Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN
2.5.1 Bài 35: Benzen và đồng đẳng
Hình 2.5. Giao diện Bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”.
Đây là bài duy nhất trong chương Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon nghiên cứu về chất hữu cơ mới.
Bài học này được thiết kế theo định dạng chủ đề, gồm 2 chủ đề lớn, ứng với 2 mục lớn trong Sách giáo khoa: “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm khác”.
Cấu trúc bài học “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm khác”
trên website như sau:
Hình 2.6. Cấu trúc bài học “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm khác” trên website.
Tổng quan các chủ đề
Benzen và đồng đẳng
Bài tập 1: Benzen cháy trong không khí
Bài tập 2:
Hai chất lỏng kì lạ Bài tập 3: Thử tài của bạn
Một số hidrocacbon thơm
khác
Bài tập 4: Giải trí chút nào!
Bài tập 5: Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa Bài tập 6: Băng phiến đã
biến đi đâu?
2.5.1.1 Bài tập 1: Benzen cháy trong không khí
Hình 2.7. Nội dung bài tập “Benzen cháy trong không khí”
Mục đích của bài tập:
− Giới thiệu 2 đoạn phim nói về thí nghiệm cháy của etilen và benzen.
− Rèn luyện kĩ năng quan sát và nêu nhận xét hiện tượng thí nghiệm cho học sinh.
− Củng cố lại kiến thức của các em về phần Tính chất hóa học của Anken.
− Từ hai thí nghiệm trên, học sinh sẽ nhận thấy có sự mâu thuẫn: mặc dù sản phẩm sinh ra ở hai phản ứng chỉ có khí CO2 và H2O, nhưng benzen cháy có sinh ra muội than còn etilen thì không.
− Để trả lời câu hỏi trên, học sinh phải nghiên cứu tính chất hóa học của benzen, cụ thể là phần Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
− Sau khi giải thích được lý do benzen cháy trong không khí sinh nhiều muội than, học sinh sẽ biết được những kiến thức sau:
o Hidrocacbon thơm, cụ thể là benzen, có thể tham gia phản ứng cháy, sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O.
o Benzen cháy trong không khí sinh nhiều muội than là do lượng oxi trong không khí không đủ để cung cấp cho phản ứng cháy diễn ra hoàn toàn.
2.5.1.2 Bài tập 2: Hai chất lỏng kì lạ
Hình 2.8. Nội dung bài tập “Hai chất lỏng bí ẩn”.
Mục đích của bài tập:
− Tạo tình huống để học sinh nghiên cứu phần Tính chất hóa học – Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của hidrocacbon thơm.
− Học sinh biết được sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của benzen và toluen.
− Bài tập giúp học sinh biết được cách phân biệt benzen và toluen trong thực tế.
− Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học cho học sinh.
2.5.1.3 Bài tập 3: Thử tài của bạn
Hình 2.9. Giao diện diễn đàn “Thử tài của bạn”.
− Bài tập này được thiết kế dưới dạng Diễn đàn Hỏi – đáp. Học sinh sẽ tham gia gửi câu trả lời của mình lên diễn đàn để trao đổi kiến thức với các bạn trong lớp.
− Bài tập gồm 2 câu hỏi nhỏ với nội dung như sau:
Câu 1: Trang trí nhà cửa – Hãy cẩn thận!
Hình 2.10. Nội dung diễn đàn con “Trang trí nhà cửa – Hãy cẩn thận!”.
Mục đích của bài tập:
− Từ việc tìm hiểu các thành phần của sơn, học sinh có thể biết được benzen cũng có mặt trong sơn, chính hợp chất này đã khiến cho người sử dụng bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe.
− Bài tập nêu ra một tình huống trong đời sống hàng ngày, cung cấp thêm kiến thức thực tế cho học sinh thông qua việc nêu biện pháp phòng tránh ngộ độc khi trang trí nhà cửa.
Câu 2: Benzen có lợi hay có hại?
Hình 2.11. Nội dung diễn đàn con “Benzen có lợi hay có hại?”
Mục đích của bài tập:
− Để hoàn thành bài tập này, học sinh sẽ phải tìm hiểu những ứng dụng của benzen đối với đời sống và sản xuất, cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người và môi trường sống.
− Việc nêu lên suy nghĩ của bản thân sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy và nhìn nhận sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh.
2.5.1.4 Bài tập 4: Giải trí chút nào!
Hình 2.12. Nội dung bài tập “Giải trí chút nào!”
Mục đích của bài tập:
− Bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi Ô chữ kì diệu, giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn sau khi đã hoàn thành các bài tập phía trên.
− Những câu hỏi gợi ý không chỉ giúp học sinh ôn lại những kiến thức hóa học mà còn liên quan đến một số bộ môn như vật lý, toán học…
− Với việc tìm ra từ khóa là naphtalen, học sinh có thể nắm được 1 số đặc điểm liên quan đến hợp chất này thông qua 9 từ gợi ý hàng ngang.
2.5.1.5 Bài tập 5: Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa
Hình 2.13. Nội dung bài tập “Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa”.
Mục đích của bài tập:
− Giới thiệu một ứng dụng của hidrocacbon thơm: Sản xuất nhựa, ở đây, cụ thể là nhựa polystiren.
− Đây là một bài tập khá thú vị bởi nó cung cấp những thông tin khá gần gũi trong đời sống hàng ngày. Với thông tin tìm hiểu được, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết được các loại nhựa được sử dụng trong cuộc sống.
− Không chỉ có thế, bài tập còn có mục đích giáo dục về việc bảo vệ môi trường sống cho học sinh.
2.5.1.6 Bài tập 6: Băng phiến đã biến đi đâu?
Hình 2.14. Nội dung bài tập “Băng phiến đã biến đi đâu?”
Mục đích của bài tập:
− Băng phiến hay còn được gọi là long não được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng biết thành phần chính của băng phiến là naphtalen. Bài tập này cung cấp cho học sinh những thông tin khá thú vị về loại hợp chất này: naphtalen có khả năng thăng hoa.
− Đồng thời, cũng giới thiệu một ứng dụng của hidrocacbon thơm trong đời sống hàng ngày: naphtalen có tác dụng đối với việc bảo quản đồ dùng gia đình như quần áo, sách vở…