Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu Dạy học số và phép tính lớp 4 theo hướng gắn với thực tiễn (Trang 56 - 67)

Chương 2. DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH LỚP 4 THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp sư phạm

2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn

Hệ thống bài tập trong giáo dục TH được thiết kế một cách khoa học và phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý của HS. MT của hệ thống bài tập là giúp HS luyện tập theo sức mình và nhìn thấy giá trị của những kiến thức đã học.

Cả 2 chị em có 15 viên bi. Phần của em

nhiều hơn của chị 3

viên bi. Mỗi người được

mấy viên bi?

Hệ thống bài tập cần liên quan chặt chẽ với thực tế và phải đáp ứng được MT DH. Các bài tập phải là tình huống thực tế, gần gũi và có tác động kích thích sự hứng thú học tập của HS.

Trong môn Toán ở TH, vì các kiến thức và kỹ năng chủ yếu được củng cố thông qua việc thực hành và luyện tập, HS phải có sự chủ động và tích cực trong HĐ học tập dưới sự hướng dẫn của GV để đạt được MT học tập. Do đó, cần có một hệ thống bài tập để HS luyện tập và thực hành. Các bài tập này phải được lựa chọn và sắp xếp theo cấp độ nhận thức, từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng nhận thức của HS. ND của các bài tập phải liên quan đến thực tế và gắn kết với kinh nghiệm và sống của HS, từ đó khơi gợi sự hứng thú học tập và làm cho giờ học trở nên sinh động và sôi nổi hơn.

2.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

* Cách tiến hành:

Để thiết kế các bài tập gắn với TT, GV có thể thực hiện theo các bước sau:

- Xác định MT học tập: Trước khi thiết kế bài tập, người giảng dạy cần xác định rõ MT học tập mà HS sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài tập. MT học tập có thể liên quan đến việc áp dụng kiến thức và kỹ năng trong thực tế và cả cơ hội phát triển được những phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học.

- Tìm hiểu thực tế: Người giảng dạy cần tìm hiểu về thực tế trong lĩnh vực đang giảng dạy để có thể hình thành các bài tập phù hợp với TT. Việc tìm hiểu có thể được thực hiện thông qua việc đọc sách, tài liệu, tham quan các cơ sở thực tế, hỏi ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đó. TT này cũng cần được xây dựng trên cơ sở vốn kinh nghiệm sống của HS và gần gũi với điều kiện thực tế ở địa phương.

- Thiết kế bài tập: Sau khi đã có MT học tập và hiểu rõ thực tế, người giảng dạy có thể thiết kế bài tập cho HS. Bài tập nên được xây dựng sao cho HS có thể vận dụng được kiến thức và kỹ năng vào thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả.

- Kiểm định và sửa đổi: Sau khi đã thiết kế bài tập, người giảng dạy cần kiểm định bài tập đó có phù hợp với MT học tập và thực tế hay không. Nếu cần, người giảng dạy có thể sửa đổi bài tập để đảm bảo tính TT và hiệu quả của bài tập.

Ngoài ra, để xây dựng hệ thống bài tập gắn với TT khi DH số và phép tính cho HS lớp 4, GV có thể vận dụng một cách linh hoạt các PP sau đây:

- Sử dụng tài liệu và sách giáo khoa có liên quan đến TT: GV có thể dùng tài liệu và sách giáo khoa có liên quan đến thực tế, ví dụ như bài toán về giá cả của đồ chơi, thực phẩm, quần áo, để HS có thể áp dụng kiến thức của mình vào các tình huống thực tế.

- Sử dụng tình huống thực tế để tạo ra bài tập: GV còn có thể sử dụng các tình huống thực tế như đi chợ, chia sẻ đồ chơi, cắt bánh kem, để tạo ra các bài tập liên quan đến các phép tính cộng, trừ, nhân và chia. Điều này giúp các em HS nắm được rõ hơn về mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống hàng ngày của các em.

- Sử dụng hình ảnh, đồ họa và video để minh họa các bài tập: GV có thể sử dụng hình ảnh, đồ họa và video để minh họa các bài tập và giải thích cách áp dụng các phép tính vào các tình huống thực tế. Điều này giúp HS dễ dàng hình dung và hiểu được các khái niệm toán học phức tạp hơn.

- Khuyến khích HS thảo luận và trao đổi về các tình huống thực tế: GV có thể khuyến khích HS thảo luận và trao đổi về các tình huống thực tế mà họ gặp phải và cách áp dụng các phép tính vào giải quyết các vấn đề này. Điều này giúp HS phát triển khả năng tư duy logic, cũng như giúp các em có thêm kinh nghiệm trong việc vận dụng được toán học trong đời sống hàng ngày.

Có nhiều cách để hình thành hệ thống bài tập mang tính TT, chẳng hạn:

- Sáng tạo đề toán từ bài toán có trong sách giáo khoa bằng cách gắn với yếu tố TT;

- Sáng tạo đề toán từ tóm tắt cho trước bằng cách gắn với yếu tố TT;

- Sáng tạo đề toán dựa vào tên gọi của dạng toán;

- Sáng tạo đề toán hoàn toàn mới mang tính TT.

Để DH số và phép tính theo hướng gắn với TT cho HS lớp 4, sau đây chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập có ND gắn liền với TT như sau: dạng hệ thống bài tập liên quan đến “thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học (ví dụ bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, rút về đơn vị,…)” [4].

* Ví dụ minh họa

1) Dạng 1: Bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng a) Phương pháp chung

Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán.

Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được.

Bước 3: Trung bình cộng = Tổng các số hạng vừa tìm được: số các số hạng có trong bài toán

b) Quy tắc cần nhớ

Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng vừa tính chia cho số các số hạng.

c) Một số bài toán thực tiễn

Bài 1: Ngày Chủ nhật xanh, HS trường TH Trưng Vương tham gia vệ sinh môi trường. Khối lớp Bốn thu gom vỏ hộp để tái chế. Các lớp 4A, 4B, 4C và 4D lần lượt thu được 238, 252, 241 và 289 vỏ hộp. Hỏi trung bình mỗi lớp thu được bao nhiêu vỏ hộp?

Bài 2: Trong một chặng đua xe đạp xuyên Việt năm 2023, lộ trình một số chặng đua được cho như bảng dưới đây:

Chặng Đoạn đường Độ dài (km)

1 25 vòng quanh hồ Hoàn Kiếm 42

2 Hà Nội tới Thanh Hóa 154

3 Thanh Hóa tới Vinh 140

Hỏi trung bình mỗi chặng dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 3: Khối 4 của trường TH Trưng Vương bao gồm 2 lớp, mỗi lớp có 42 HS và 4 lớp, mỗi lớp có 39 HS. Hỏi trung bình mỗi lớp khối 4 của trường TH Trưng Vương có bao nhiêu HS?

Bài 4: Biểu đồ sau thể hiện chiều cao của bạn Hưng được đo vào đầu mỗi năm học:

Hỏi trung bình mỗi năm, Hưng cao thêm bao nhiêu xăng-ti-mét?

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4

Chiều cao của Hưng

(năm) cm

124 129 134 142

Bài 5: Trên đường cao tốc về quê, gia đình Minh và Tuấn nói chuyện với nhau.

Bố nói: “Hôm nay nhà mình về quê nội bằng xe ô tô sẽ hết 4 giờ, còn hôm trước bố đi xe máy về quê ngoại hết 3 giờ”. Mẹ nói thêm: “Quãng đường từ nhà mình về quê nội là 280km, về quê ngoại là 105km”. Nghe vậy, anh Minh nói với Tuấn: Trung bình mỗi giờ ôtô đi được nhanh gấp 2 lần xe máy. Theo em Tuấn có đồng ý với ý kiến của Minh không? Vì sao?

Bài 6: Bạn Mai xem dự báo thời tiết của ngày đầu tuần để chuẩn bị quần áo đi học. Người ta dự báo rằng ngày thứ hai, buổi sáng trời có mưa, nhiệt độ khoảng 250C, buổi trưa và chiều trời hửng nắng nhiệt độ lên đến 340C, còn buổi tối trời mát dần nhiệt độ khoảng 270C. Em hãy thử tính xem trung bình nhiệt độ trong ngày hôm đó là bao nhiêu độ C?

2) Dạng 2: Bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:

PP giải bài toán:

Bước 1: Tóm tắt bài toán Bước 2: Tìm số bé (số lớn) Bước 3: Tìm số lớn (số bé) Quy tắc cần nhớ:

Cách 1:

Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2

Số lớn = Số bé + Hiệu (hoặc Tổng - Số bé)

Cách 2:

Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

Số bé = Số lớn - Hiệu (hoặc Tổng - Số lớn) Ví dụ minh họa:

Bài 1. Đạt kết quả cao trong học tập, cuối năm học Tuấn Anh được bố dẫn đến công viên nước Hồ Tây, Hà Nội chơi vào ngày thứ bảy. Tuấn Anh thấy bố đưa tiền mua vé của hai người cho chị bán vé là 350 000 đồng. Cô bán hàng nói”

Vé của người lớn trong ngày cuối tuần hơn vé trẻ em 50 000 đồng”. Em hãy giúp bạn Tuấn Anh tính giá vé của người lớn, trẻ em khi vào chơi công viên nước Hồ Tây, Hà Nội ngày cuối tuần.

Với bài toán này, HS cần đọc kĩ đề bài để xác định Tổng (350 000 đồng) và Hiệu (50 000 đồng). Từ đó áp dụng công thức thì sẽ tính được giá vé của người lớn, trẻ em khi vào chơi công viên.

Bài 2. An cùng gia đình đi Sa Pa chơi. Ngày hôm nay gia đình An đi dạo quanh Sa Pa ngắm cảnh. Biết tổng quãng đường gia đình An đi bộ, đi taxi và đi xe máy là 44km; quãng đường đi bộ ít hơn đi xe máy và taxi là 38km. Hỏi:

a. An đã đi bộ quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?

b. Nếu An có kế hoạch mỗi ngày phải đi bộ 6000 bước (mỗi bước dài 30cm) thì hôm nay, đi chơi ở Sa Pa, An có thực hiện được kế hoạch đề ra hay không?

Vì sao?

Bài 3: Trong chuyến đi biển Nha Trang, ba bạn Hương, Ngọc, Lan sưu tầm được 119 vỏ sò. Hương sưu tầm được nhiều hơn Ngọc 11 vỏ sò nhưng ít hơn Lan 13 vỏ sò. Hỏi mỗi bạn đã sưu tầm được bao nhiêu vỏ sò?

3) Dạng 3: Bài toán liên quan đến tìm phân số của một số PP giải bài toán

Bước 1: Đọc kĩ đề bài để xác định dạng toán Bước 2: Áp dụng qui tắc để xác định số cần tìm Quy tắc cần nhớ

Muốn tìm phân số của một số, ta lấy số đó nhân với phân số.

Ví dụ minh họa

Bài 1. Tuấn đang đọc cuốn sách Bách khoa Khoa học cho trẻ em. Tuấn nói với Minh: “Tớ đã đọc được ba phần tư cuốn sách rồi.” Biết cuốn sách dày 160 trang. Em hãy giúp Minh tính xem Tuấn đã đọc được bao nhiêu trang?

Bài 2. Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mĩ thuật thời Hậu Lê (thế kỉ XVII, thế kỉ XVIII). Từ chân núi, qua 237 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Sau khi leo được 2

3 chặng đường thì Quý dừng lại nghỉ một lát. Hỏi lúc đó, Quý đã leo được bao nhiêu bậc đá?

Bài 3. Nghỉ hè ở nhà, vào thứ hai hằng tuần, mẹ giao cho Minh làm việc nhà.

Minh ở nhà thu dọn đồ đạc và lau nhà trong 1 giờ, việc thu dọn đồ đạc mất 2

3

giờ. Hỏi Minh lau nhà trong bao nhiêu phút?

Bài 4. Vào dịp hè, bố mẹ cho Mai về quê chơi với ông bà. Quãng đường từ nhà Mai về quê ở Ninh Bình dài 110km. Khi đi được

5

2 quãng đường thì gia đình Mai dừng lại nghỉ một lúc. Hỏi gia đình Mai phải đi tiếp bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì về đến quê?

4) Dạng 4: Bài toán liên quan đến cộng, trừ, so sánh phân số a) Phương pháp chung

Bước 1: Đọc kĩ đề bài để nhận biết ý nghĩa của phép tính được ẩn trong bài toán (cộng, trừ, so sánh) thông qua xác định từ khoá và mối quan hệ giữa các đối tượng trong bài toán.

Bước 2: Vận dụng quy tắc cộng, trừ, so sánh phân số Bước 3: Trình bày bài giải

b) Quy tắc cần nhớ

- Quy tắc cộng phân số:

+ Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số đó.

- Quy tắc trừ phân số:

+ Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.

+ Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đó.

- Quy tắc so sánh hai phân số:

Trong hai phân số có cùng mẫu số:

+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.

+ Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.

+ Nếu hai tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh hai phân số cùng mẫu số.

c) Một số bài toán thực tiễn Bài 1. Có một thỏi bơ, mẹ lấy

5

2 thỏi bơ để làm bánh, lấy

10

1 thỏi bơ để chiên khoai tây. Hỏi mẹ đã lấy bao nhiêu phần thỏi bơ để làm bánh và chiên khoai tây?

Bài 2. Trong cuộc thi chạy trên cùng một quãng đường, Sơn chạy hết

2

1 phút, Hà chạy hết 53 giây, Thắng chạy hết

4

3 phút. Hỏi ai là người chạy nhanh nhất và ai là người chạy chậm nhất?

Bài 3. Thỏ và Rùa chạy thi:

- Trong một giờ đầu, Thỏ chạy được

5 1

quãng đường, Rùa chạy được

10 3

quãng đường.

- Trong giờ thứ hai, Thỏ chạy được

5

3 quãng đường, Rùa chạy được

10 7

quãng đường.

Hỏi sau hai giờ, con vật nào chạy được xa hơn?

Một phần của tài liệu Dạy học số và phép tính lớp 4 theo hướng gắn với thực tiễn (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)