Chương 2. DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH LỚP 4 THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp sư phạm
2.2.3. Biện pháp 3: Khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh trong giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan để kiến tạo kiến thức, kĩ năng mới
2.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Những tình huống TT gần gũi, quen thuộc với TT xung quanh sẽ có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn HS tìm tòi, khám phá. Thêm vào đó, nếu GV thiết kế được HĐ để HS huy động vốn kinh nghiệm sống của mình, kết hợp với vốn kiến thức, kĩ năng nền đã có thì không chỉ giúp HS thêm tự tin vào bản thân mà còn giúp HS tìm thấy vẻ đẹp của Toán học trong TT.
- Xây dựng tình huống gắn với ND, MT bài học.
- Xây dựng tình huống TT từ kinh nghiệm sống sẵn có của HS để qua giải quyết tình huống đó, HS kiến tạo kiến thức và kĩ năng mới.
- HS vận dụng tri thức đã có kết hợp với vốn kinh nghiệm sống vào giải quyết tình huống TT.
2.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành
* Cách tiến hành:
Để DH tình huống có vấn đề mang tính TT nhằm mục đích tạo cơ hội cho HS dựa vào vốn kinh nghiệm sẵn có để giải quyết vấn đề và thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới cho HS, GV có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề thực tiễn
Vấn đề đưa ra vừa phải liên quan tới kiến thức, kĩ năng đã có vừa phải gần gũi với vốn sống của HS. Mặc dù bằng vốn tri thức của mình HS không giải quyết ngay được tình huống nhưng cần tạo cho các em mong muốn và niềm tin ở khả năng giải quyết được vấn đề của bản thân;
- Bước 2: Xây dựng mô hình toán học
Mô hình toán học có thể là những kí hiệu, là phép tính, sơ đồ, công thức… biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán hoặc tình huống đã có ở bước 1. Việc xây dựng được mô hình toán học cho tình huống sẽ giúp HS liên hệ với những kiến thức, kĩ năng đã có và cần thiết huy động để giải quyết vấn đề.
- Bước 3: Giải quyết tình huống thực tiễn
Việc giải quyết tình huống TT có thể thực hiện thông qua vốn kinh nghiệm sống và sự hỗ trợ bằng những câu hỏi gợi mở của GV.
- Bước 4: Kiến tạo tri thức mới
Bằng việc kết nối giữa mô hình toán học và kết quả tìm được ở bước 3, nhờ HĐ thể chế hóa tri thức, GV và HS sẽ đi đến một tri thức mới (khái niệm mới, quy tắc mới, tính chất chất mới,…).
* Ví dụ minh họa:
DH hình thành khái niệm phân số từ phép chia hai số tự nhiên - Bước 1: Nêu vấn đề thực tiễn:
GV đưa ra tình huống sau: Hôm nay mẹ Nam đi chợ mua được 8 quả quýt. Về nhà, mẹ chia đều cho mỗi người. Biết rằng nhà Nam có 4 người. Em hãy cho biết mỗi người được mấy quả quýt?
Bằng kiến thức đã có về phép chia, HS dễ dàng thành lập và tìm được kết quả của bài toán: 8 : 4 = 2 (quả).
Đây không phải là tình huống có vấn đề vì đây là dạng bài toán về ý nghĩa của phép chia “chia đều thành các phần bằng nhau” và phép chia 8 : 4 = 2 là phép chia trong Bảng chia 4 nên HS dễ dàng thực hiện được.
GV tiếp tục đưa ra tình huống: Hôm nay mẹ Nam đi chợ về và chỉ mua được 3 quả cam. Về nhà, mẹ nói với Nam rằng mẹ vẫn muốn chia đều số cam cho mọi người trong nhà. Biết rằng nhà Nam có 4 người. Em hãy giúp Nam tính xem mỗi người sẽ được mấy phần quả cam?
- Bước 2: Xây dựng mô hình toán học:
Bằng kiến thức bài toán về ý nghĩa của phép chia, HS vẫn tìm thấy từ khóa “chia đều” và thành lập được phép chia 3 : 4. Tuy nhiên, kết quả phép chia bằng bao nhiêu thì HS chưa biết. Đây là tình huống có vấn đề mang tính TT vì HS chưa được tiếp cận với phép chia dạng 3 : 4 (có số bị chia bé hơn số chia) nhưng các em vẫn có niềm tin ở khả năng giải quyết vấn đề và mong muốn tìm ra kết quả vì bài toán vừa gần gũi với tình huống ở trên, vừa gần gũi với vốn sống của các em.
- Bước 3: Giải quyết tình huống thực tiễn:
GV có thể hỗ trợ HS giải quyết tình huống trên thông qua hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở và huy động vốn sống của HS. Chẳng hạn:
+ Ở nhà, muốn chia cam cho mọi người mẹ em thường làm gì? Mẹ thường bổ cam;
+ Nhà mình có 4 người, nếu muốn chia đều, mẹ sẽ bổ quả cam thành mấy miếng bằng nhau? Mẹ sẽ bổ thành 4 miếng bằng nhau.
+ Mỗi quả cam được chia ra, mỗi người sẽ được mấy miếng? Mỗi người sẽ được 1 miếng?
+ Sau khi bổ xong 3 quả cam, mỗi người sẽ được tất cả mấy miếng? Mỗi người sẽ được tất cả 3 miếng.
+ Quả cam được bổ làm 4 miếng bằng nhau, mỗi người được 3 miếng.
Vậy mỗi người sẽ được mấy phần quả cam? Mỗi người được 3
4 quả cam.
+ Vậy ai có thể viết được kết quả của phép chia 3 : 4? 3:4 = 3 4 - Bước 4: Kiến tạo tri thức mới
Từ đó, GV tổ chức cho HS nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần của phép chia 3:4 với phân số 3
4 và đi đến kết luận: Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết dưới dạng phân số, trong đó tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
Ví dụ minh hoạ: DH hình thành khái niệm phân số từ phép chia hai số tự nhiên
Kết luận chương 2
Dựa trên cơ sở lý luận và TT đã được trình bày trong chương 1, trong chương 2 của nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 03 biện pháp để nâng cao chất lượng DH môn Toán lớp 4 gắn với TT, cụ thể như sau:
(1) Thiết kế tình huống có vấn đề gắn với TT để gợi động cơ học tập trong HĐ mở đầu.
(2) Xây dựng hệ thống bài tập gắn với TT.
(3) Khai thác vốn kinh nghiệm sống của HS trong giải quyết vấn đề TT có liên quan để kiến tạo kiến thức, kĩ năng mới.
Để khẳng định tính khả thi của các biện pháp này trong TT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm dựa trên hai phương diện: phân tích định tính và phân tích định lượng.
Những kết quả này được trình bày chi tiết trong chương 3 của luận văn.
Chương 3