3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án liên quan đến chất thải
A. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu đối với nước thải a1. Đối với nước thải sinh hoạt
- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân trong khu vực lân cận, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công.
- Quy định nội quy sinh hoạt tại công trường, nghiêm cấm cán bộ công nhân viên phóng uế bừa bãi.
Đối với nước thải sinh hoạt từ khu vực lán trại công nhân và trên công trường, để đảm bảo vệ sinh môi trường trong giai đoạn xây dựng Chủ đầu tư sẽ xây dựng 04 bể tự hoại tại các khu vực của dự án như bảng sau:
Bảng 3.21. Tổng hợp bể tự hoại sẽ được xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án
Tên bể Quy mô Kết cấu Kích thước
Bể tự hoại đặt ngầm khu vực xây dựng nhà
nhà kỹ thuật
01 bể dung tích 12 m3
Đáy lót đã đầm chặt, bê tông M350, thành bể xây gạch đỏ đặc vữa xây M150, tường bể bên trong được đánh bóng bằng xi măng
DxRxH = 3,0x2,0x2,0m Bể tự hoại đặt
ngầm khu vực xây dựng Nhà
bảo vệ
01 bể dung tích 4 m3
Đáy lót đã đầm chặt, bê tông M350, thành bể xây gạch đỏ đặc vữa xây M150, tường bể bên trong được đánh bóng bằng xi măng
DxRxH = 2,0x2,0x1,0m Bể tự hoại đặt
ngầm khu vực xây dựng Nhà ở công nhân+
nhà ăn
02 bể, mỗi bể có dung tích
12 m3
Đáy lót đã đầm chặt, bê tông M350, thành bể xây gạch đỏ đặc vữa xây M150, tường bể bên trong được đánh bóng bằng xi măng
DxRxH = 3,0x2,0x2,0m
Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn
+ Thuyết minh quy trình vận hành: Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất có vai trò làm ngăn chứa, lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ có các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axit sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metan sẽ là chủ yếu. Bể tự hoại cho phép tăng cường thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý giảm. Ngăn thứ 2 có chức năng lắng và phân hủy sinh học. Ngăn cuối cùng là ngăn lắng bậc 3, tại ngăn này không có vật liệu lọc mà các chất cặn lắng còn lại sẽ được tự làm sạch và ngăn cặn lắng trôi theo nước ra ngoài. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sẽ định kỳ được đơn vị có chức năng đến nạo hút và đem đi xử lý theo quy định.
Với lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 4 m3/ngày.đêm, lượng nước thải có thể lưu chứa trong các bể tự hoại là khoảng 01 tuần. Như vậy, định kỳ 01 tuần, đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt sẽ đến, nạo hút và đem đi xử lý theo quy định.
Quy trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng
Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại 3 ngăn → Định kỳ thuê đơn vị có chức năng nạo hút, xử lý theo quy định
- Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình vận hành bể tự hoại 03 ngăn: Không.
Kinh phí thực hiện: Trong gói thầu thi công xây dựng.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
a2. Đối với nước thải thi công xây dựng
Lượng nước thải này phát sinh không lớn (khoảng 2 m3/ngày.đêm đối với nước bảo dưỡng bê tông), tuy nhiên để đảm bảo hoạt động bảo vệ môi trường thì đơn vị thi công xây dựng sẽ xây dựng 01 hố lắng có thể tích 4 m3 (kích thước bể lắng DxRxH = 2,0x2,0x1,0m).
Nước từ việc bảo dưỡng bê tông, rửa trôi vật liệu được thu gom xuống hố lắng cặn và tái sử dụng hoặc lắng cặn sau đó thải ra hệ thống thu gom của khu vực (nếu trong trường hợp có nước mưa chảy tràn).
Hình 3.3. Sơ đồ hố thu nước bảo dưỡng bê tông, rửa trôi vật liệu Kinh phí thực hiện: Trong gói thầu thi công xây dựng.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
B. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đối với bụi, khí thải b1. Đối với bụi, khí thải từ quá trình san nền, đào đắp
Giảm thiểu bụi trong quá trình san nền, đào đắp
- Thực hiện san lấp từng phần theo hoạch định thi công nhằm giảm thiểu bụi do gió thổi ở những nơi san lấp mà chưa thi công;
- Tiến hành làm ẩm mặt đất trước khi sử dụng bốc, xúc đất và chuyển đất đá vào để giảm phát tán bụi (trong điều kiện thời tiết bình thường thì 01 lần/ngày, trong điều kiện thời tiết hanh khô thì 02 lần/ngày);
- Thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tốc độ di chuyển trong khu vực công trường vừa để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực và giảm được lượng bụi cuốn theo. Tốc độ lưu thông tối đa trong khu vực nội bộ không vượt quá 5 km/h. Đặt biển báo hiệu công trường đang thi công và cử người hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực công trường đang thi công đảm bảo an toàn;
- Thường xuyên thu gom phế thải xây dựng vào đúng nơi quy định để tránh phát sinh bụi ra môi trường xung quanh. Hằng ngày tổ chức vệ sinh công nghiệp trên công trường vào cuối giờ làm việc, bảo đảm cho công trường luôn được gọn sạch.
Giảm thiểu khí thải từ các phương tiện tham gia thi công
- Sử dụng xăng dầu đúng QCVN hiện hành để đảm bảo tiêu chuẩn phát thải trong
quá trình tham gia thi công;
- Tất cả các thiết bị ngoài hiện trường sẽ được kiểm tra định kỳ 03 tháng/lần và thực hiện những sửa chữa cần thiết để đảm bảo về độ an toàn cho các phương tiện tham gia thi công theo tiêu chuẩn, chứng nhận an toàn kĩ thuật môi trường;
- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công, giảm phát thải cộng hưởng trong cùng thời gian.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b2. Đối với bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của các phương tiện vận tải
- Tất cả các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (đất, cát, xi măng, đá…) sẽ được phủ kín thùng xe để ngăn ngừa phát tán bụi vào môi trường. Đối với các loại nguyên liệu lỏng sẽ được lưu chứa trong các phuy thùng và được kiểm tra cẩn thận khi bốc dỡ cũng như vận chuyển;
- Bụi phát sinh trong quá trình xây dựng sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất bằng các giải pháp như: tưới ẩm dọc theo các tuyến đường vận chuyển đất, đá thải và vật liệu xây dựng 02 lần/ngày trong phạm vi 500m từ vị trí dự án;
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để giảm quãng đường vận chuyển, giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn giao thông;
- Vận chuyển nguyên vật liệu đúng như kế hoạch thi công, tránh tập trung khối lượng nguyên vật liệu quá lớn cùng lúc;
- Trong trường hợp đất cát bị lôi kéo, rơi vãi xuống đường giao thông do xe vận chuyển vật tư, Chủ đầu tư có các quy định yêu cầu đơn vị thi công thực hiện thu gom quét dọn sạch sẽ với biện pháp thu gom như sau:
+ Ngay khi phát hiện hoặc có thông báo đất cát bị rơi vãi trên đường, nếu gần khu vực dự án sẽ cử ngay đội vệ sinh (2 ÷ 4 người) đang làm việc cho công trình đến thu gom. Lượng đất bị rơi vãi sẽ được thu gom và đổ bỏ tại vị trí đúng theo quy định.
+ Đặt biển báo tại khu vực quét dọn giúp người lưu thông giảm tốc độ, tránh xảy ra tai nạn;
- Cam kết xe vận chuyển chuyên chở đúng trọng tải và có che phủ bạt để tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
- Thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tốc độ di chuyển trong khu vực công trường vừa để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực và giảm được lượng bụi cuốn theo xe. Tốc độ lưu thông tối đa trong khu vực nội bộ không vượt quá 5 km/h. Đặt biển báo hiệu công trường đang thi công và cử người hướng dẫn các phương tiện tham gia
giao thông đi qua khu vực công trường đang thi công đảm bảo an toàn.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b3. Đối với bụi, khí thải phát sinh do tập kết nguyên vật liệu hoạt động xây dựng
- Để hạn chế bụi tại khu vực công trường xây dựng, Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công để có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
- Che chắn các nguyên vật liệu chưa thi công bằng cách phủ bạt, hoặc khu vực ít ảnh hưởng bởi mưa, gió;
- Tập kết nguyên vật liệu, vật tư vào thời gian thích hợp, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và các hoạt động trên công trường.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b4. Đối với bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy móc thi công xây dựng tại công trường khu vực dự án
- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ các phương tiện và thiết bị thi công;
- Không sử dụng các phương tiện, thiết bị (xe, máy thi công quá cũ) đã quá thời gian đăng kiểm hoặc không được các trạm Đăng kiểm cấp phép do lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
- Các phương tiện, thiết bị phải tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn và lịch bảo dưỡng để giảm ô nhiễm không khí;
- Sử dụng xăng dầu của các nhà cung cấp có uy tín, không sử dụng xăng dầu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật;
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b5. Đối với khí thải từ quá trình hàn cắt kim loại
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp tham gia hàn: kính hàn, găng tay, mũ và quần áo bảo hộ lao động.
- Yêu cầu công nhân hàn chấp hành đúng nội quy công trường về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Sử dụng các loại que hàn theo đúng quy định và mục đích sử dụng.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực thi công Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b6. Đối với mùi và hơi dung môi từ quá trình sơn phủ công trình
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp tham gia sơn: kính, găng tay, mũ, khẩu trang và quần áo bảo hộ lao động.
- Yêu cầu công nhân chấp hành đúng nội quy công trường về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực thi công Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
b7. Đối với mùi từ rác thải sinh hoạt của công nhân
- Nghiêm túc chấp hành các nội quy về sinh hoạt cộng đồng, không để rác thải bừa bãi trong khu vực thi công xây dựng dự án;
- Thường xuyên thu gom CTR sinh hoạt về đúng nơi lưu giữ;
- Bố trí vị trí lưu giữ CTR sinh hoạt xa khu vực thi công, sinh hoạt của CBCNV trong giai đoạn thi công xây dựng dự án;
- Thùng chứa rác thải được đậy kín, tránh phát tán mùi hôi;
- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức của CBCNV tham gia thi công xây dựng về giữ gìn vệ sinh môi trường sống;
- Định kỳ thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định.
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực thi công Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
C. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đối với chất thải rắn c1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Chủ dự án sử dụng thùng rác chuyên dụng dung tích 120 lít có nắp đậy để thu gom CTR sinh hoạt: 06 tại các khu vực thi công xây dựng của dự án.
Chủ dự án sẽ bố trí 01 kho lưu giữ CTR sinh hoạt tạm thời diện tích khoảng 15m2. CTR sinh hoạt sẽ được phân loại ngay tại nguồn:
- CTR sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: sẽ được tái sử dụng hoặc bán phế liệu đối với chất thải có khả năng tái chế;
- Các chất thải không tái sử dụng, tái chế: sẽ được Chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Do điều kiện vận chuyển tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc thu gom sẽ dự kiến tần suất 01 tuần/lần.
- Bên cạnh đó Chủ dự án yêu cầu nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp:
+ Lập nội quy tại công trường, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi người công nhân lao động;
+ Tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh của công nhân xây dựng, tránh
việc vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh và mỹ quan;
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt từ các công trường được thu gom, vận chuyển, lưu giữ đúng quy định, việc vận chuyển do tổ vệ sinh thực hiện hàng ngày.
- Quy định áp dụng: Tuân thủ tuyệt đối các quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TTBTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định 13/2023/QĐ-UBND Ban hành quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt
Đánh giá tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: Khu vực thi công Dự án.
Thời gian áp dụng: Giai đoạn thi công xây dựng.
c2. Đối với chất thải rắn thông thường Đối với chất thải rắn xây dựng
- Trong quá trình thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như đất cát rơi vãi trên bề mặt đường giao thông, sắt, thép phế thải, gỗ, gạch đá vụn, bao bì, chai, lọ…
những chất thải này gây cản trở trong xây dựng, đi lại và làm mất an toàn trong thi công.
Để giảm thiểu tác động, Chủ dự án thực hiện quản lý chất thải rắn theo đúng quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP về quản lý chất thải, cụ thể như sau:
- Toàn bộ đất bóc bề mặt thi công đường giao thông được tận dụng để san lấp mặt bằng, trồng cây xanh.
- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu, giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý, giám sát công trình, yêu cầu đơn vị thi công dọn dẹp bụi rơi vãi trong quá trình thi công.
- Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư có thể tận dụng cho việc san lấp mặt bằng.
- Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẩu sắt thép dư thừa,… được bán cho đơn vị thu mua.
- Che chắn các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng nhằm hạn chế Chất thải rắn
sinh hoạt Phân loại
CTR tái sử dụng, tái chế
CTR không tái sử dụng, tái chế
Đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định Tái sử dụng hoặc Bán
cho đơn vị thu mua