Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập
1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập
Hệ thống quản lý học tập – Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học sinh và nội dung, giữa học sinh và giáo viên. Người ta cũng có thể gọi là Course Management System (Hệ thống quản lý khóa học).
1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập
Yêu cầu về chức năng của một Hệ thống quản lý học tập điển hình có thể được liệt kê như sau:
Yêu cầu chung:
− Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi người dùng không hạn chế.
− Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể sử dụng.
− Được thiết kế dưới dạng ứng dụng website để có thể truy cập từ mọi máy tính có sử dụng trình duyệt.
− Hỗ trợ đa ngôn ngữ: yêu cầu ngôn ngữ cơ bản là tiếng Việt và tiếng Anh, có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân biệt mẫu kí tự (Latinh, tượng hình).
Yêu cầu kĩ thuật:
− Tương thích với các trình duyệt.
− Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai.
− Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường.
− Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử Microsoft Outlook Express và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.
− Có khả năng chạy trên nhiều máy chủ (IBM, HP…), có khả năng tận dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu cấu hình phần cứng quá mạnh.
Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật:
− Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows.
− Ngăn chặn các đăng kí trái phép.
− Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý.
− Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ có người học, người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy nhập tới các bản ghi cá nhân đó.
− Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/ nội dung theo người dùng.
− Hỗ trợ kiến trúc bảo mật cho ứng dụng web.
Yêu cầu giao diện người dùng:
− Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh thân thiện với người dùng.
− Cho phép thiết kế nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau.
− Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kĩ thuật.
− Chỉ hiển thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người dùng khi đăng nhập.
− Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến.
Yêu cầu chức năng:
− Chức năng chung:
o Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có.
o Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng.
o Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên , gồm phương tiện, thiết bị và con người…
o Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử…
o Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.
o Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên.
o Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến.
o Có khả năng tính học phí.
− Chức năng đăng ký, giám sát:
o Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (đồng bộ, không đồng bộ…)
o Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp trực tuyến.
o Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học.
o Cho phép học sinh xem danh sách và đăng ký các khóa học trực tuyến, đồng bộ và không đồng bộ.
o Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm.
o Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail đối với việc đăng ký học.
o Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn.
o Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký 2 lần).
o Có khả năng theo dõi sự có mặt của học sinh.
o Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp.
o Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học.
o Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi.
o Cho phép giáo viên xem lại hoạt động của học sinh và các số liệu thống kê.
o Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học.
o Cung cấp chức năng tìm kiếm danh mục khóa học.
o Cho phép học sinh xem kết quả học tập.
o Cho phép học sinh xem tin tức và thông báo trên trang chủ.
o Cho phép học sinh xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân.
− Chức năng báo cáo:
o Có báo cáo đánh giá khóa học.
o Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của người dùng (học sinh đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập.
o Có báo cáo về từng học sinh (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành).
o Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module.
o Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần.
o Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước.
o Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính.
o Cho phép tự động báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị.
o Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất bản.
− Chức năng chuẩn hóa E-learning:
o Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC.
o Hỗ trợ các khóa học từ nhà cung cấp thứ 3.
o Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác.
− Chức năng quản lý chương trình giảng dạy:
o Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm lớp học trực tuyến, đồng bộ, không đồng bộ…
o Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết.
o Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập.
o Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa.
o Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học.
− Chức năng kiểm tra:
o Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống, câu trả lời ngắn…
o Các câu hỏi kiểm tra có thể chứa hình ảnh, âm thanh hoặc đoạn phim.
o Cho phép chọn câu hỏi ngẫu nhiên.
o Có phản hồi và chấm điểm.
o Câu hỏi có chứa gợi ý cho học sinh.
o Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một bài kiểm tra.
o Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau.
o Cho phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm các dạng câu hỏi:
nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống…
o Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học.
o Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra.
o Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận.
o Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.
Tóm lại, LMS cung cấp công cụ để tạo ra một trang web đào tạo trực tuyến và cung cấp sự điều khiển, quản lý sự truy cập của người học, bao gồm một số chức năng sau:
− Đăng ký: học sinh đăng ký thông qua môi trường website. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học sinh thông qua môi trường website.
− Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
− Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi, các tài nguyên khác.
− Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học sinh và tạo các báo cáo.
− Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng phòng chat trực tuyến, diễn đàn, e-mail…
− Kiểm tra: cung cấp bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Với các tính năng như trên, LMS cho phép học sinh thảo luận trực tuyến, có cơ hội biểu lộ chính mình, không bị ràng buộc về vấn đề ngôn ngữ; học sinh có thể chủ động về thời gian học tập.