khá thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và giao dịch.
+ Nguồn nước ngầm, nước mặt phong phú dễ dàng cấp nước trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt.
+ Địa chất công trình ổn định, có cường độ chịu tải tốt, phù hợp với các hạng mục công trình xây dựng của dự án.
+ Khu đất dự án đã được thỏa thuận đền bù đất trồng cây lâu năm và hàng năm do vậy công tác giải phóng mặt bằng khá thuận lợi.
+ Xung quanh khu vực thực hiện dự án các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm
chủ yếu là chăn nuôi cá thể, nhỏ lẻ không có các trạng trại lớn; Do vậy tác động tổng hợp và nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi tại khu vực không lớn; khả năng tiếp nhận nước thải khá lớn.
- Những tác động tiêu cực:
+ Tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án.
+ Làm thay đổi các tác động trực tiếp tới chất lượng nước các thủy vực, hàm lượng các chất lơ lửng và chất hữu cơ trong thủy vực tăng.
+ Gây ô nhiễm môi trường trong khu vực trang trại nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các chất thải phát sinh từ chăn nuôi.
2.1.2.3. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án
* Nguồn tiếp nhận nước thải
+ Giai đoạn thi công xây dựng của dự án: Trong giai đoạn này nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước rửa xe, vệ sinh máy móc thiết bị, nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt dự án.
+ Giai đoạn hoạt động của dự án: Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm việc trong phạm vi dự án và khu dân cư xã Tân Hương, nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt dự án.
Nguồn tiếp nhận nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án và khi dự án được đưa vào hoạt động là suối cạnh dự án. Đây là dòng suối tiêu thoát nước và cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn, không phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Do vậy, nước thải của dự án sau khi xử lý phải đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT (Cột B) và QCVN 01- 195:2022/BNNPTNT.
* Đặc điểm chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận
Gần khu vực dự án khoảng 2km có suối nhỏ của khu vực. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn không có sông, chỉ có các suối nhỏ. Các con suối trên địa bàn có độ rộng trung bình từ 3 – 5m. Chế độ dòng chảy suối trên địa bàn được chia thành 2 mùa rõ rệt:
mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trùng với mùa mưa và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc điểm dòng chảy của suối về mùa mưa có lưu lượng và vận tốc dòng chảy lớn. Lưu lượng suối có mức từ vài chục đến 100m3/s. Vận tốc dòng chảy khoảng 0,8 m2/s. Mực nước cao nhất đạt 5,49m.
Mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mực nước trung bình mùa cạn từ 0,6m- 0,8m. Lưu lượng suối khoảng 10 – 15 m3/s, vận tốc dòng chảy 0,25m2/s. Suối trên địa bàn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp quan trọng, tiêu thoát lũ.
Khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và nước thải đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT và QCVN 01- 195:2022/BNNPTNT. Toàn bộ lượng nước thải được tuần hoàn sử dụng.