Chương 2. DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH LỚP 4 THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp sư phạm
2.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn để gợi động cơ học tập trong hoạt động mở đầu
2.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Trong HĐ mở đầu, GV có thể đưa ra những tình huống gắn với TT đảm bảo MT kép: vừa huy động được kiến thức vốn có hoặc kinh nghiệm sống của các em HS để giải quyết một phần của vấn đề, vừa tạo tâm thế hứng khởi, sẵn sàng tham gia vào các HĐ học tập. Đồng thời, kết nối được với ND của bài học mới thông qua vấn đề tồn tại trong tình huống.
Trong DH môn Toán, tình huống có vấn đề thường gặp phải là khi HS đối mặt với nhiệm vụ cần giải quyết nhưng kinh nghiệmvà kiến thức của họ chưa đủ để đưa ra phương án giải quyết vấn đề đó một cách dễ dàng và hiệu quả. Đây là một mâu thuẫn giữa nhiệm vụ cần giải quyết và trình độ hiện tại của HS. Tuy nhiên, HS sẽ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã có, kết hợp với kinh nghiệm sống để tìm ra những giải pháp mới và cách hành động mới để giải quyết tình huống đó.
Bằng cách giải quyết các vấn đề, HS có thể tiếp cận và hiểu được tri thức mới, kĩ năng mới và PP suy nghĩ mới. Khi đó, việc giải quyết vấn đề không chỉ là một PP mà còn trở thành mục đích của quá trình giảng dạy. MT trong quá trình giáo dục là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đây là một năng lực rất quan trọng để giúp cho con người có thể thích nghi với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Vì vậy, quá trình sử dụng tình huống có vấn đề trong DH Toán có vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích tư duy sáng tạo và phản biện cho
HS. Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức vốn có, HS sẽ có thể đánh giá và xác định được vấn đề mà các em cần giải quyết. Đây là một cách để phát huy khả năng tìm tòi và suy nghĩ theo các góc độ khác nhau của các em HS. Thông qua con đường tìm kiếm và giải quyết vấn đề, HS sẽ có cơ hội sử dụng tri thức và kỹ năng của mình, hợp tác, trao đổi và thảo luận với các bạn nhằm tìm được một số giải pháp hiệu quả cho vấn đề đó. Điều này sẽ phát triển khả năng độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo cho các em HS.
2.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành
* Cách tiến hành:
Một tình huống có vấn đề trong DH bao gồm 3 yếu tố quan trọng:
- Các thông tin đã biết và những thông tin cần tìm ra để giải quyết vấn đề.
- Sự liên kết giữa HS với tình huống đó, bao gồm động cơ bên trong hay bên ngoài, hiểu được nhiệm vụ đặt ra và có nhu cầu thực hiện.
- Các tình huống đưa ra phải phù hợp với chủ đề bài học, trình độ nhận thức của HS, gần gũi với HS, độ dài vừa phải và gợi ra nhiều hướng giải quyết.
- Khi tổ chức cho HS giải quyết vấn đề, cần lưu ý:
+ Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một tình huống hoặc tình huống khác nhau.
+ HS cần xác định được vấn đề trước khi các em đi vào giải quyết.
+ Cần dùng các PP DH để HS tiếp cận từ nhiều khía cạnh và giải quyết vấn đề bằng nhiều con đường khác nhau.
+ Cách giải quyết hiệu quả đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau.
Việc giải quyết tình huống có vấn đề trong DH không chỉ giúp HS nâng cao khả năng xem xét, tìm tòi vấn đề từ các góc độ khác nhau mà còn rèn luyện cho họ khả năng trao đổi, hợp tác và thảo luận với nhau để tìm được cách giải quyết tốt nhất [20].
* Ví dụ minh họa:
Sau đây chúng tôi xin minh hoạ một số tình huống mở đầu gắn với TT để gợi động cơ học tập cho HS:
Ví dụ 2.1
Khi dạy bài Tìm số trung bình cộng, GV có thể đưa ra tình huống mở đầu như sau: Ngày rằm tháng ba, mẹ Hùng mua 6 bông hoa cúc vàng và 4 bông
hoa cúc trắng. Mẹ Hùng nhờ Hùng cắm hộ cho mẹ số hoa chia đều vào 2 lọ hoa. Em hãy giúp bạn Hùng cắm hoa vào các lọ và cho biết phải cắm mỗi lọ bao nhiêu bông hoa nhé!
HS có thể thảo luận cặp đôi và suy nghĩ các cách làm như sau:
- Cách 1: Bạn Hùng cắm lần lượt vào mỗi lọ 1 bông hoa, rồi cắm tiếp như vậy lượt 2, lượt 3,… cho đến hết số bông hoa. Kết quả bạn Hùng sẽ cắm vào mỗi lọ 5 bông hoa.
- Cách 2: Bạn Hùng tính tổng số hoa mẹ mua bằng cách tính tổng 6 + 4 = 10 rồi chia đều 10 bông hoa vào 2 lọ, ta được mỗi lọ có 5 bông hoa. Vậy bạn Hùng cắm vào mỗi lọ 5 bông hoa.
GV kết nối vào bài: Nếu lấy 6 bông hoa cúc màu vàng và 4 bông hoa cúc màu trắng chia đều vào 2 lọ hoa thì sẽ được kết quả là mỗi lọ có 5 bông hoa. Ta nói rằng 5 bông hoa là số trung bình cộng của 6 bông hoa và 4 bông hoa. Vậy để tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số ta làm thế nào? Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học Tìm số trung bình cộng.
Ví dụ 2.2
Khi dạy bài Tính chất kết hợp của phép cộng, GV có thể đưa ra tình huống mở đầu như sau: Nhân dịp khai giảng năm học mới, bạn An được mẹ mua cho 2 cái bút có giá 12 000 đồng, 5 quyển vở có giá 59 000 đồng và 1 hộp màu có giá 28 000 đồng. Hỏi mẹ An phải trả cô bán hàng bao nhiêu tiền?
HS suy nghĩ cá nhân, ghi nhanh ra nháp phép tính sau đó chia sẻ với bạn cách làm của mình. Chẳng hạn:
- Cách 1: Tính tổng số tiền mua bút và vở là:
12 000 + 59 000 = 71 000 (đồng) Mẹ An phải trả cô bán hàng số tiền là:
71 000 + 28 000 = 99 000 (đồng) - Cách 2: Tính tổng số tiền mua bút và hộp màu là:
12 000 + 28 000 = 40 000 (đồng) Mẹ An phải trả cô bán hàng số tiền là:
40 000 + 59 000 = 99 000 (đồng)
Cặp đôi thảo luận và chọn cách làm nhanh hơn và giải thích vì sao chọn cách làm đó. Chọn cách 2 vì khi tính tổng 12 000 + 28 000 = 40 000 có thể thực hiện cộng nhẩm.
GV kết nối vào bài: Khi làm phép tính cộng nhiều số hạng, để có thể tính được kết quả nhanh nhất thì ta nên nhóm các số hạng có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn,... với nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài Tính chất kết hợp của phép cộng.
Ví dụ 2.3
Khi dạy bài Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, GV có thể đưa ra tình huống sau: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, mẹ mua bánh cho An để đem đến lớp học vẽ mời cô và các bạn. Mẹ dặn An: Con hãy xếp Lan xếp 24 cái bánh vào 6 hộp. và mang đến lớp 4 hộp, còn lại phần em Minh nhé. Em có biết bạn An sẽ mang bao nhiêu chiếc bánh đến lớp học vẽ không?
ĐợiĐợi con tính:
28 000 đồng + 59 000 đồng + 12 000 đồng
Tính thế nào cho nhanh nhỉ?
HS có thể suy nghĩ các cách làm như sau:
- Cách 1: Bạn An xếp vào mỗi hộp 1 cái bánh, cứ lần lượt xếp như vậy lượt 2, 3,... cho đến khi hết số bánh. Sau khi xếp mỗi hộp được 4 cái bánh, bạn An đếm được có tất cả 16 cái bánh.
- Cách 2: Tính mỗi hộp có số cái bánh là:
24 : 6 = 4 (cái)
4 hộp như thế có số cái bánh là:
4 x 4 = 16 (cái)
Đáp số: 16 cái bánh
GV kết nối vào bài: Như vậy, để tìm được số cái bánh trong 4 hộp, ta phải tính được số cái bánh trong 1 hộp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Ví dụ 2.4
Khi dạy bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, GV có thể đưa ra tình huống sau: Khi tham gia chơi cùng các bạn, hai chị em Lan và Dũng sưu tầm được 15 viên bi. Biết phần của em nhiều hơn của chị là 3 viên bi.
Hỏi mỗi người có mấy viên bi?
4 hộp bánh như vậy có bao nhiêu cái bánh nhỉ?
Có 24 cái bánh xếp đều vào 6 hộp
24 cái bánh
? cái bánh
HS có thể suy nghĩ các cách làm như sau:
- Cách 1: Tách số bi thành 2 phần. Lấy dần từng viên bi từ phần này đưa sang phần kia đến lúc hai phần hơn kém nhau 3 viên bi. Như vậy, ta sẽ thấy Dũng có 9 viên bi, chị Lan có 6 viên bi.
- Cách 2: Nếu bớt 3 viên bi thì số bi còn lại là:
15 - 3 = 12 (viên bi)
Chia 12 viên bi thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần có số viên bi (hay số viên bi của chị) là:
12 : 2 = 6 (viên bi) Em có số viên bi là:
6 + 3 = 9 (viên bi)
Đáp số: Chị: 6 viên bi Em: 9 viên bi
GV kết nối vào bài: Như vậy, để tìm được số viên bi của mỗi người, ta phải xác định được tổng, hiệu và 2 đại lượng cần tìm của bài toán là tìm số viên bi của chị và của em, sau đó áp dụng công thức để tính. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.