Biện pháp tổ chức thi công

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN (HEO) NÁI SINH SẢN TẠI KHU CHĂN NUÔI BÓ TÁT (Trang 93 - 99)

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

- Hiện trạng dự án đất trống cây bụi cần san nền để xây dựng dự án. Ngoài ra, trước khi thi công cần phải xem xét, kiểm tra để đảm bảo thuận tiện cho các yêu cầu về cấp thoát nước, cấp điện.

- Xác định vị trí định vị các hạng mục công trình theo hồ sơ thiết kế thi công do đơn vị tư vấn lập.

- Tổ chức tổng mặt bằng thi công sao cho thật hợp lý.

- Bãi vật liệu được tính toán đủ diện tích để có thể chứa các vật liệu, đủ điều kiện về độ ẩm để đảm bảo công việc tiến hành liên tục và đồng nhất.

- Kho vật liệu được tính toán chuẩn bị vật liệu với số lượng sao cho lúc nào cũng có sẵn đủ số vật liệu để đủ cho công tác thi công công trình.

- Điện phục vụ thi công chủ đầu tư sẽ chủ động phối hợp với nhà thầu liên hệ với chi nhánh điện của địa phương để hợp đồng đấu nối nguồn điện 3 pha để phục vụ cho thi công và để sử dụng lâu dài cho trang trại sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

1.5.2. Bin pháp thi công và lắp đặt các hng mc công trình

Quá trình xây dựng dự án sẽ bao gồm các công đoạn và được tóm tắt qua sơ đồ khối sau:

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ thi công xây dựng dự án

Trình tự thi công các hạng mục công trình được trình bày theo sơ đồ sau:

Bảng 1.17. Trình tự và biện pháp thi công

TT Trình tự thi công Biện pháp thi công

1 Phát quang thảm thực vật Thực hiện thủ công, kết hợp cơ giới hóa.

2 Đào đắp móng, đào hồ - Tổ chức thi công xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới.

- Có lực lượng công nhân hỗ trợ tạo mặt bằng ban đầu cho máy ủi làm việc; Sử dụng các thiếtbị máy móc xây dựng cơ giới.

3 Xây dựng các công trình chuồng trại chăn nuôi và các hạng mục công trình phụ trợ 4 Lắp đặt các trang thiết bị phục vụ hoạt động

chăn nuôi

5 Thi công lắp đặt hệ thống điện, nước

6

Hoàn thiện công trình, hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng bể biogas, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và mương rãnh thoát nước thải chăn nuôi

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi.

- San nền, đào móng, đào hồ: Giai đoạn này cần nhiều công nhân để thực hiện làm các công việc như đào móng (bằng máy xúc và bằng các dụng cụ lao động phổ thông như cuốc, xẻng) chuẩn bị cho xây dựng trại.

Phương án san nền của dự án áp dụng biện pháp đào đắp cục bộ trên mặt bằng các công trình xây dựng, hạn chế đào đắp tại các khu vực cách ly, trồng cây xanh. Tận dụng tối đa lượng đất đào ra để san lấp mặt bằng.

- Xây dựng cơ bản: Gồm các hoạt động như xây móng, đổ bê tông trụ, xây tường và xây dựng hệ thống chuồng nuôi và các công trình khác. Cùng với giai đoạn xây dựng cơ bản sẽ có hoạt động như phối trộn nguyên vật liệu,… Các loại nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn này gồm xi măng, cát, gạch, đá, thép…

- Hoàn thiện công trình: Quá trình này bao gồm quét vôi, sơn tường, lắp ráp xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thông gió, làm mát và quá trình thu gom các chất thải, quét dọn mặt bằng, công trình cây xanh.

* Công tác chuẩn bị thi công

- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý phục vụ cho việc triển khai thực hiện thi công công trình, hồ sơ thiết kế, hồ sơ cắm mốc ranh giới xây dựng của dự án;

- Lập sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể, mặt bằng tổ chức thi công tại hiện trường gồm: Đường vào, đường ra, khu văn phòng – quản lý, bãi chứa vật liệu, nhà kho, làm đường công vụ (nếu có)...;

- Phối hợp với UBND xã cắm mốc ranh giới rõ ràng

- Ký hợp đồng kinh tế với các Nhà thầu thi công xây dựng; Nhà thầu Tư vấn giám sát... để tổ chức thực hiện dự án bảo đảm chất lượng và tiến độ;

- Kiểm tra, thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu được sử dụng trong công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

* Tổ chức thi công ngoài hiện trường

- Ban chỉ huy khu vực thi công: Gồm có cán bộ của nhà thầu và các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.

- Chỉ huy trưởng khu vực thi công: Đại diện cho nhà thầu ở khu vực thi công, có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án - điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công.

- Bộ phận vật tư: Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Cán bộ quản lý cần có kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách, chịu trách nhiệm tổng thể. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như: thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật v.v...

thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình. Ngoài ra còn có các kỹ thuật viên phụ trách chi tiết công việc.

- Đội ngũ công nhân: Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: các đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ cốp pha, thợ xây, thợ điện, thợ nước... Trong mỗi giai đoạn, công nhân sẽ được điều đến khu vực thi công để kịp tiến độ thi công.

* Phương án bố trí mặt bằng, tổ chức thi công

- Căn cứ vào phương án tổng mặt bằng dự án đã được lựa chọn, tiến trình thực hiện, mặt bằng tổ chức thi công được phân ra thành các khu chức năng và bố trí theo phương án sau:

- Khu điều hành làm việc của Ban QLDA, chuyên gia, các tổ chức tư vấn nằm trong khu đất phía Tây Bắc mặt bằng nơi dự kiến xây dựng khu hành chính điều hành.

Trong giai đoạn đầu xây dựng nhà làm việc tạm quy mô nhỏ, sau khi xây dựng xong các hạng mục công trình khu hành chính sẽ sử dụng ngay các hạng mục công trình này làm nhà làm việc của Ban QLDA, chuyên gia, các tổ chức tư vấn.

- Đường thi công: Đường thi công trong mặt bằng dự án sẽ được thiết kế, thi công ngay. Mạng đường thi công sẽ bám theo trục mạng đường giao thông nội bộ và sau khi thi công xong sẽ hoàn thiện đường nội bộ theo thiết kế đã định.

- Đường vận tải ngoài dự án phục vụ vận chuyển vật tư, thiết bị và phương tiện thiết bị thi công của các nhà thầu sẽ dựa vào các tuyến giao thông bộ hiện có trong khu vực.

- Điện thi công: được cung cấp từ tuyến điện hiện có tại khu vực. Đường dây, các trạm điện thi công sẽ được Chủ đầu tư cho thực hiện xây dựng sớm.

Đường nước thi công: Sử dụng nguồn nước giếng khoan tại khu vực dự án. Trước khi sử dụng, chủ đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để được phép đưa vào khai thác và sử dụng.

* Bố trí thiết bị, công xưởng phục vụ, lao động kỹ thuật thi công công trình Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kết cấu các hạng mục công trình, giải pháp xử lý nền móng và tiến độ thi công công trình, các nhà thầu xây lắp phải có đủ các phương tiện thiết bị, máy thi công chính cần thiết như:

- Thiết bị phương tiện phục vụ công tác vận chuyển vật tư, thiết bị: cần cẩu bốc dỡ, xe tải vận chuyển....

- Thiết bị, máy phục vụ công tác nền móng: máy xúc, máy ủi, máy đầm...

- Thiết bị, máy phục vụ công tác bê tông, xây trát: đầm dùi, đầm bàn, cốp pha thép, cốp pha trượt, giàn giáo kim loại…

- Thiết bị, máy phục vụ công tác gia công cốt thép, kết cấu thép: máy cắt, máy uốn, máy hàn,...

- Thiết bị, máy phục vụ công tác lắp kết cấu thép, thiết bị: cần cẩu tự hành,…

* Lao động kỹ thuật

Công trình thực hiện thi công bao gồm các hạng mục công trình khác nhau có khẩu độ và chiều cao trung bình, điển hình, sử dụng các kết cấu bê tông và kết cấu thép, có thiết bị kích thước, tải trọng. Vì vậy đòi hỏi các nhà thầu tham gia xây dựng phải có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có trình độ kỹ thuật và phải bố trí đủ nhân lực theo tiến độ thi công.

Đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề bao gồm các nhóm thợ sau:

- Thợ hàn.

- Thợ gia công, tổ hợp kết cấu thép.

- Thợ vận hành máy: trạm trộn, phương tiện vận tải, máy hàn, máy cắt,....

- Thợ lắp thiết bị, kết cấu thép.

* Biện pháp thi công kè taluy

- Thực hiện thi công kè taluy theo phương án được duyệt.

- Sau khi tạo mái taluy cần trồng cỏ trực tiếp trên mái taluy.

* Biện pháp thi công nền móng

- Biện pháp thi công móng: Trước khi tiến hành thi công cần lập quy trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế, chuẩn bị mặt bằng thi công, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục công trình.

- Nền: Thi công và nghiệm thu công tác nền móng phải tuân thủ yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn hiện hành.

* Biện pháp thi công kết cấu thép

Công tác gia công, lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép phải tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành.

- Căn cứ vào thiết kế chi tiết, lập quy trình công nghệ cụ thể cho việc gia công các chi tiết cột, dầm kèo, các hệ giằng ...

- Hợp các khung theo mặt phẳng trên sàn phóng dạng, kiểm tra các thông số hình học, tu sửa các sai số.

- Hàn tổ hợp theo quy trình hàn chống co ngót biến dạng.

- Lắp dựng:

+ Trước khi lắp dựng cần lập biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công: Trình tự lắp,

bố trí mặt bằng xếp, tổ hợp cấu kiện, chọn thiết bị cẩu lắp và tuyến di chuyển.

+ Lắp đặt hệ khung cột, giằng gian đầu hồi và các gian có hệ giằng đứng cột trước, sử dụng các chi tiết neo giữ, điều chỉnh cột, hàn, bắt bu lông tạo khung cứng ổn định. Sử dụng cần trục tự hành lắp theo hai tuyến.

+ Tiến hành lắp cột giằng các gian tiếp theo theo tuyến lắp dựng. Kiểm tra điều chỉnh tất cả các cột đã lắp đúng yêu cầu thiết kế. Thực hiện các bước tiếp theo quy trình lắp.

* An toàn lao động

- Đặc biệt cần quan tâm đến công tác an toàn trong các lĩnh vực sử dụng thiết bị điện, trong công tác lắp dựng kết cấu thép.

- Trên công trường, các khu vực thi công nguy hiểm phải được rào chắn, có đầy đủ biển báo. Các khu vực thi công, đường giao thông phải được chiếu sáng ban đêm.

1.5.3. Bin pháp an toàn trong thi công

- Tổ chức tốt công việc thiết kế thi công: Khảo sát hiện trường chi tiết; Thi công theo thiết kế và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

- Đảm bảo chất lượng thiết bị và kỹ thuật lắp đặt: Lựa chọn thiết bị đúng yêu cầu hồ sơ kỹ thuật; Sử dụng thiết bị của các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao; Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm tra chất lượng; Lắp đặt, vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật;

- Đảm bảo chất lượng phần thi công lắp đặt: Vật tư sử dụng trong công trình đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hồ sơ; Áp dụng các quy chuẩn tiên tiến trong công tác chế tạo lắp đặt; Có cán bộ chuyên trách giám sát chất lượng thi công;

- Tổ chức công tác giám sát: Giám sát chặt chẽ trong quá trình thiết kế thi công, đảm bảo độ chính xác, tính khả thi cao phù hợp với kiến trúc công trình; Giám sát kỹ thuật lắp đặt tại hiện trường; Giám sát quá trình chạy thử;

- Tổ chức nhân sự: Sử dụng đội ngũ quản lý và kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm trong việc thi công lắp đặt thực tế; Công nhân thi công công trình có tay nghề cao, có kỷ luật.

1.5.4. Gii pháp kiến trúc

- Giải pháp tổ chức mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng của công trình, dây truyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính khoa học và tiết kiệm đất.

- Bố cục kiến trúc phải đảm bảo các yếu tố về phòng, chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách an toàn môi trường.

- Thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình bao gồm: cấp điện, nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc…

- Quy hoạch đồng bộ hệ thống các hạng mục phụ trợ, đảm bảo sự hoạt động

thường xuyên liên tục của công trình.

1.5.5. Phương án vật liu xây dng công trình

- Ưu tiên và tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương, như cát đen xây trát, đá dăm các loại,...

- Xi măng: Sử dụng xi măng PC30, PC40 và ưu tiên sử dụng xi măng địa phương.

- Gạch xây: đảm bảo đạt cường độ, có nguồn gốc xuất xứ cụ thể, ưu tiên sử dụng gạch địa phương có chất lượng tốt (để giảm chi phí vận chuyển).

- Thép xây dựng: Sử dụng thép đạt tiêu chuẩn, gồm các loại CT3, CT5 và có nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận chất lượng sản phẩm xuất xưởng,...

- Các loại vật liệu khác: Kính, alu, gạch ốp lát, sơn, vật liệu điện, vật liệu cấp thoát nước,... sử dụng loại có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN (HEO) NÁI SINH SẢN TẠI KHU CHĂN NUÔI BÓ TÁT (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(272 trang)