CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ
3.2. Những đặc điểm nổi bật về thể thơ
3.2.3. Thể thơ tự do với sự cách tân về cấu trúc câu thơ
Thơ tự do “phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc bởi các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối”... “Nhưng thơ tự do khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần”... “Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ”[65; tr.217-218]. Thực tế sáng tác cho thấy, thơ tự do đã xuất hiện từ trước cách mạng tháng Tám và ngày càng được sử dụng rộng rãi, chiếm một tỉ lệ lớn trong thơ hiện đại. Từ sau năm 1945, thơ tự do đã chiếm ưu thế so với các thể thơ khác. Ngay trong số những bài thơ hay được tuyển chọn ở tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 - 1975, qua thống kê chúng tôi nhận thấy, những bài thơ tự do vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất: 73 / 189 bài ( 38,62%). Tìm đến với thể thơ tự do, các nhà thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạch cảm xúc thoải mái, không bị lệ thuộc vào một luật lệ nào, không bị hạn định về số câu, số tiếng ... Mặt khác, trước những nhu cầu thẩm mĩ mới của thời đại và thực tại cuộc đời ngày một phong phú, đa dạng hơn nên việc nhiều nhà thơ sử dụng thể thơ tự do
145
là sự cần thiết, đúng hướng. Tất nhiên, không phải mọi đề tài, mọi cảm xúc đều thích hợp với thể tự do. Bởi thế, chúng tôi quan niệm, việc nhà thơ sử dụng thể thơ tự do phải được xuất phát từ sự tâm đắc nhất khi diễn tả trạng thái tinh vi của tình cảm, phù hợp nhất với độ chín của cảm xúc trước đối tượng thể hiện.
Đến với thể thơ tự do, Chế Lan Viên bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của thơ tự do trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Những bài thơ tự do nổi tiếng của Chế Lan Viên như: Từ đất đến bình, Vòng cườm trên cổ chim cu, Con cò, Chìm vít vịt, Hoa súng tím, Gió lật lá sen hồ, Tháp cao tăng ..., đã biểu hiện sinh động cho điều đó. Nhìn chung, thể thơ tự do Chế Lan Viên có những đặc điểm nổi bật sau:
3.2.3.1. Câu thơ được mở rộng
Sau cách mạng tháng Tám, thơ Việt Nam bước vào một thời kì phát triển mới. Nội dung và hình thức của thơ tất yếu phải có những cách tân để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ mới của người đọc. Ông có khát vọng tìm tòi sáng tạo mãnh liệt ở nhiều phương diện, trong đó nổi bật là cấu trúc câu thơ. Ông không chỉ đạt được sự nhuần nhuyễn ở câu thơ 7 và 8 tiếng, mà luôn có sự tìm tòi, thể nghiệm việc mở rộng câu thơ. Những ý tưởng phong phú, độc đáo, đặc sắc trong diễn đạt của ông phần nào được thể hiện ở sự mở rộng câu thơ.
Chính nhờ việc mở rộng câu thơ, Chế Lan Viên có khả năng diễn tả thoải mái sự cảm nhận của mình đối với cuộc đời. Điều này góp phần khẳng định, bên cạnh việc sử dụng nhuần nhuyễn câu thơ 8 tiếng, Chế Lan Viên còn đạt được thành công ở câu thơ mở rộng có số lượng từ 9 tiếng trở lên. Cấu trúc câu thơ tự do mở rộng thường được xuất phát ở việc vận dụng thể thơ 7, 8 tiếng. Điều này được biểu hiện rõ ở các bài thơ : Giữa tết trồng cây, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Nhật kí một người chữa bệnh, Người đi tìm hình của nước...
Sự mở rộng câu thơ của Chế Lan Viên không rơi vào sự dài dòng, kể lể, mà bao giờ cũng gắn với mạch cảm xúc. Bởi vậy, những câu thơ tự do mở rộng của Chế Lan Viên tuy dài nhưng không vì thế mà vẻ đẹp ý tình trong thơ bị giảm sút. Nhiều khi câu thơ mở rộng đã đưa đến cho người đọc những bất ngờ, thú vị. Chế Lan Viên từng viết: “Đừng làm các câu thơ quá dài”, “Đừng viết những câu quá ngắn”( Thơ về thơ). Thực tế, qua thống kê về cấu trúc câu thơ trong tập thơ Ánh sáng và phù sa ( một trong những đỉnh cao nghệ thuật thơ Chế Lan Viên), chúng tôi nhận thấy: sự mở rộng câu thơ của Chế Lan Viên trong tập thơ
146
này chủ yếu dao động từ 9 tiếng đến 12 tiếng chiếm 15,7% ( 320 câu/ 2037 câu), còn câu thơ từ 13 tiếng trở lên chiếm 3,7% ( 76 câu/ 2037 câu, một tỉ lệ rất ít so với các loại câu thơ khác).
Thời đại mới đòi hỏi nhà thơ không chỉ biết đằm thắm trong cảm xúc, mà còn phải biết suy xét để góp phần lí giải những vấn đề của cuộc sống. Bởi thế, sự cách tân về câu thơ đã giúp Chế Lan Viên thoải mái trong việc thể hiện dòng cảm xúc, trong cách lập luận, triết lí về đời sống. Vẻđẹp trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên phần nào được lấp lánh hơn, nhờ vào sự uyển chuyển, linh hoạt mang ý nghĩa cách tân ở cấu trúc câu thơ. Mặt khác, những thay đổi về cấu trúc câu thơ của Chế Lan Viên là sự tất yếu, nó phù hợp với cảm hứng tràn trề, mãnh liệt đang trào dâng trong tâm hồn ông, phù hợp với sự đa dạng phong phú của hiện thực đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Đồng thời, với câu thơ tự do mở rộng, Chế Lan Viên đã đưa thơ gắn bó chặt chẽ hơn với đời. Càng đi vào tìm hiểu về những câu thơ tự do mở rộng, chúng ta lại càng cảm nhận được sâu sắc hơn những hình ảnh ngọt ngào, tràn đầy niềm tin yêu về cuộc đời mới :
Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn ...
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Có thể nói, từ sau cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên có những bước tiến mới trong việc tìm tòi thể nghiệm về cấu trúc câu thơ. Ông vừa đạt được sự nhuần nhuyễn ở câu thơ 8 tiếng, vừa thành công đặc sắc trong việc sử dụng câu thơ tự do mở rộng.
Khi so sánh câu thơ trong tập thơ Ánh sáng và phù sa với câu thơ ở những bài thơ hoàn chỉnh chưa được công bố trong Di cảo thơ I và II của Chế Lan Viên, qua thống kê chúng tôi nhận thấy, các câu thơ từ 9 tiếng trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 29,2% ( 142 câu/ 485
147
câu). Trong khi đó câu thơ từ 9 tiếng trở lên ở Ánh sáng và phù sa chỉ chiếm tỷ lệ 19,4%
(396 câu/ 2037 câu). Dựa vào cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy, việc mở rộng câu thơ của Chế Lan Viên từ Ánh sáng và phù sa đến những bài thơ hoàn chỉnh trong Di cảo thơ I và II có một bước phát triển ở mức cao hơn. Câu thơ có 9 tiếng trở lên đã khẳng định được vị trí của nó so với những câu thơ khác.
Tóm lại, nhận thức được tầm quan trọng của câu thơ trong bài thơ, Chế Lan Viên luôn có những cách tân táo bạo về hình thức câu thơ, tạo cho câu thơ không “khuôn mình theo văn phạm”. Sự mở rộng câu thơ của Chế Lan Viên đã thích ứng cho việc tăng cường khả năng phản ánh, thể hiện cuộc sống của thơ trước hiện thực đời sống sôi động, hào hùng cũng như những biến động phức tạp, dữ dội của cuộc đời. Mặt khác, sự mở rộng này còn phù hợp với tư duy nghệ thuật giàu chất triết lí, chính luận, giàu khả năng tổng hợp, khái quát của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, không phải khi nào và ở bài thơ nào nhà thơ cũng có được sự thành công. Đó là khi những suy tưởng, triết lí của ông không hài hòa trong cảm xúc, khi đó câu thơ trở nên khô khan, nhạt nhẽo và dàn trải.
3.2.3.2. Sự biến hóa, tinh tế trong cách sử dụng nhịp điệu, thanh điệu, vần điệu.
Hình thức câu thơ là một trong những phương tiện quan trọng để nhà thơ biểu đạt những tình cảm và nhận thức của mình trước cuộc đời. Vì thế, Chế Lan Viên tìm đến một loại hình câu thơ nào đó, hay mở rộng câu thơ không phải là sự ngẫu nhiên, mà nhằm tìm đến cách thể hiện phù hợp nhất với tâm trạng và nhận thức của ông. Bên cạnh đó, trong việc cách tân về cấu trúc câu thơ, Chế Lan Viên luôn ý thức giữ cho câu thơ bảo đảm tính hàm súc, cân đối, hài hòa. Cho nên, câu thơ tự do mở rộng tuy dài, nhưng vẫn giữ được sự cân đối, hài hòa bởi tài biến hóa và linh hoạt trong nhịp điệu. Nhịp điệu trong thơ Chế Lan Viên là kết quả của sự hòa quyện giữa nhịp điệu của cuộc sống với nhịp điệu trong tâm hồn nhà thơ. Mặt khác, ở thơ Chế Lan Viên, nhịp điệu là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh cho câu thơ tự do mở rộng. Thực tế, tạo nên nhịp điệu trong một câu thơ, bài thơ không chỉ đơn thuần là cách ngắt thành những đoạn tiết tấu, mà còn bởi các yếu tố khác như : thanh điệu, vần, sự đối xứng về ngôn từ ...
Trước hết, chúng tôi nhận thấy, câu thơ tự do mở rộng của Chế Lan Viên tuy dài, nhưng với tài biến hóa, linh hoạt trong cách ngắt nhịp nên vẫn giữ được sự nhất quán trong việc triển khai tứ thơ. Đoạn thơ sau là một biểu hiện cho tài năng đó của Chế Lan Viên :
148
Ta nhớ Tố Như/ đọc chậm lại Kiều (4/4)
Đọc chậm từng vầng trăng,/ từng nỗi buồn li biệt (5/5)
Ta yêu Nguyễn /có lúc như gió lùa nhanh /ào ạt qua đèo (3/6/4) Không hương rừng nào /ngăn lại kịp ! 4/3)
Nhưng có lúc /yêu như đêm mưa rét (3/5)
Nghe nước nhỏ/ từng giọt con /giọt một / trước hiên nhà(3/3/2/3).
( Thơ bình phương - Đời lập phương )
Bên cạnh đó, để bảo đảm sự nhịp nhàng cho lời thơ, nhịp thơ thường được ngắt rất linh hoạt phù hợp với mạch cảm xúc của nhà thơ. Điều đó biểu hiện rõ ở các đoạn thơ sau :
- Mẹ gửi lòng mình / trong nắm đất/trong bàn tay (4/3/3) Có phải thế/mà thời gian quay trở lại ? (3/6)
Chiếc bình ấy / là chiếc bình không có tuổi (3/6) Tuổi thời gian / là tuổi sáng mai này. (3/5)
( Từ đất đến bình )
- Anh chép sử/ mùa nhựa lên cành /và sương xuống lá (3/4/4) Tốc kỉ âm thanh / giao hưởng các mùa hoa (4/5)
Làm biên bản /những trận tình yêu phun lửa (3/6) Và lưu trữ giữa lòng mình / một nhúm than tro. (6/4)
(Thơ về thơ)
Qua việc khảo sát các bài thơ tự do nổi tiếng (như đã nói ở phần trên) của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, câu thơ tự do mở rộng không lệ thuộc vào khuôn nhịp nào mà tùy thuộc vào cách cảm nhận, khám phá cuộc sống của nhà thơ và sự vận động của cái tôi
149
trữ tình. Chính vì thế, câu thơ tự do mở rộng thường có được vẻ riêng rất cân đối, hài hòa về nhịp : khi thiết tha, trầm lắng, khi sôi nổi, hào hùng, và có khi khẩn trương, dồn dập ... Cũng từ đó, nó có thêm sự thuận lợi để nâng cao khả năng diễn tả và sức tác động mãnh liệt đối với tâm hồn người đọc. Với những câu thơ sau, chúng ta càng hiểu thêm về sự tài tình trong cách ngắt nhịp của Chế Lan Viên :
Ta yêu Việt Nam đẹp,/ Việt Nam thơ,/bát ngát câu Kiều,/
bờ tre / mái rạ ... (5/3/4/2/2)
Mái đình cong cong / như bàn tay em gái /giữa đêm chèo, (4/5/3) Cánh cò Việt Nam / trong hơi mát xẩm xoan,/ cò lả, (4/5/2) Cái đôn hậu nhân tình/trong nét chạm chùa keo ... (5/5)
( Thời sự hè 72, bình luận )
Bên cạnh đó, câu thơ tự do mở rộng còn có sự phối hợp luân phiên của các thanh bằng (không dấu, huyền), thanh trắc (ngã, hỏi, sắc, nặng), thanh cao (không dấu, ngã sắc), thanh thấp (huyền, hỏi, nặng). Điều đó đã góp phần tạo nên âm điệu trầm bổng, dìu dặt của câu thơ. Âm điệu trong câu thơ, bài thơ được xuất phát từ sự hòa hợp giữa sự âm vang trong lòng nhà thơ với âm vang của cuộc đời. Nó được biểu hiện trong tất cả các tiếng của câu thơ, nhưng cần lưu ý nhất là các tiếng cuối nhịp và cuối câu (sau các tiếng đó có khoảng dừng nhất định khi đọc). Tìm hiểu thanh điệu ở câu thơ tự do mở rộng của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, các tiếng có thanh bằng, trắc và ở âm vực cao hay thấp được sử dụng không phải tùy tiện, ngẫu nhiên, mà bao giờ cũng xuất phát từ mạch cảm xúc, từ những rung động mãnh liệt của nhà thơ trước đối tượng thể hiện. Để diễn tả tâm trạng của Bác khi đến được với chủ nghĩa Lê-nin, ở bài Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên đã sáng tạo được những câu thơ có âm điệu trầm lắng, thiết tha, góp phần tạo nên không khí trang trọng, thiêng liêng đến nghẹn ngào, chan chứa bao nỗi niềm của Bác nghĩ về Tổ Quốc :
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc ( T B T T B B B T T ) Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin ( T T B B B T B B )
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp (TTBBBTTBB TY)
150
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. ( T B B T T T B B ) ( Người đi tìm hình của nước )
Có thể nói, chính sự phối hợp và luân phiên các thanh điệu trong các câu thơ trên về bằng, trắc, hay âm vực cao thấp đã góp phần tạo nên âm điệu hài hòa cho câu thơ tự do mở rộng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm cho câu thơ uyển chuyển, không rơi vào sự khô cứng.
Tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối trong câu thơ tự do mở rộng còn có sự tham gia của vần thơ. Jakobson cho rằng: “Việc nghiên cứu các quy ước hiệp vần thơ cũng có thể đưa lại cho ta những chìa khóa quý báu để giải thích cấu tạo của một ngôn ngữ nào đó, tầm quan trọng trong quan hệ giữa các thành phần của nó” [86, tr.69]. Qua tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, vần thơ vẫn có một vị trí quan trọng trong thơ tự do của ông. Nói cách khác, trong quá trình tạo dáng lại cho câu thơ, nhà thơ không phủ nhận vai trò của vần.
Nhìn chung, các câu thơ có vần vẫn chiếm tỉ lệ nhiều hơn câu thơ không có vần. Câu thơ tự do dù ngắn hay dài đều có sự tham gia của vần ở những mức độ nhất định và rất linh hoạt.
Chính điều này đã giúp người đọc cảm nhận được, sự cân đối hài hòa không chỉ biểu hiện ở một câu thơ, mà còn thể hiện trong mối liên kết giữa các câu thơ của đoạn thơ, bài thơ, và điều đó đã góp phần tạo nên vẻ đẹp chung cho toàn bài.
Cách gieo vần trong thơ tự do nói chung và ở những câu thơ tự do mở rộng nói riêng cũng rất đa dạng như : vần liên tiếp, vần giao nhau, vần ôm nhau ... Sự đa dạng này phần nào thể hiện được âm sắc của tiếng thơ và tạo cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.
Xin đơn cử cách gieo vần của Chế Lan Viên ở một vài đoạn thơ tự do có câu thơ mở rộng sau :
- Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia!
Ta nghe bừng tỉnh dậy (VI)
Câu quan họ, xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường, V2) Điệu lục bát màu nâu nơi ruộng rẫy (Vỉ)
Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương ... (V2)
151
( Người thay đổi đời tôi - người thay đổi thơ tôi) - Có người bảo năm xưa tìm thấy một hoa sen (VI)
Cái phát hiện mỗi đời mỗi khác (V2)
Cái hồn của nhà sư chắc phải tìm ngoài đỉnh tháp (V2) Nơi thẳm xanh trời, chỗ tháp vươn lên. (VI)
( Tháp cao tăng )
Bên cạnh cách gieo vần nói trên, chúng tôi còn nhận thấy, vần thông được Chế Lan Viên sử dụng khá phổ biến, linh hoạt trong các bài thơ tự do. Điều đó biểu hiện rõ ở cách sử dụng vần thông của Chế Lan Viên ở các khổ thơ sau:
- Lúc trẻ anh có tài như con kiến có tài, con ong có tài
Bản năng sống biết tìm ra tín hiệu trong mùi hương, trong điệu múa...
Cái tài lúc về già là cầm hòn đá đánh lên ngọn lửa, Cái lửa bẩm sinh trời cho nay đã hết rồi.
(Thơ về thơ)
- Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn ! Ôi! Thương thay những thế kỉ vắng anh hùng,
Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận, Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn, Cả xứ sở trắng một màu mây trắng,
Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn ? ( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )