CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình trại khép kín, quy mô lớn với công suất 3.000 heo nái/năm; 100 con lợn đực/năm và khoảng 60.000 lợn con cãi sữa/năm.
- Nguồn cung cấp: Chủ dự án nhập lợn con từ các đơn vị hợp tác chăn nuôi;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Chủ dự án chịu trách nhiệm chính trong chăn nuôi và chi trả mọi chi phí: con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, lương chuyên gia, bác sĩ thú y, lương công nhân…;
- Nuôi heo với hình thức công nghiệp: thao tác cho ăn, uống nước được tự động hóa toàn bộ;
- Chuồng trại: công nghệ được áp dụng tại dự án là công nghệ trại khép kín. Đây là loại hình chăn nuôi lợn tập trung. Trại nuôi lợn theo mô hình khép kín, có tường che
kín xung quanh, với hệ thống các tấm làm mát được bố trí phía đầu trại và hệ thống quạt hút không khí từ bên trong để thổi khí ra bên ngoài, được gắn cuối mỗi chuồng nuôi.
Nước uống và thức ăn được phân phối tự động đến từng ô chuồng,…
1.4.1. Quy trình chăn nuôi tại dự án
Hình 1.5. Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn theo công khép kín Thuyết minh quy trình công nghệ chăn nuôi lợn
* Cơ cấu đàn giống
- Nái giống sinh sản: 3.000 con - Hậu bị thay đàn: 300 con - Lợn đực: 100 con
- Mỗi năm bình quân sinh sản ra khoảng 60.000 con giống/năm.
1.4.1. Chăn nuôi lợn nái
Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
Chuồng nuôi lợn nái được thiết kế dạng chuồng sàn, lợn nái được bố trí ở trên sàn, sử dụng tấm đan bằng bê tông và tấm đan bằng nhựa. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Thức ăn rơi vãi, nước tiểu lợn và phân lợn sẽ rơi xuống nền chuồng và rãnh thoát. Phân sau khi rơi xuống sàn được công nhân thu gom liên tục. Tại rãnh thoát nước, lượng nước tiểu lợn sẽ được định kỳ xịt rửa và đưa nước thải vào khu vực xử lý.
Trong các chuồng luôn luôn được chiếu sáng bằng các ống đèn tuýp, ở các chuồng nuôi lợn con được thay bằng các đèn sưởi ấm. Nhiệt độ trong chuồng tốt nhất là vào khoảng 26- 28°C (lợn mẹ), 32°C (lợn mới sinh được 2-3 ngày sau đó ổn định 28°C), độ ẩm 60-65%, tốc độ gió 0,2-0,3m/s, để duy trì được nhiệt độ này thì trong mỗi chuồng đều có các hệ thống làm mát tự động bằng các tấm lạnh và hệ thống quạt hút.
Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn.
Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10- 15 con.
* Chọn lọc
Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe. Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra và loại bỏ.
TT Bộ phận Ưu điểm
1 Đặc điểm giống, thể chất, lông da
Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.
2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép.
3 Lưng sườn và bụng Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.
4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn.
5 Bốn chân
Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.
6 Vú và bộ phận sinh dục
Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.
Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý
đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).
* Dinh dưỡng
- Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 ÷ 90 kg sẽ cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con. Khi đạt 70 ÷ 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này.
Trước khi cho lợn ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine,... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: buồng trứng không hoàn chỉnh.
* Điều kiện kỹ thuật
- Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.
- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.
- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 810giờ.
- Cho lợn hậu bị tiếp xúc với lợn đực vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn lọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 1015 phút mỗi ngày.
- Tuổi phối giống là 7,58 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 2022 mm, trọng lượng là 120130 kg.
* Công tác thú y
- Chương trình tiêm phòng đầu tiên là 3 bệnh của lợn: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn lợn rồi mới đến các bệnh khác.
- Trước khi phối giống 2-3 tuần cần phải thực hiện chương trình tiêm vaccine.
Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, lở mồm long móng, giả dại, parvovirus. Ngoài ra, đàn lợn còn có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2.
- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin
- Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh theo đúng quy định, tránh tồn dư kháng sinh theo thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây hiện tượng nhờn thuốc.
1.4.2. Quy trình chăn nuôi lợn nái sau đẻ
- Khi lợn con đẻ ra, chậm nhất sau 2 giờ phải cho bú sữa đầu. Nhằm mục đích để lợn con có thói quen bú mẹ, để quá lâu lợn con sẽ cừng hàm. Đảm bảo cho lợn con có chất dinh dưỡng. Để sữa đầu có chất kháng bệnh rất tốt cho lợn con. Nên cố định núm vú cho lợn con. Con bé cho bú vú bên phải, con to cho bú vú dưới, bên trái. Để bảo đảm khi xuất chuồng đàn lợn đều con hơn.
- Giai đoạn lợn con từ 20 ngày đến cai sữa tiêm phòng vắc xin 03 bệnh đỏ (Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Phó thương hàn lợn).
- Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày: Lợn con sinh trưởng, phát triển chủ yếu nhờ sữa mẹ, trong 21 ngày lợn con tăng 4 lần so với lợn con lúc sơ sinh. Trong giai đoạn này cần chú ý: Bảo đảm nhiệt độ thích hợp: 1-7 ngày: nhiệt độ chuồng 32-340C; 7-21 ngày nhiệt độ chuồng 340C. Mùa Đông cần sưởi ấm chuồng bằng đống dấm hoặc bằng điện. Bảo đảm độ ẩm thích hợp 70-75%. Tiêm bổ sung chất sắc sau 3 ngày. Loại 100 g cần tiêm 1 ml/con có thể sau 2 tuần (14 ngày) tiêm lần 2.
1.4.3. Quy trình chăn nuôi lợn đực
* Chọn giống
Chọn lợn giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và quy trình nuôi.
- Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặp vú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật.
- Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định.
- Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan.
- Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch lợn ông bà, bố mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi,
thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc.
- Căn cứ vào quy trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo quy trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm...
* Công tác thú y và dinh dưỡng cho lợn đực
- Công tác thú y (tiêm phòng) cho lợn đực giống tương tự như cho lợn nái.
- Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống.
* Chăm sóc và nuôi lợn đực
- Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng lợn nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng lợn nái sinh sản.
- Nên cho lợn đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối nên cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng giao phối nên cho lợn vận động vừa phải.
- Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian lợn đực có lượng tinh dịch cao, chất lượng tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên thường xuyên tắm chải cho lợn luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho lợn đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với lợn hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng.