CHƯƠNG 2: NHỮNG SÁNG TẠO ĐẶC SẮC VỀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
2.2. Các loại hình ảnh nổi bật trong thơ Chế Lan Viên
2.2.4. Hình ảnh liên kết
Sáng tạo nên loại hình ảnh liên kết là một thành công rực rỡ trong quá trình tìm tòi nghệ thuật của Chế Lan Viên. Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, Hà Minh Đức khẳng định: “ Nhiều hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên được liên kết theo từng nhóm khăng khít giữa cái cụ thể và tượng trưng hoặc dưới dạng liên kết tương phản ... hoặc dưới dạng liên kết hỗ trợ”[58, tr.237]. Hoàng Lan khi bàn về tập thơ Đối thoại mới đã viết: “... tầng tầng lớp lớp hình ảnh, hiện lên trong nhiều đường nét lạ và màu sắc chói chang kì ảo”[96, tr. 126]. Còn Nguyễn Văn Long đã cho rằng : “Có hình ảnh đơn lẻ, nhưng nhiều hơn là hình ảnh được liên kết, xâu chuỗi thành từng chùm, thành hệ thống”[l 13, tr.91]...
Trên cơ sở thống nhất với với các ý kiến trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu loại hình ảnh thơ liên kết trong thơ Chế Lan Viên để nhằm phát hiện và khẳng định sự thành công về phương diện này của nhà thơ.
88
Trước hết, chúng tôi nhận thấy, không thể nghi ngờ gì nữa khi đánh giá Chế Lan Viên là nhà thơ có năng lực sáng tạo hình ảnh liên kết, đồng thời rất tài nghệ trong cách tổ chức loại hình ảnh này để tạo nên trong tâm hồn người đọc một sự “ám ảnh mãi không thôi”.
Hình ảnh liên kết được Chế Lan Viên tạo nên bao giờ cũng chặt chẽ, lôgic trong mạch cảm xúc. Năng lực tổ chức loại hình ảnh này đã xuất hiện từ khi nhà thơ mới bước lên thi đàn và đó là điều kiện thuận lợi giúp nhà thơ phát huy thành công sức liên tưởng phong phú trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Ở bài thơ Trên đường về, bằng một loạt hình ảnh liên kết Chế Lan Viên đã thể hiện sinh động cảnh thái bình của Chiêm Quốc :
Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng, Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà, Những chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa.
Hình ảnh nối tiếp hình ảnh tưởng chừng như trải dài vô tận. Cuộc sống của một thời đại cách mấy trăm năm trước dường như hiện lên và trải ra trước mắt người đọc, gợi lên cho họ bao niềm suy tư trước những gì còn mất giữa cuộc đời hiện tại.
Sử dụng hình ảnh liên kết, Chế Lan Viên nhằm biểu đạt ý tưởng, tình cảm của mình trước những vấn đề cuộc sống và qua đó tác động liên tục đối với người đọc. Sự liên kết càng đậm đặc, càng nhiều tầng, nhiều lớp thì ý thơ càng thêm rộng mở, sâu sắc. Có như vậy, thơ mới góp phần quan trọng giúp người đọc tự đào sâu từng khía cạnh tinh vi trong mạch tình cảm và để họ tự nhận thức đúng về bản thân. Từ quan niệm trên, chúng tôi khẳng định:
việc sử dụng nhiều về kiểu hình ảnh liên kết là ý đồ nghệ thuật của nhà thơ và đó cũng
89
chính là một đặc điểm bền vững trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Để thể hiện ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của niềm vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhà thơ đã sử dụng một chuỗi hình ảnh trong sự liên kết chặt chẽ :
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt Đá sỏi, cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng ? Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn Trong mơ hồ trăm tiếng của quê hương.
( Kết nạp Đảng trên quê mẹ )
Hay đó là chuỗi hình ảnh thể hiện tình yêu Tổ Quốc “như máu thịt, như mẹ cha ta, như vợ như chồng” của con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh nhưng rất đỗi hào hùng của thời kì kháng chiến chống Mĩ:
Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu tất cả : Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông,
Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả, Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng ...
Hãy đem máu ta ra mà gìn giữ
Nửa thân thể miền Bắc này cho ruột thịt phương Nam ! Trời xanh biếc cửa người đầu tuyến lửa
90
Nẻo hùng tỉnh từng quay hướng địa bàn.
( Sao chiên thắng )
Khảo sát những hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy cách sử dụng hình ảnh liên kết của nhà thơ rất năng động, linh hoạt. Trước từng đối tượng khám phá khác nhau, Chế Lan Viên có cách sử dụng kiểu liên kết khác nhau. Bởi thế, hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên rất đa dạng, chặt chẽ giữa ý nghĩa và hình ảnh. Chẳng hạn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ giữa bao những vần thơ viết về nỗi niềm của lứa đôi khi chia li, chắc hẳn, người đọc vẫn nghe vẫn nghe rõ giọng hò từ tạ cất lên trong một đêm chiến tranh qua cách thể hiện thật xúc động chân tình của nhà thơ :
Tiếng hò lên vời vợi giữa sao khuya Xa nhau rồi tiếng ấy có còn nghe Anh cúi mặt bên đèn khêu lại bấc
Nước mắt nhỏ sau câu hò em lấy tay che ( Đêm hò từ tạ )
Chiến tranh đã đi qua, biết bao điều rồi sẽ lùi xa vào dĩ vãng, nhưng tiếng hò từ tạ đêm chia tay người đọc vẫn còn nghe suốt một đời.
Nhiều khi hình ảnh thơ xuất hiện liên tục, nối tiếp nhau, hỗ trợ cho nhau làm nổi bật ý tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn thể hiện. Để bày tỏ niềm tự hào và ngợi ca lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong cảnh đợi chờ bởi chiến tranh, Chế Lan Viên đã viết:
Không hóa thạch kẻ ra đi, hóa thạch kẻ đợi chờ
Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thủy Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể
Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn cô.
91 (Vọng phu)
Hình ảnh nối tiếp nhau, liên kết để cùng bổ sung cho nhau để làm ngời sáng lên bức chân dung sừng sững, cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam của những thời binh lửa. Cũng với cách thể hiện trên, Chế Lan Viên đã làm nổi bật lên sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh qua bài thơ Vòng cườm trên cổ chim cu, nhà thơ viết:
Con cu cườm vẫn đeo vòng cườm muôn thuở Triệu tấn bom không thể nào làm xổ
Một hạt cườm trên cổ chim tơ Mùa xuân thật bất ngờ
Tiếng chìm sau pháo cụm, pháo bầy tấp tập Rừng cháy đen vẫn cành ra lộc
Chỗ cành xanh là chỗ chim gù.
Sự tàn phá của chiến tranh thật dữ dội nhưng cũng không thể nào làm mất đi tiếng chim cu “như tình ái , như thơ” và “trên cổ chim không thiếu hạt cườm nào” qua bao cảnh bom rơi, đạn nổ.
Hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên có nhiều dạng như : liên kết diễn dịch, liên kết quy nạp, liên kết tương phản, liên kết hỗ trợ ... Nhưng điều cần phải nhận thấy, các dạng trên hầu hết đều xuất phát từ hình ảnh có tính chất gốc rễ, mở rộng. Tất cả các dạng liến kết đều được thống nhất hài hòa trong tư duy và mạch tình cảm của nhà thơ. Vì lẽ đó, người đọc đến với thơ Chế Lan Viên dường như bị cuốn hút bởi sự mở ra của bao ý tình mà nhà thơ gửi gắm qua các hình ảnh nối tiếp nhau của bài thơ. Để giãi bày nỗi niềm của mình trước cuộc đời còn không ít những gian truân, nhà thơ viết:
Không phải cô Tấm nào cũng cổ xương gà hóa thành hài hoa Đánh rơi ngày hội
Không phải cô Tấm nào cũng ấn chân lọt khớp vào hài hoa
92 Và được vua yêu.
Cô Tấm của anh có cuộc đời nhọc nhằn xoàng xĩnh Trấu lộn cùng thóc
Mà chả chim trời nào đến nhặt.
( C ô Tấm)
Từ hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích nhà thơ gợi lên cho người đọc sự liên tưởng, so sánh với hình ảnh những cô Tấm trong cuộc đời thực, để họ hiểu thêm bao điều giản dị, bình thường giữa cuộc đời mà không phải ai cũng nhận ra điều đó.
Mặt khác, từ nhiều hình ảnh đơn lẻ nối tiếp nhau, Chế Lan Viên đã liên kết lại để nhằm làm nổi bật ý tưởng chung trong toàn bài thơ :
Có những ngày anh thấy mình là ong Nhớ hoa, thèm nhụy
Những ngày tâm hồn vang sóng bể Thèm thủy triều như một cánh hải âu ...
Có những ngày thấy mình là bọ dôi giun dế Ở ngoài mình đang gặm nhấm đầu lâu
Những lúc ấy lại tiếc mình không còn là chim bể Không còn là ong hút nhụy
Không còn là người mơ những chuyện không đâu Trong tỉ tỉ bóng đêm
Được làm người, khoái thế
Vậy mà anh để hồn buồn và vầng trán luôn cau.
93 (Vơ vẩn )
Ở bài thơ trên, thông qua một loạt hình ảnh liên kết lại với nhau, Chế Lan Viên đã bày tỏ một cách chân tình những trăn trở, dằn vặt trong đời sống nội tâm, cũng như chỉ ra sự cao quý “được làm người” để từ đó sống một cách có ý nghĩa cho đời.
Có thể nói, cùng với các loại hình ảnh khác, hình ảnh liên kết được Chế Lan Viên sử dụng hợp lí và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Chính điều đó đã góp phần làm nên sự gợi cảm, sinh động và sức sống lâu bền cho thơ ông.