Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - LỚP 11 CƠ BẢN (Trang 38 - 47)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle

1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows

Moodle là một platform hoạt động theo cơ chế của một hệ thống quản lí học tập (LMS – Learning Management System). Moodle được viết tắt từ Modular, Object-Oriented, Dynamic Learning Environment, nghĩa là “Môi trường học tập theo phân đoạn, hướng đối tượng và năng động”. Khi sử dụng chính thức, platform Moodle thường được cài trên mạng, thông qua một máy chủ có tên miền truy cập được trên World Wide Web. Việc cài đặt và quản trị platform này thường do bộ phận quản trị mạng thực hiện. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình thường ít khi được làm trực tiếp trên mạng, do có nhiều bất tiện và rủi ro. Để làm việc đó, người giáo viên có thể cài đặt một máy chủ (giả lập) trên chính máy tính cá nhân của mình, cho vận hành cục bộ để làm nháp, làm thử. Sau khi đã hoàn tất việc biên soạn trên máy tính cá nhân, giáo viên có thể làm một bản sao, tiếp theo đưa lên trên mạng hồi phục nguyên dạng rồi đưa vào sử dụng.

Các bước cài đặt:

Bước 1. Tải phần mềm:

− Tập tin cài đặt XAMPP dạng .exe: http://www.xampp.org

− Gói cài đặt Moodle dạng nén: http://www.moodle.org Bước 2. Cài đặt máy chủ giả lập:

− Nhấn đúp lên tập tin cài đặt XAMPP và cài đặt theo hướng dẫn của phần mềm. Nên để mọi thông số thiết lập theo mặc định. Khi cài đặt xong, toàn bộ hệ thống máy chủ giả lập sẽ được lưu trong ổ cứng máy tính tại thư mục C:\xampp.

− Kể từ đó, máy chủ sẽ truy cập được thông qua trình duyệt web (Internet Explorer, Mozilla Firefox,...) tại địa chỉ: http://localhost hay http://127.0.0.1.

Bước 3. Tạo cơ sở dữ liệu cho platform

− Mở máy chủ giả lập bằng biểu tượng XAMPP Control Panel trên màn hình. Bảng điều khiển XAMPP sẽ xuất hiện.

− Khởi động hai dịch vụ Apache và MySql bằng cách nhấn các nút Start tương ứng. Hoạt động của hai dịch vụ này được báo hiệu bằng chữ

“Running” trên nền màu xanh lá cây.

Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP

− Mở trình duyệt web, truy cập máy chủ giả lập qua địa chỉ http://localhost.

− Ở cột bên tay trái, chọn công cụ phpMyAdmin để tạo cơ sở dữ liệu.

Bảng điều khiển của phpMyAdmin sẽ xuất hiện.

Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost

− Trong tab Database, nhập tên cơ sở dữ liệu mà mình muốn tạo vào ô Create new Database, sau đó nhấn nút Create.

Lưu ý:tên cơ sở dữ liệu là một trong ba thông tin quan trọng để quản lí cơ sở dữ liệu (nơi lưu toàn bộ thông tin của platform Moodle), cần ghi nhớ cẩn thận.

Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’

Điền tên database Chọn mục này

− Với mỗi cơ sở dữ liệu, cần phải có tên truy cập và mật khẩu. Với một website hoạt động trên máy chủ giả lập, chỉ khi sử dụng đúng tên truy cập và mật khẩu thì mới có thể truy xuất (đọc) từ CSDL hay lưu giữ (ghi) thông tin vào CSDL được.

− Cơ sở dữ liệu mới tạo ra có tên truy cập mặc định là 'root' và mật khẩu để trống. Có thể tạo tên truy cập và mật khẩu khác, song điều này thông thường dễ gây nhầm lẫn với người dùng không nắm rõ cơ chế hoạt động của các website, nên dễ nhất là cứ sử dụng thông tin mặc định.

Bước 4. Đưa gói cài đặt mã nguồn Moodle vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lý.

− Gói cài đặt Moodle thường được cung cấp dưới dạng một tập tin nén (.zip). Sau khi tải về, việc đầu tiên là giải nén (unzip) tập tin này. Thao tác thường gặp trên các máy tính là nhấn chuột phải lên tập tin nén, trong thẻ lệnh nhanh của công cụ giải nén (như Winzip, 7-ZIP, WinRAR,...), chọn lệnh “Extract here”. Tập tin nén sẽ được bung ra thành một thư mục hoàn chỉnh, với tên mặc định là 'moodle'.

− Chép cẩn thận thư mục 'moodle' này vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lí: C:\xampp\htdocs.

Bước 5. Cài đặt Moodle phiên bản 2.0.10 trên máy chủ giả lập XAMPP

− Địa chỉ truy cập của platform trên máy chủ giả lập thường là:

http://localhost/moodle. Phần đuôi sau 'localhost/' chính là tên thư mục website cục bộ đã chép trong thư mục htdocs.

− Mở trình duyệt Web (Internet Exploer hoặc FireFox hay Chrome…) và gõ địa chỉ http://localhost/moodle để thực hiện các bước cài đặt.

a. Chọn ngôn ngữ giao diện

− Trong màn hình đầu tiên hiện ra là form cho phép chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt (Vietnamese) rồi click Tiếp theo.

Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle b. Xác nhận các thư mục cài

− Form này sẽ hiển thị các thư mục hệ thống, có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo.

Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache c. Thiết lập về cơ sở dữ liệu

− Form này cho phép đặt tên cơ sở dữ liệu và mật khẩu truy nhập cơ sở dữ liệu, tiền tố cho các tên bảng dữ liệu.

− Cần nhập mật khẩu vào ô Database password, các mục khác có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo.

Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu

Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu d. Xác nhận bản quyền

− Click Tiếp theođể tiếp tục cài đặt

Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền e. Kiểm tra thông số máy chủ

− Form này hiển thị các thông số máy chủ mà website đặt tại đó, click Tiếp theođể tiếp tục cài đặt.

Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ f. Cài đặt Moodle

− Quá trình cài đặt được thực hiện trong vài phút, các thông báo hiện ra như hình dưới. Khi kết thúc quá trình này, hãy click nút Tiếp theo.

Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle

g. Thiết lập tài khoản người dùng quản trị

− Trong form này cần nhập các thông tin cần thiết cho tài khoản người dùng quản trị. Các mục chữ đỏ có dấu sao (*) là bắt buộc phải nhập.

Sau khi nhập xong click nút Cập nhật hồ sơ để lưu lại.

Chú ý: Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, bao gồm ít nhất một chữ số, ít nhất một ký tự chữ HOA và một ký tự không thuộc bảng chữ cái, chữ số. Ví dụ, mật khẩu abcDe$12 là hợp lệ.

Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên h. Thiết lập trang chủ

− Nhập các tiêu đề, mô tả cho website rồi click nút Lưu những thay đổi.

Hình 1.13. Thiết lập trang chủ

i. Hoàn tất

− Tới đây quá trình cài đặt đã hoàn tất và trang học tập trực tuyến trên nền Moodle sẽ xuất hiện như trong hình dưới đây.

− Phía trên góc phải màn hình có một ComboBox (hộp kết hợp) với các tùy chọn ngôn ngữ phù hợp với người sử dụng.

− Tùy thuộc vào chế độ cài đặt của người tạo khóa học mà màn hình chính sẽ thay đổi.

Hình 1.14. Giao diện mặc định của website.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - LỚP 11 CƠ BẢN (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)