CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ
3.2. Những đặc điểm nổi bật về thể thơ
3.2.2. Sử dụng thể thơ tứ tuyệt với sự đổi mới, sáng tạo
Theo Bùi Văn Nguyên, tứ tuyệt “là một thể thơ gồm bốn câu hoặc ngũ ngôn, hoặc lục ngôn hay thất ngôn, phổ biến là ngũ ngôn, thất ngôn”... “là một thể chuyển tiếp giữa phong cách cổ phong với phong cách luật thi...”[141, tr.297-299]. Còn Nguyễn Khắc Phi cho rằng:
“Ở ta quen gọi là “tứ tuyệt”. Nghĩa rộng là những bài thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặc bảy chữ. Loại câu năm chữ gọi là ngũ ngôn tuyệt cú hay ngũ tuyệt, loại câu bảy chữ gọi là thất ngôn tuyệt cú hay thất tuyệt. Theo nghĩa hẹp là một dạng của thơ Đường luật, có quy định bằng, trắc, niêm, đối” [65, tr.217].
Với một khuôn khổ hạn định, thơ tứ tuyệt đòi hỏi người làm thơ phải biết sử dụng ngôn từ một cách tinh luyện, phải có cách nhìn, điểm nhìn, tầm nhìn hợp lí để thâu tóm, nén chặt đối tượng khám phá ở mức độ cô đọng nhất, Cũng vì thế, mỗi câu, mỗi chữ trong bài thơ phải rút lấy được tinh chất của sự vật, phải gói gém chắt chiu biết bao điều. Mặt khác, nhà thơ cần phải biết tạo ra những khoảng lặng “vô thanh” để cho ý thơ có được sức gợi, sức ngân xa và sức ám ảnh đối với người đọc. Bên cạnh đó, với hình thức nhỏ gọn, thơ tứ tuyệt còn có khả năng đáp ứng được những rung động bất chợt, nắm bắt được cái thần của sự vật trước cuộc đời vốn bộn bề, nhiều biến động.
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, thể thơ tứ tuyệt vẫn có một địa vị xứng đáng, nhiều nhà thơ đã tìm đến với thể thơ tứ tuyệt và đã đạt được nhiều thành công đặc sắc. Ngay trong phong trào Thơ Mới, khi thơ cũ bị phủ nhận thì thơ tứ tuyệt vẫn xuất hiện ở các tập thơ : Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Mấy vần thơ của Thế Lữ, Gái quê của Hàn Mặc Tử, Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Thơ thơ của Xuân Diệu ... Sự xuất hiện của các bài thơ tứ tuyệt trong những tập thơ trên tuy không nhiều nhưng rất có ý nghĩa cho việc khẳng định sức sống bền vững của thơ tứ tuyệt trong thời đại mới. Về sau, thơ tứ tuyệt vẫn tiếp tục xuất hiện trong thơ của các nhà thơ ở những thế hệ khác nhau như : Khương Hữu Dụng, Trần Hữu Thung, Ngô Quân Miện, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thái Dtrong ... Đặc biệt, không thể không nói đến thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, một thể thơ có thể nói thuộc về sở trường của Bác. Hà Minh Đức khi nghiên cứu về thơ tứ tuyệt của Bác đã cho rằng : “Thơ tứ tuyệt của Bác khác nhiều so với loại thơ tứ tuyệt cổ, thiên về ngâm vịnh và đồ họa cảnh vật”... “Thơ tứ tuyệt của Bác là một mẫu mực đẹp. Bác am hiểu và vận dụng sáng tạo những quy cách của thi ca cổ điển” [55, tr.21-30].
133
Tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, ông làm nhiều thơ tứ tuyệt và đã đạt được những thành công rực rỡ ở thể thơ này. Nguyễn Xuân Nam khẳng định : “Ai đã đọc Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão, Đối thoại mới, Hái theo mùa, Hoa trên đá, đều thấy Chế Lan Viên là nhà thơ đương đại viết nhiều thơ tứ tuyệt”... “với hàng loạt thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên, người đọc đã chú ý trở lại sức sống và vẻ đẹp của thể thơ này “[134, tr.36-38]. Bản thân Chế Lan Viên có ý thức sâu sắc trong việc vận dụng thể thơ tứ tuyệt, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự và nhận thức đó qua hai bài thơ sau:
Uốn cả hồn anh thành tứ tuyệt Kẹt trong hẽm đá voi quỳ chân Đã đưa ngà được lên trăng sáng Vòi chửa buông xong để uống vần,
(Tứ tuyệt) Cười mình vung lưới rộng Thu về con tép con
Nhặt bốn câu bé bỏng Sải cánh cả tâm hồn
( Tuổi già làm thơ tứ tuyệt)
Sự am hiểu cặn kẽ về Đường thi đã giúp cho Chế Lan Viên phát huy được mặt mạnh của thơ tứ tuyệt trong hoàn cảnh mới, ông làm “lạ hóa” nó về kết cấu, vần điệu, sự vận động của tứ thơ ... Bởi thế, điều phải nhận thấy, ngoài những bài tuân theo thi luật của thơ tứ tuyệt trước đây, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên có nhiều bài chỉ còn lại đặc điểm hình thức duy nhất của thơ tứ tuyệt trong văn học trung đại là bốn câu (nói chính xác hơn là bốn dòng). Chế Lan Viên cho rằng: “Càng thay đổi hình thức bao nhiêu càng đem chất bất ngờ cho nhà thơ, càng đem đến thú vị cho độc giả” [226, tr. 191 ]. Chúng tôi quan niệm loại thơ đó là “tứ tuyệt hiện đại”. Nó có nhiều đổi thay về vần điệu, tiết tấu, số chữ trong một dòng, cách trình
134
bày văn bản, ... Thực tế, tứ tuyệt hiện đại có ưu thế trong việc thể hiện đời sống trước nhu cầu thẩm mĩ mới của người đọc.
Qua tìm hiểu và thống kê thơ tứ tuyệt ở Tuyển tập thơ Chế Lan Viên, tập 1, và ba tập Di cảo thơ (trừ những bài mới ở dạng phác thảo), chúng tôi có được kết quả sau :
- Tổng số bài thơ thống kê : 419 bài
- Trong đó có 165 bài tứ tuyệt với các dạng sau:
+ Thất ngôn tứ tuyệt: 43 bài + Ngũ ngôn tứ tuyệt: 35 bài + Lục ngôn tứ tuyệt: 06 bài + Các dạng khác : 81 bài
Từ kết quả trên chúng tôi có vài nhận xét sau:
Thứ nhất, thơ tứ tuyệt chiếm 39,4% ( 165 bài trong tổng số 419 bài). Trong đó, thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt là hai dạng chủ yếu mà nhà thơ thường sử đụng.
Thứ hai, sự xuất hiện của các dạng trên tương đối đều đặn qua các chặng đường thơ của Chế Lan Viên từ sau cách mạng tháng Tám. Có một số bài nhà thơ thể nghiệm ở hai dạng ( xem các bài:Tiếng Ve, Tuổi già làm thơ tứ tuyệt...).
Với ý thức vận dụng thể thơ tứ tuyệt trong sáng tác, Chế Lan Viên đã tạo được cho thơ tứ tuyệt của mình một bản sắc riêng, có sự hài hòa giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp hiện đại. Bởi thế, ngoài những đặc điểm vốn có mang tính bền vững của thể thơ tứ tuyệt nói chung, chúng tôi nhận thấy thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên có những đặc điểm mới mẻ nổi bật sau:
* Khả năng chiếm lĩnh và thể hiện đời sống được mở rộng, nâng cao.
Trong quá trình sử dụng thể thơ tứ tuyệt, Chế Lan Viên luôn tìm cách mở rộng, hướng tới cái rộng lớn, bao la của cuộc đời. Gắn bó sâu sắc và luôn trăn trở, suy tư trước thực tại, nhà thơ đã chiếm lĩnh được cuộc đời từ bề sâu, bề xa. Những vấn đề lớn nhỏ trong cuộc
135
sống đi vào thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên với cách chiếm lĩnh đó. Chính vì thế, điều dễ nhận thấy thơ tứ tuyệt của ông hướng tới nhiều đề tài khác nhau. Ông viết về những đổi thay giữa cuộc đời, về bao kỉ niệm trong cuộc đời mình, về lãnh tụ, về tình mẹ con, chị em, tình yêu lứa đôi, về đẹp của các loài hoa, về cuộc sống trong “Cảnh điền viên”, và cả về nghệ thuật... Ở đề tài nào, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên cũng có được những bài thơ hay và tạo được dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người đọc. Ngay cả những vấn đề tưởng chừng như xưa cũ, nhưng với khả năng chiếm lĩnh, khám phá, Chế Lan Viên vẫn phát hiện được những điều mới mẻ và thể hiện nó một cách sinh động. Biểu hiện rõ ở các bài như: Mây của em, Mẹ, Cành hoa nhỏ, Gội tóc nơi trọng điểm, Sen Huế,... Những ý tưởng, tình cảm của nhà thơ bao giờ cũng được thể hiện với sự cô đọng và hàm súc cao. Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, phát hiện bản chất của vấn đề để tạo cho ý thơ giàu sức triết lí và khái quát. Bởi thế, dù với một khuôn khổ nhỏ hẹp, nhưng những bài thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên thường có một sức chứa, sức gợi mở rộng lớn. Từ một khung cửa hẹp, nhà thơ vẫn nhìn và cảm nhận được cái không gian rộng lớn của cuộc đời. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên sức lắng đọng sâu xa đối với tâm hồn người đọc của thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên.
Thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên không dừng lại ở những đề tài quen thuộc, không “kẹt trong hẽm đá voi quỳ chân” mà luôn vươn tới nhằm có được những tìm tòi, sáng tạo để
“đưa ngà được lên trăng sáng”, nhằm mở rộng, nâng cao khả năng phản ảnh của nó.
* Cách cấu tứ
Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên đó là cách cấu tứ.
Qua những cảnh vật, sự việc trong đời sống tự nhiên và xã hội, Chế Lan Viên thường tìm được cách khám phá riêng để tạo nên tứ thơ mới mẻ. Điều đó được biểu hiện sinh động ở nhiều bài thơ như : Nghe sóng, Hoa gạo son, Trở lại An Nhơn, Lau biên giới, Tranh ngựa, Mưa đêm,...
Từ âm thanh của tiếng chim hót nơi miền đất vừa trải qua một thời đạn bom khốc liệt, nhiều mất mát, hi sinh, nhà thơ đã tìm được cái tứ cho bài thơ để đem đến cho người đọc sự xúc động, bùi ngùi trước cảnh :
Bốn năm đạn lửa chim bay hết Nay tiếng bom im, cánh biếc về
136 Tiếng hót đầu tiên, ơ lạ lắm ! Cả làng rưng lệ đứng im nghe.
( Chim biếc Vĩnh Linh )
Quả thật, với những điều giản dị trong cuộc sống đời thường, nhà thơ cũng đã gợi lên cho người đọc hiểu thêm về tình yêu cuộc sống, về vẻ đẹp của tâm hồn con người Việt Nam trong hoàn cảnh đó.
Điều dễ nhận thấy trong thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên đó là sự đối diện với chính mình. Từ những khoảnh khắc bừng sáng trong tâm trạng, ông suy ngẫm, triết lí về lẽ đời, tình đời. Trước sự vật và hiện tượng, bao giờ Chế Lan Viên cũng tìm kiếm, khám phá để nắm bắt được bản chất của đối tượng và qua đó, ông nhằm gởi gắm, bày tỏ sự suy ngẫm, chiêm nghiệm bất ngờ về đời sống xã hội, phát hiện được cái sâu thẳm trong cõi tâm linh của con người. Có những điều thật bình dị trong cuộc sống đời thường nhưng lại chứa đựng trong đó bao nỗi niềm trăn trở của nhà thơ. Từ âm thanh của tiếng gà gáy trong “Đêm tập kích người đọc cảm nhận được nỗi xót xa trong tâm trạng người ra đi : “Gà ơi, mày nỡ sao”.
Trước Cành hoa nhỏ, nhà thơ phải “sững sờ” khi “đất này xưa giặc chiếm, không hoa”. Chỉ một bức Thư mùa nước lũ mà vẫn gợi lên bao điều nhớ thương, mừng giận. Ngắm mùa cam ở Mường Pồn, nhà thơ nhớ tới Bế Văn Đàn, người góp phần làm nên hạnh phúc cho đời nhưng khi ngã xuống “chửa hình dung ra hạnh phúc”. Nhìn ngàn lau “bạc xóa” trên đường về thăm Nguyễn Du, nhà thơ chạnh lòng thương nhớ, gợi cho người đọc niềm xót xa về số phận của con người tài hoa. Dù chỉ là một ngõ phố quen thuộc, nhà thơ cũng gửi vào đó niềm tin về sự thủy chung trong cuộc sống:
Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải tạm thương.
( Chơi chữ về ngõ Tạm Thương )
137
Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên có sự phong phú về đề tài, nhưng thật ra, sức hấp dẫn chủ yếu lại là những điều mà nhà thơ gửi gắm, trăn trở ở trong đó. Ông sống rất thực với tâm hồn mình, đối thoại với chính mình, với đời một cách chân tình. Vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cuộc sông cá nhân và xã hội, đó là hai mặt thống nhất trong mạch cảm nghĩ được thể hiện sinh động trong những vần thơ tứ tuyệt của ông. Những vấn đề ông trăn trở, triết lí tuy mang cung bậc tình cảm khác nhau như : vui sướng, hạnh phúc, tự hào, buồn thương, xót xa, cay đắng nhưng bao giờ cũng chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao đẹp và đều vì sự tiến bộ của con người.
Khi đến với thơ Đường, người đọc sẽ nhận thấy đầy ắp cảm giác thời gian. Trần Đình Sử cho rằng : “Thời gian trở thành định ngữ đặc trưng khiến ta đọc lên là nhận ra dư vị Đường thi”[178, tr.376]. Tìm hiểu thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy có ảnh hưởng nhất định về phương diện này của Đường thi cho nên cảm thức về thời gian khá đậm đà trong thơ ông. Đặc biệt, ở những bài thơ tứ tuyệt viết vào thời gian “hoàng hôn của tuổi”, Chế Lan Viên suy ngẫm khá nhiều về thời gian còn lại của đời mình. Sự tuôn chảy của thời gian và cái hữu hạn của đời người là hai mặt đối lập luôn thường trực trong tâm hồn ông, nó góp phần tạo nên những bài thơ tứ tuyệt trong Di cảo thơ. Tìm hiểu những bài thơ ông viết trong khoảng thời gian từ 1986 cho đến khi ông đi vào miền tương lai vĩnh viễn, người đọc sẽ nhận thấy mỗi bài thơ như là một cái mốc đánh dấu từng giờ, từng phút của một cuộc chạy đua quyết liệt giữa nhà thơ với thời gian, một Cuộc chiến trong tâm hồn. Cũng từ đó, những tứ thơ chan chứa tình yêu cuộc sống xuất hiện ngày càng nhiều trong thơ ông. Bài thơ Sương trên cành đã biểu hiện rõ điều đó :
Chim cu gù ánh sáng Sương trên cành chưa rơi Tôi ở hoàng hôn của tuổi Nên yêu sương móc của đời.
Với Chế Lan Viên, không phải vào những năm tháng cuối đời cảm thức về thời gian mới xuất hiện trong thơ ông. Trước đó không ít lần ông đã bày tỏ sự tiếc nuối về thời gian qua đi, “tiếc một hè quá vội, chưa kịp hái sen hồ”, ông nhận thức về Thời gian không đợi và triết lí:
138 Đời tuổi bốn, năm mươi
Mong gì hương sắc lạ ? Mọc chùm hoa trên đá, Mùa xuân không chịu lùi.
( Thời gian và nỗ lực )
Khi ý thức được dòng chảy thời gian trong đời sống của mình đã cạn dần, cũng chính là khi Chế Lan Viên nghĩ nhiều về bản thân để khẳng định chiều sâu thẳm trong tâm hồn mình, “tự tìm mình”. Cuộc hành trình “anh tìm anh”, “tìm lại ta” tuy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối đời, nhưng đó là quy luật của muôn đời mà cuộc đời của Chế Lan Viên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì lẽ đó, đã bao nhiêu năm anh hát
“giọng cao”, giờ đây “anh hát giọng trầm”. Đây không phải là sự đổi giọng đến bất ngờ như cảm nghĩ của một số người khi đến với Di cảo thơ. Sự tự nhận thức, nghiền ngẫm về bản thân đã giúp cho nhà thơ không rơi vào sự “ảo tưởng”, ông quan niệm mỗi câu thơ đều phải vượt lên mình và ông sống với sức mạnh của tấm lòng nhân hậu, sự yêu đời, vì thế, tâm hồn nhà thơ càng trở nên thanh cao hơn. Ông không ngần ngại khi “lộn trái” khi bộc lộ chính mình :
Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ấn hình.
( Tháp Bay-on bốn mặt)
Với khả năng khêu gợi cảm xúc trong cách cấu tứ, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên đã vượt khỏi sự hạn hẹp của khuôn khổ bài thơ để mở ra cho người đọc những nhận thức và sự liên tưởng sâu sắc trước những vấn đề mà nhà thơ khám phá, thể hiện.
Nhìn lại những chặng đường thơ của Chế Lan Viên, chúng ta nhận thấy, ông luôn bộc lộ nỗi suy tư trước cuộc đời. Ông đã đi từ “thung lũng đau thương” để đến với “cánh đồng
139
vui”, để Bay theo đường dân tộc đang bay trong những Ngày vĩ đại. Trên con đường đó, bao giờ ông cũng cố vượt mình, tự răn mình để hòa vào cuộc sống cuồn cuộn phù sa và ngập tràn ánh sáng của dân tộc. Có thể nói, qua cách cấu tứ ở các bài thơ tứ tuyệt, Chế Lan Viên có thêm yếu tố thuận lợi để gởi gắm, giãi bày nỗi niềm tình cảm của ông.
* Ngôn ngữ thơ mới lạ, đầy ấn tượng
Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên được tinh luyện từ chất liệu phong phú, đa dạng của ngôn ngữ đời sống. Bởi thế, nó vừa biểu hiện được sự tinh tế, đằm thắm, thiết tha trong cảm xúc, vừa ngời sáng bởi chất trí tuệ :
Anh làm thơ qua đại dương bằng con thuyền độc mộc Thơ người ta nay hỏa tiễn vượt thiên hà
Anh chậm với thế kỉ mình anh bất lực
Thôi đành gọi cành hoa bằng tên cũ : cành hoa.
( Hiện đại)
Luôn có ý thức sử dụng tối đa khả năng biểu đạt của từ ngữ, Chế Lan Viên quan niệm:
“Ý ở thế giới này/ chữ đẩy qua đời khác/ ý dò dò từng bước/ chữ làm cho ý bay”. Cho nên, cùng với hệ thống những từ ngữ quen thuộc, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên còn có những sáng tạo về cách sử dụng từ ngữ như : “cháy đỏ hoa yêu”, “nhớ thương dài tiếng ve”, “màu sen anh đỏ rực”, “nỗi buồn hoa súng tím”, “thơm bồi hồi bổi hổi”, “răng cắn trái mùa yêu chín nũng”, “lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa”, “hoa phong lan nửa tím, nửa màu ...
em”,... Chính cách thể hiện đó của nhà thơ đã góp phần tạo nên cái mới lạ đầy ấn tượng của ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên.
Đáng chú ý ở thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên là sự mở rộng của câu thơ. Câu thơ đã vượt khỏi biên giới quy phạm với hạn định 7 tiếng để tăng khả năng biểu đạt của nó. Bởi thế, bên cạnh những bài thơ tứ tuyệt có hình dáng câu thơ quen thuộc như : Thư mùa nước lũ, Nhớ Việt Bắc, Mẹ, Trông thư, Trưa, Tiếng chim, Tranh ngựa, Mây của em, Sen Huế, Trở lại An Nhơn, Hoa trắng.., chúng ta không ngạc nhiên khi trong thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên có nhiều câu thơ được mở rộng với số tiếng từ 10 trở lên. Biểu hiện rõ ở các bài như : Giống quê ta,